Việc bắt bớ không cần giải thích, khiến một người Anh ngày nay phải ngạc nhiên, là một biện pháp cảnh sát thường được áp dụng ở Anh. Mãi đến tại triều đại Giorgiơ đệ nhị người ta vẫn sử dụng nó bất chấp luật habeas corpus[43], nhất là đối với những việc tế nhị mà ở Pháp bổ khuyết bằng mật thư, và một trong những vụ buộc tội mà Vanpon phải tự bênh vực là đã ra lệnh bắt hay để cho bắt Niuhop theo cách đó. Vụ buộc tội đó có lẽ không đủ cơ sở vì Niuhop, vua xứ Corxơ, bị các chủ nợ tống giam.
Những việc bắt bớ thầm lặng, mà Xanhtơ Vême ở Đức hay lạm dụng, đều được tục lệ nước Đức ngày xưa chấp nhận, và trong một số trường hợp lại được tục lệ Normăngđi khuyến khích. Một nửa các điều luật trước kia của nước Anh đều do tục lệ nước Đức ngày xưa chi phối, còn một nửa do tục lệ Normăngđi chi phối. Viên chỉ huy đội cảnh vệ hoàng cung Giuyxtiniêng[44] được gọi là “nhân viên thầm lặng của hoàng đế”, silentiarus-imperialis. Các pháp quan nước Anh áp dụng lối bắt bớ này, thường dựa vào nhiều văn bản Normăngđi như:
Canes latrant, sergentes silent- Sergenter agree, in esttacere[45]. Họ trích Lundulphus Sagax, đoạn 16: – Faxit imperator silentium[46]. Họ dẫn hiến chương của vua Philip, năm 1307 – multos tene bimus bastonerios qui obmutescentes, sergentare valeant[47] – Họ dẫn những pháp lệnh của Hăngri nước Anh, chương LIII: Surge signo jussus. Taciturnior esto. Học est esse incoptione regis – Họ đặc biệt tự phụ về cái quy tắc được xem như nằm trong những trường hợp miễn trừ cổ xưa của chế độ phong kiến nước Anh: “- Dưới tử tước có các đội trưởng cầm kiếm, những người này phải dùng gươm xử tội tất cả những kẻ tham gia các tổ chức không tốt, những kẻ buộc phải có phạm tội ác, những kẻ lẩn trốn và bị trục xuất… khi bắt chúng phải thật quyết liệt và thật kín đáo để dân lành được bảo vệ an toàn và bọn bất lương không thể gây hại”. Bị bắt như thế là bị bắt bằng uy lực của thanh kiếm (Vetus consuetudo Normannioe)[48].
Ngoài ra, cánh cố vấn pháp luật còn viện: in Charta Ludovici Hutini pro normannis[49]. Chương servientesis- apathoe[50]. Các Servientes spathoe, trong ngôn ngữ La tinh hạ lưu tiến dần đến các thổ ngữ của chúng ta, trở thành những Sergentes spadoe.
Những vụ bắt bớ thầm lặng trái hẳn với lối hò hét bắt bớ, và cho thấy rõ là nên giữ im lặng cho đến khi một số điều mờ ám được sáng tỏ.
Chúng có nghĩa là: vấn đề riêng biệt.
Chúng cho biết trong hành động của cảnh sát có phần vì lợi ích nhà nước.
Từ ngữ Private trong pháp luật có nghĩa là xử kín, được áp dụng trong loại bắt bớ này.
Theo một số nhà biên niên sử, chính Eđua đệ Tam đã dùng lối ấy để bắt Mortimơ ngay trong giường mẹ mình là Izaben nước Pháp. Cả trường hợp này nữa, người ta vẫn có thể nghi ngờ, vì Mortimơ lúc ấy đang đương đầu với một cuộc vây hãm trong thành phố mình trước khi bị bắt.
Varvik, chuyên gia nhào nặn ra vua chúa, sẵn lòng áp dụng cái lối “quyến rũ quần chúng” này.
