Không biết tiếng rít lạ lùng và khẩn cấp nào trong bóng tối đã đến tận tai nó. Có đủ lý do để giật lùi. Nó cứ bước tới.
Đối với những người thất đảm vì vắng lặng thì một tiếng gầm rống lại dễ chịu.
Cái tiếng mỉa mai hung dữ kia bỗng khiến nó yên lòng Tiếng doạ dẫm kia làm một lời hứa hẹn. Ở đấy có một sinh linh đang thức, dù là một dã thú. Nó tiến bước về phía có tiếng rít vẳng tới.
Nó ngoặt theo một góc đường, đằng sau, dưới phản quang của tuyết và biển, một thứ nguồn sáng mênh mông ma quái, nó thấy một vật gì lù lù như được che đậy. Đó là một chiếc xe, nếu không phải một túp lều. Có bánh, thế là một chiếc xe, lại có mái, vậy là một chỗ ở. Từ mái nhô ra một cái ống, và từ cái ống, một làn khói. Làn khói đỏ, như chứng tỏ có lửa hồng ấm áp bên trong. Phía sau mấy bản lề lồi ra cho biết có cửa ra vào, và giữa cửa một lỗ vuông cho thay ánh sáng trong lều.
Nó tiến tới gần.
Tiếng rít ban nãy cảm thấy nó đang đến. Lúc nó vừa tới sát lều tiếng đe doạ ấy trở nên giận dữ. Nó đang đứng trước, không phải một tiếng gầm nữa, mà là một tiếng sủa. Nó nghe có tiếng động đanh gọn như tiếng xích giằng mạnh rồi đột nhiên dưới cái cửa, giữa quãng cách hai bánh xe phía sau, hai ứng răng nhọn, trắng nhởn hiện ra.
Cùng lúc với cái mõm giữa hai bánh xe, một cái đầu thò qua cửa mái.
– Yên nào!
Cái đầu nói.
Cái mõm im.
Cái đầu tiếp.
– Có ai đấy à?
Đứa bé đáp.
– Vâng ạ.
– Ai?
– Cháu.
– Cháu? Là ai? Ở đâu tới?
– Cháu mệt lắm. – Đứa bé nói.
– Mấy giờ rồi?
– Cháu rét lắm.
– Mày làm gì đấy.
– Cháu đói lắm.
Cái đầu đáp lại:
– Không phải ai cũng sung sướng như một nhà quí tộc đâu. Cút!
Cái đầu thụt vào, cánh cửa gió ập xuống. Thằng nhỏ gục đầu xuống, lại ôm chặt con bé ngủ say vào lòng và tập trung sức để lại đi nữa. Nó bước mấy bước và bắt đầu rời xa nơi đó.
Trong khi ấy, đồng thời với cửa mái sắp lại thì cánh cửa mở ra. Bậc xe hạ xuống. Giọng người ban nãy vừa nói với thằng bé từ trong lều hét lên giận dữ:
– Ô hay, sao mày không vào?
Thằng bé vội ngoảnh lại.
– Vào đi! – giọng nói tiếp tục. – Không biết ai dẫn đến cho ta một của nợ thế này, đã đói đã rét lại không thèm vào!
Thằng bé, vừa bị xua đuổi vừa bị kéo lại, vẫn đứng im không nhúc nhích. Giọng nói lại tiếp:
– Tao bảo mày vào, của nợ?
Thắng bé quyết định, đặt một chân lên bậc thang thứ nhất.
Nhưng tiếng gầm gừ ở dưới xe lại cất lên.
Nó vội giật lùi. Cái mõm há hoặc lại xuất hiện
– Yên nào! – giọng người quát.
Cái mõm thụt ngay vào. Tiếng gầm gừ thôi hẳn.
– Lên đi người kia tiếp. Thằng bé trèo một cách vất vả lên ba cái bậc. Nó lúng túng vì con bé cũng quá, buộc kỹ và quấn chặt trong tấm áo đến nỗi không nhận thấy gì cả, chỉ thấy một mớ dị hình bé tẹo.