Cromoen cũng hay dùng lối đó, nhất là ở Connot: và chính bằng lối phòng ngừa im lặng đó mà Toren li Accơlô, họ hàng của bá tước Ormông, đã bị bắt tại Kinmacop.
Những kiểu bắt bớ bằng ám hiệu đơn thuần của công lý như vậy tượng trưng cho trát trình diện hơn là trát bắt giữ.
Đôi khi chúng chỉ là một biện pháp thẩm vấn, và qua việc buộc mọi người phải im lặng, còn bao hàm một ý vì nể nào đó đối với người bị bắt.
Đối với dân chúng, vốn ít hiểu biết các chi tiết đó, chúng thường gây khiếp sợ đặc biệt.
Xin đừng quên rằng nước Anh lúc ấy không phải ở vào năm 1705, mà cũng phải ở vào thời kỳ rất xa về sau nữa, như ngày nay. Đại thể rất hỗn độn và đôi khi rất nặng tính chất đè nén. Đanien di Fô, người đã được nếm mùi đài bêu tù. Ở đâu đó có gọi trật tự xã hội nước Anh bằng những chữ: “bàn tay sắt của pháp luật”. Không phải chỉ có pháp luật, mà có cả vấn đề chuyên chế. Ta cứ nhớ lại Xtin bị gạt ra khỏi nghị viện, Lôkơ ra khỏi diễn đàn. Hopbơ và Gipbông buộc phải đi trốn, Saclơ Sơcsin, Hium Prixli bị ngược đãi; Gion Uynkex bị bỏ tù. Ta cứ kể ra, vì đếm lại sẽ dài quá, những nạn nhân của luật seditluos libel. Lối bắt bớ lạm quyền phần nào đã lan khắp châu Âu; những biện pháp cảnh sát được nhiều nơi học tập. Ở nước Anh việc vi phạm quái gở vào mọi quyền hạn là chuyện rất có thể xảy ra: ta cứ nhớ lại vụ Nhà báo mặc áo giáp. Ngày nay thế kỷ mười tám, vua Luy XV hạ lệnh bắt ngay giữa phố Piccađili những nhà văn mà ông không ưa. Việc Giorgiơ đệ Nhị tóm cổ kẻ tranh ngôi ngay giữa nhà hát Ca nhạc kịch nước Pháp là việc có thật. Đấy là hai cánh tay rất dài, cánh tay vua nước Pháp thò sang tận Luân Đôn, và cánh tay vua nước Anh thò sang tận Pari. Tự do là như thế đấy.
Phải nói thêm rằng người ta cũng thường hành quyết người ngay trong nhà tù; việc dùng mưu kế xen lẫn hình phạt, một phương sách bỉ ổi mà lúc này nước Anh đang quay lại. Bằng cách đó nước Anh đã cho thế giới thấy cảnh lạ lùng của một dân tộc lớn đang muốn làm tốt hơn nhưng lại chọn lựa điều tệ hại hơn. Trước mặt nó, một bên là quá khứ một bên là tiến bộ, và nó đã nhận lầm, nhìn đêm tối ra ban ngày.
Chú thích:
[42] Tiếng La linh: pháp luật, nhà vua.
[43] Habeas corpus: Tên một đao luật ra xưa ở nước Anh. Buộc phải đưa người bị bắt ra pháp đình để xét xử xem người ấy quả có tội hay không.
[44] Giuyxtiniêng (Justinien) hoàng đế phương Đông từ năm 527 đến năm 565.
[45] Chó sủa, đội trưởng im lặng – xử sự như đội trưởng cũng là im lặng.
[46] Hoàng đế làm thinh.
[47] Chúng ta có nhiều đội trưởng, họ cứ im lặng là sẽ thành đội trưởng.
[48] Phong tục cũ Normăngđi,. MS. Phần I, mục I, chương II.
[49] Trong hiến chương của Luy Hutin cho người Normăng (Luy VII).
[50] Đội trưởng cầrn đũa sắt (nay là thừa phát lại)
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.