Nó bước hết ba bậc và, đến ngạch cửa, dừng lại. Không một cây nến nào cháy trong lều, hẳn là do tính tiết kiệm của cảnh nghèo. Lều chỉ được chiếu sáng nhờ ánh hồng từ một cửa lò gang trong đó lách tách ngọn lửa than bùn. Trên mặt lò, một cái bát và một cái hũ đang bốc hơi nom có vẻ đựng thức ăn. Có mùi thơm. Đồ đạc trong nhà gồm một thùng gỗ, một ghế đẩu, một đèn kính, không thắp, treo ở trần. Thêm vào vách ba tấm ván có tay chống, Và một chỗ mắc áo, lủng lẳng những thứ linh tinh. Trên mấy tấm ván và ở mấy cái đinh, lủng củng cốc tách, đồ đồng, một nồi cất, một cái chậu giống những vại để nghiền sáp thành bột gọi là chậu xát và một lô những vật kỳ dị mà thằng bé chẳng hiểu tí gì, đó chính là bộ đồ bếp của nhà hoá học. Lều hình chữ nhật, cái lò nằm phía trước. Không phải là một phòng con, nó chỉ hơn cái hộp to một tí. Bên ngoài nhờ tuyết chiếu còn sáng hơn bên trong được lò soi rọi. Tất cả trong lều đều tù mù không rõ. Tuy nhiên nhờ có ánh lửa hắt lên trần, ta đọc được mấy chữ viết hoa sau đây: UYÊC XUYT TRIẾT GIA
Thằng bé đúng là đã vào nhà của Ômô và Uyêcxuyt.
Ta vừa được nghe bên này nói, bên kia gừ.
Đến ngưỡng cửa, em trông thấy một người đứng cạnh bếp lò, cao lênh khênh, không râu, vừa gầy vừa già, quần áo màu xám, cái trán hói chạm đến mái, ông ta không thể nhón chân. Lều chỉ vừa khít.
– Vào đi! – người đó là Uyêcxuyt, nói.
Thằng bé bước vào.
– Đặt cái bọc của mày xuống kia.
Thằng bé đặt lên mặt hòm cái gánh nặng, rất thận trọng vì sợ làm nó giật mình tỉnh dậy.
Người kia lại nói.
– Sao mày đặt nhẹ nhàng thế. Giá là hộp thánh tích có lẽ may cũng không nâng niu hơn thế đâu Mày sợ làm bục mớ giẻ rách của mày sao. Hả đồ báo cô đáng ghét chưa! Giờ này mà còn lang thang ngoài đường phố. Mày con cái nhà ai? Trả lời đi chứ. Nhưng không, tao cấm mày trả lời. Cần đi vào vấn đề cấp bách hơn, mày đang rét, sưởi đi đã.
Nói xong ông nắm hai vai đẩy thẳng bé đến trước bếp lò.
– Ướt như chuột! Lạnh như ma! Thế này mà định vào nhà người ta đây! Nào. lột tuốt những của thối tha này ra, đồ bất lương!
Rồi bằng một bàn tay run run phũ phàng, ông giật toang những manh áo của thằng bé ra, còn bàn tay kia ông gỡ ở đỉnh xuống một chiếc sơmi đàn ông và một cái áo chun bó sát mà ngày nay người ta còn gọi là áo “hôn em nhanh lên” [98]
– Đấy bộ cánh của mày. – ông chọn trong đống một miếng vải len rồi dùng nó xoa xát trước lò lửa hai cánh tay của thằng bé đang hoa mắt, rã rời, và trong giây phút trần truồng ấm áp này đang tưởng như được nhìn thấy và sờ phải trời xanh. Xát cánh tay xong, ông lau đến chân.
– À, ra cái xác ma của mày chẳng bị cóng chỗ nào cả. Tao cũng khá ngốc nghếch, cứ tưởng mày thế nào cũng cóng ở chân sau hoặc chân trước gì đó! Lần này không què lê đâu. Mặc áo vào. Thằng bé mặc sơmi và ông già lồng ra ngoài cho nó chiếc áo chun.
– Bây giờ – ông lấy chân đẩy cái ghế đẩu tới trước, rồi vẫn ẩy vào vai, bắt thằng bé ngồi xuống và chỉ vào cái bát đang bốc hơi trên bếp lò. Cái mà thằng bé thoáng nhìn thấy trong bát lại cũng vẫn là trời xanh, nghĩa là một củ khoai một ít mỡ.
– Mày đang đói, ăn đi.
– Ông lấy trên tấm ván một miếng cùi bánh cứng và một cái đĩa sắt, đưa cho thằng bé:
Thằng bé do dự.
– Liệu tao có phải bày bàn không đây? – ông nói.
Rồi ông đặt cái bát lên đầu gối thằng bé.
– Nhá hết đi.
Cái đói thắng cái sợ. Thằng bé cắm đầu ăn. Thằng bé thảm hại ngốn ngấu hơn là ăn. Tiếng bánh nhai rau ráu vang vui khắp lều.
Ông già cảu rảu
– Đừng nuốt vội thế, đồ phàm ăn kinh khủng! Cái thằng vô lại này tham ăn quá thể! Nom cái quân chó chết đói khát này ăn mà bực mình quá. Có nhìn một nhà quí tộc ăn mới biết. Đời ta, ta đã từng thấy cảnh công tước ngồi ăn. Họ có ăn đâu, thế mới là cao quí chứ. Lại còn lúc họ uống nữa. Nào, lợn lòi con, tọng cho đầy vào!
Bụng đói làm gì có tai, đặc điểm này khiến thằng bé chẳng may may xúc động trước lô tính từ kia, cộc cằn nhưng lại được xoa dịu bởi những cử chỉ từ thiện, nghịch nghĩa có lợi cho nó. Lúc này, nó đang tập trung vào hai điểm cấp bách và hai điểm say sưa, là ăn no và sưởi ấm.
Uyêcxuyt lại tiếp tục lẩm bẩm bài thuyết giáo:
– Ta đã được thấy đích vua Giắc ăn ở Benkơtinh Hanzơ, lúc ấy người ta đang ngắm tranh của nhà danh hoạ Ruybenx tại đấy, hoàng thượng có động vào gì đâu. Cái thằng khố rách này đớp khiếp quá! Đớp, từ ngữ này gốc ở từ súc vật mà. Sao ta lại nảy ra cái ý đến Uêmơt thế này, đến cái nơi chỉ dành cho ma vương quỉ sứ. Từ sáng ta chẳng bán được tí gì, ta đã nói với tuyết, ta đã thổi sáo cho bạn nghe, mà chẳng bỏ túi được lấy một xu, bây giờ đêm tối lại đem đồ khố rách tới cho ta. Cái đất gì mà gớm ghiếc! Đánh nhau, vật lộn, thi đua giữa ta và lũ qua đường ngu ngốc. Họ tìm cách ấn cho ta toàn tiền lẻ, còn ta lại cố đưa cho họ toàn cao đan hoàn tán. Thế là hôm nay chẳng có tí gì! Không một thằng ngốc nào ở ngã tư, chẳng có xu nào trong két. Ăn đi, đồ quỉ sứ! bẻ ra và nhá khoẻ vào! Chúng ta đang sống trong một thời đại chẳng có gì bì kịp sự trâng tráo của bọn ăn chực. Ăn cho béo vào cho tao chết đồ ăn bám. Cái thằng này nó còn hơn cả đói, nó điên. Có phải thèm khát đâu, đây là dã man. Nó bị suy nhược do vi trùng chó dại. Không chừng nó bị dịch hạch cũng nên. Mày có mắc dịch không thế, đồ kẻ cướp? Nó mà lây cho Ômô thì chết! Không, mày chết đã đồ bần tiện, chứ ta không muốn con sói của ta chết. Chà, ta cũng đang đói đây. Ta tuyên bố đây là một sự kiện khó chịu. Hôm nay ta đã làm việc rất khuya. Trong đời có những lúc người ta phải vội vã. Tối nay ta nóng ăn. Ta có mỗi một mình. Ta nổi lửa, ta chỉ có một củ khoai, một mẩu bánh, một miếng mỡ và một ít sữa, ta cho lên đun, ta nghĩ bụng, tốt, ta sẽ ăn cho no nê. Đúng vào lúc ấy. Xoảng! Con thần trùng này rơi xuống đầu ta. Nó chễm chệ ngồi giữa ta và mâm thức ăn của ta. Vậy là sạch nhẵn phòng ăn của ta. Tọng đi. đồ cá măng, nhét đi, đồ cá mập, mày có mấy hàm răng trong cái máy nhai của thày thế? Đớp đi, đồ sói con. Không, ta rút lui từ ngữ này vì tôn trọng giống sói. Nuốt hết đồ ăn của ta đi, đồ thuồng luồng! Hôm nay ta làm việc rất khuya, dạ dày thì rỗng, cổ họng thì khản, lá lách thì đau, ruột gan rối bời, phần thưởng của ta là được nhìn người khác ăn. Không sao, chia đôi. Nó ăn bánh, ăn khoai, ăn mỡ, còn ta đã có sữa.
Đúng lúc đó một tiếng kêu, thảm thiết và kéo dài, nổi lên trong lều.
Ông già dỏng tai.
– Bây giờ mày lại còn kêu, đồ mật thám! Sao mày kêu?
Thằng bé ngoảnh lại. Rõ ràng nó không kêu. Nó đang đầy một mồm.
Tiếng kêu vẫn không dứt.
Ông già vội đến bên cái thùng gỗ!
– Ra cái bọc này gào! Trời đất quỷ thần ôi! Bây giờ lại đến cái bọc làm om sòm! Cái bọc của mày, sao nó lại quang quác như vậy?
Ông hèn cởi bỏ tấm áo thuỷ thủ. Một cái đầu trẻ em nhô ra, mồm há tướng và kêu bai bải.
– Thế nào, cái gì thế này? – ông hỏi – Thế là thế nào? Lại thêm đứa nữa. Chưa hết sao? Có ai đấy! Cứu tôi với! Phải cận thận! Tai vạ thứ hai! Mày đưa đến cho tao cái gì thế này thằng kẻ cướp? Mày cũng biết là nó khát chứ? Nào, phải cho nó uống. Được- Bây giờ đến sữa ta cũng không có nữa.
Ông vừa lục trong đống táp nham trên tấm ván một cuộn băng, một miếng vải và một cái lọ con, vừa run rẩy lẩm bẩm:
– Đất nước chết tệt!
Rồi ông ngắm nghía con bé.
– Con gái.
Nghe tiếng khóc là biết ngay. Nó cũng ướt đằm.
Cũng như ban này đối với thằng nhỏ, ông giật hết chỗ giẻ rách buộc chặt vào người con bé hơn là mặc. rồi ông quấn cho nó bằng một mảnh vải thô nhưng sạch và khô. Việc gói ghém rất nhanh và thô bạo làm cho con bé hờn gắt.
– Nó meo meo đã khiếp chưa – ông nói.
Đoạn ông lấy răng rứt một mảnh khăn bông, xé ở cuộn băng một miếng vuông vuông, rút ra một sợi chỉ, lấy cái bình sữa trên lò xuống, đổ chỗ sữa vào cái lọ con, nhét mảnh khăn bông vào lưng chừng cổ lọ, phủ vuông vải con lên mảnh khăn, buộc cái nút bằng sợi chỉ, áp cái lọ vào má xem nó nóng quá không và bằng tay trái ẵm con bé vẫn cuống quít khóc sa sả.
– Nào? Mời cô xơi tối cho! Ngậm lấy đầu vú đi.
Và ông ấn vào mồm cháu bé cái miệng cổ lọ. Con bé mút lấy mút để. ông vừa đỡ cái lọ nghiêng nghiêng đúng tầm vừa lẩm bẩm:
– Quân đốn mạt, cùng một duộc cả. Vừa ý là im thin thít.
Con bé bú mạnh và túm chặt cái đầu vú do ông thượng đế cáu gắt kia trao cho, đến nỗi sặc ho mất một lúc.
– Mày đến chết nghẹn mất thôi – Uyêcxuyt mắng. Con ranh này cũng háu ăn đáo để!
Ông rút vội mẩu khăn bông con bé đang mút cho dứt cơn ho, rồi lại vừa ấn cái lọ vào mồm nó, vừa nói.
– Bú đi, con đĩ.
Trong lúc ấy, thằng nhỏ đã đặt nĩa xuống. Nhìn cháu bé bú nó quên cả ăn. Ban nãy lúc nó ăn, trong mắt nó là sự thoả mãn, giờ đây là lòng biết ơn. Nó nhìn cháu bé sống lại. Việc hoàn thành cuộc hồi sinh do nó mở đầu làm cho mắt nó long lanh một thứ phản quang rất khó tả Uyêcxuyt vẫn tiếp tục nhấm nhẳng những lời phẫn nộ.
Thằng nhỏ chốc chốc lại ngước nhìn Uyêcxuyt bằng đôi mắt rơm rớm niềm xúc động khó định nghĩa mà con người đáng thương bị hất hủi và cảm kích cảm thấy, nhưng không sao phát biểu nổi.
Uyêcxuyt giận dữ mắng nó:
– Kìa, ăn đi cho
– Thế còn bác? –
Thằng nhỏ vừa nói vừa run run, mắt long lanh một giọt lệ.
– Bác không ăn gì cả sao?
– Mày có ăn hết đi không, ranh con! Đã không đủ cho tao thì cũng chẳng nhiều nhặn gì lắm đối với mày.
Thằng bé lại cầm nĩa lên, nhưng không chịu ăn.
– Ăn đi – Uyêcxuyt quát. – Có phải vấn đề tao đâu. Ai bảo mày lo cho tao? Mày là thằng nhãi ranh chân đất, lễ sinh tồn của giáo khu Không xu, tao bảo mày phải ăn cho hết. Mày đến đây để ăn, uống, ngủ, ăn ngay, không tao lẳng ra cửa, cả mày cả con bé trơ tráo của mày?
Trước lời đe doạ, thằng nhỏ lại chỉ đầu ăn. Nó cũng chẳng có gì phải vất vả nhiều để thanh toán cho còn lại trong bát.
Uyêcxuyt lẩm nhẩm:
– Nhà không được kín lắm, lạnh vẫn lọt qua khe kính.
Đúng thế, một ô kính phía trước bị vỡ, do xe xóc hay, do trẻ con ném đá, Uyêcxuyt có dán vào chỗ thủng một ngôi sao giấy nhưng nó đã bong mất. Gió bấc lùa vào đấy.
Ông ngồi mớm trên cái thùng gỗ. Cháu bé, nằm nửa trên tay nửa trên đầu gối, say sưa mút mút cái chai, mắt lim dim niềm hạnh phúc của những hài đồng trước mặt Chúa và của trẻ thơ bên vú mẹ.
– Nó no rồi – Uyêcxuyt nói.
Và lại tiếp:
– Bây giờ thì chúng mày thuyết giáo về đức tính điều độ đi! Mảnh giấy dán ở Ô kính bị gió thổi tung, bay lơ lửng trong lều, nhưng việc đó cũng không làm cho hai đứa bé mải nghĩ đến việc sống lại phải bận tâm lo lắng.
Trong lúc con bé bú và thằng nhỏ ăn, Uyêcxuyt vẫn nguyền rủa.
– Thời nghiện rượu bắt đầu từ thuở sơ sinh. Các ngài hãy chịu khó làm giám mục Tiôtxông rồi hò hét chống uống rượu quá độ. Ngọn gió lùa đáng ghét thật. Lại thêm cái bếp lò già nua của mình nữa. Nó phì phì khói um, đến thành lông quặm mất thôi. Đã khổ sở vì rét lại bực mình vì khói. Nhìn không rõ gì nữa. Cái thằng này nó đang lợi dụng lòng hiếu khách của ta. Thế mà ta vẫn chưa nhận rõ được cái mõm của nó. Tiện nghi ở đây còn thiếu nhiều. Nói có Thượng đế, ta rất thích những yến tiệc đầy cao lương mỹ vị trong những căn phòng kín đáo. Ta đã lỗi mất thiên hương của mình, ta sinh ra để làm người say mê khoái lạc. Nhà hiền triết lớn nhất là Philôxênex chỉ ước an có được cái cổ hạc để hưởng thụ dài lâu hơn nữa những lạc thú cỗ bàn. Hôm nay chẳng thu được lấy một xu! Suốt ngày chẳng bán được gì cả. Tai hại thật. Thưa nhân dân, thưa các chú lính hầu, thưa các ngài tư sản, xin giới thiệu đây là thầy thuốc, đây là y học. Mất công toi, anh bạn ơi. Cuốn xếp cái hiệu bào chế của anh lại thôi. Ở đây ai cũng đều khoẻ mạnh. Đây là một thành phố đáng nguyền rủa chẳng có lấy một người bệnh! Chỉ mỗi ông trời bị tháo tỏng. Tuyết gì mà lạ lùng! Anazagorax dạy rằng tuyết màu đen, ông ta nói có lý, lạnh lùng là đen tối. Băng đá là đêm tối. Gió bấc gì mà lạ! Ta tưởng tượng vẻ tuần thú của những người đi biển. Phong ba là lúc quỉ xatăng đi qua, là mẹo thú rừng lừa chó săn chạy thật nhanh rồi quay phắt lại, ở trên đầu chúng ta. Trên mây, cái này có đuôi, cái kia có sừng, cái này là lửa ngọn, cái kia có vuốt ở cánh, cái thì bụng phệ như tể tướng đại thần, cái thì đầu to như hàn lâm viện sĩ, trong mỗi tiếng động, người ta lại nhận ra một hình dáng: Tân phong, tân quỉ, tai lắng nghe, mắt nhìn thấy, mỗi tiếng rền vang là một diện mạo. Lạy Chúa, có người ở ngoài biển, điều đó thì hiển nhiên. Các bạn ơi, hãy liệu mà thoát khỏi bão táp, còn tôi. tôi có thoát được cuộc đời cũng đã là quá lắm rồi. À mà ta có mở quán trọ đâu? Thế tại sao lại có khách tới nhà. Thống khổ của toàn dân bắn vào tận cảnh nghèo của ta. Đống bùn to của nhân loại bắn vào lều ta những giọt thật gớm guốc. Ta bị phó mặc cho tính phàm ăn của khách qua đường. Ta là một cái mồi. Mồi của những kẻ chết đói. Trời đông, đêm khuya, một cái lều giấy, một người bạn tri kỷ dưới chân và đứng ở ngoài trời, bão táp, một củ khoai, bếp lửa to bằng nắm tay, mấy đứa ăn báo cô, gió lùa qua mọi khe hở, không có lấy một xu, và những cái bọc biết sủa! Mở ra, ở trong là đồ khố rách. Thế mà cũng gọi là số phận. Ta phải nói thêm là luật pháp đã bị vi phạm: Hừ! Thằng du thử với con du thực của mày, quân móc túi ranh ma, đồ quái thai độc ác, đã quá giờ tắt lửa mà mày còn lượn ngoài phố! Nếu nhà vua phúc hậu của chúng ta mà biết chuyện này, thị chính Người sẽ tống cổ mày xuống hầm sâu cho mày mở mắt! Ra công tử đi dạo chơi đêm với tiểu thư! Trời rét mươi lăm độ âm mà đầu trần chân đất! Mày cũng phải biết là cấm chứ. Có qui định và chỉ dụ cả đấy, đồ phản loạn! Du đãng thì bị trừng phạt, người lương thiện có nhà riêng thì được bảo vệ trông nom, vua chúa là thân dân chi phụ mẫu. Còn ta, ta có chỗ cư trú! Lẽ ra mày đã bị quất roi giữa nơi công cộng, nếu người ta bắt gặp mày, và như thế cũng đáng đời. Trong một quốc gia thuần phong mỹ tục cần phải có trật tự. Ta đã có lỗi. Không tố giác mày với cảnh sát Nhưng bản chất của ta vốn như vậy, ta hiểu điều thiện, nhưng ta làm điều ác. Hừ! Đồ ma cô! Tình trạng thế mà dám mò đến với ta! Ta không để ý đến tuyết trên người lúc chúng bước vào. Tuyết tan. Thế là cả nhà ta ướt sũng. Ở trong nhà mà bị lụt. Rồi lại phải đốt than không cháy để làm khô cái hồ này. Than thì mười hai đồng một yến! Làm thế nào để nằm ba người trong cái lán này đây? Bây giờ vậy là hết, ta đang mở nhà trẻ đây, ta sắp có trong nhà tương lai đói rách của Anh quốc đang cai sữa. Công việc, nhiệm vụ và chức trách của ta là thu nhỏ cái bào thai để khó của con mẹ Đói Nghèo, là cải thiện vẻ xấu trên con mồi ít tuổi của giá treo cổ, và ban cho bọn ăn cắp ranh con những hình dáng triết gia! Lưỡi gấu là cái dao tạc tượng của Chúa. Phải nói là nếu ba mươi năm nay ta không bị những kẻ nợ như thế này ăn tàn phá hại thì ta đã giàu rồi Ômô đã béo và ta đã có một phòng y học đầy của lạ, đầy những dụng cụ mổ xẻ ngang với bác sĩ Linacơrơ, nhà phẫu thuật của vua Hăngri VIII, đầy đủ các loại thú vật, những xác ướp Ai Cập, và những thứ khác tương tự thế! Ta đã có chân trong Hội Bác sĩ, và ta đã có quyền sử dung cái thư viện xây dựng từ năm 1652 bởi ngài Harvê danh tiếng, và đã đến làm việc trong phòng kính của toà nhà mái tròn, từ trên đó nhìn thấy được toàn cảnh thành phố Luân Đôn! Ta đã có thể tiếp tục công trình tính toán của ta về hiện tượng mặt trời bị ám đen, và chứng minh rằng một lớp hơi có tính chất sương mù đang từ thiên thể thoát ra. Đó là ý kiến của Giăng Kêple, sinh trước ngày Xanh Bactêlêmi một năm, và là nhà toán học của hoàng đế. Mặt trời là một cái lò sưởi đôi khi cũng nhả khói. Bếp lò của ta cũng vậy. Bếp lò của ta cũng chẳng hơn gì mặt trời. Phải, lẽ ra thì ta đã giàu có thân phận ta đã khác, ta đã công thô bỉ, ta đã không làm giám giá trị khoa học ở các đầu đường xó cho. Vì quần chúng không xứng đáng với học thuyết, quần chúng chỉ là một đám đông ngu muội, chỉ là một tập thể nháo nhào đủ loại về tuổi, về giới, về tính khí, về hoàn cảnh, mà các nhà hiền triết của mọi thời đại không do dự trong việc khinh bỉ, và những nhà ôn oà nhất đúng thôi, cũng không ưa cái tính quá khích và hung bạo của nó. Ai ta đã chán ngấy cái đang tồn tại. Để kết thúc, con người sống có bao lăm. Chóng thôi, đời người, à không, dài chứ. Từng lúc một, để chúng ta khỏi tuyệt vọng, để chúng ta ngoan ngoãn chịu đựng và để chúng ta không lợi dụng những cơ hội tuyệt vời để tự treo cổ khi có đủ dây và đủ đinh, thiên nhiên cũng ra vẻ chăm nom săn sóc đôi tí đến con ngươi. Tuy vậy đêm nay thì không. Thiên nhiên nham hiểm làm cho lúa mọc, làm cho nho chín, làm cho hoạ mi líu lo. Thỉnh thoảng một tia sáng bình minh, hay một cốc rượu vang nồng, đó là cái người ta vẫn gọi là hạnh phúc. Một đường viền hạnh phúc thưa thớt xung quanh tấm khăn liệm đau khổ mênh mông. Chúng ta có một vận mệnh, mà vải thì do quỉ sứ dệt, còn đường viền lại do Chúa đảm nhận. Trong khi chờ đợi, mày đã ăn hết bữa tối của tao rồi, đồ kẻ cắp!
Trong lúc ấy thì con bé, mà ông vẫn vừa ẵm trên tay rất nhẹ nhàng vừa nói lải nhải, lim dim đôi mắt, dấu hiệu hoàn toàn thoả mãn. Uyêcxuyt nhìn kỹ cái lọ và lầu bầu:
– Nốc hết nhẵn rồi, con đĩ.
Ông đứng lên, tay trái đỡ cháu bé, tay phải mở nắp thùng gỗ và kéo ở trong ra một tấm da gấu, mà ta còn nhớ ông vẫn gọi là tấm da thật của ông.
Vừa làm ông vừa nghe thằng nhỏ ăn và liếc mắt nhìn nó.
– Từ nay mà phải nuôi cho cái thằng háu ăn kia lớn thì vất vả lắm đây! Đúng là một con sán sơ mít nằm trong bụng công cuộc làm ăn của ta.
Vẫn bằng một tay ông cố trải thật khéo tấm da gấu lên mặt hòm, ông dùng khuỷ tay và gượng nhẹ để khỏi phá giấc ngủ mới thiu thiu của con bé. Đoạn ông đặt cháu lên tấm da thú, ở phía gần lửa nhất.
Xong việc, ông để cái lọ không kên bếp dò và nói to:
– Ta mới thật là người đang khát!
Ông nhìn vào hũ:
– Còn được mấy ngụm sữa kha khá, ông đưa hũ lên gần môi. Vừa định uống thì mắt ông chợt nhìn vào con bé, ông vội đặt hũ lên bếp lò, cầm lấy cái lọ, mở nút ra, dốc nết chỗ sữa còn thừa vào vừa đủ đầy lọ nhét mảnh khăn bông và lại buộc miệng vào lên trên mảnh khăn ở cổ lọ.
– Dù sao ta cũng vừa đói vừa khát – ông nói và tiếp thêm: – Thôi, không được ăn bánh thì ta uống nước lã vây.
Phía sau bếp lò có một cái vò mẻ.
Ông bê cái vò lên, đưa cho thằng hé:
– Mày có muốn uống không”
Thằng bé uống xong lại lúi húi ăn.
Uyêcxuyt lại bưng lấy vò đưa lên miệng. Nhiệt độ nước bên trong thay đổi không đều do để gần bếp lò. Ông uống ưng ực vài ngụm và nhăn nhó.
– Nước tưởng là tinh khiết, mày y hệt lũ bạn bè giả dối. Trên thì ấm dưới thì lạnh.
Trong khi ấy thằng bé đã ăn xong. Cái bát không chỉ hết nhẵn mà phải nói là sạch bong. Thằng bé nhặt bỏ mồm, tư lự, ít vụn bánh vương vãi trên những nếp nhăn của chiếc áo chun và trên đầu gối.
Uyêcxuyt quay lại phía thằng bé.
– Chưa xong đâu. Bây giờ, đến tao với mày. Mồm đâu phải chỉ để ăn, còn để nói nữa chứ. Bây giờ ấm áp rồi, nhét no rồi, đồ súc sinh, liệu hồn, mày phải trả lời những câu tao hỏi. Mày ở đâu đến?
Thằng bé đáp:
– Cháu không biết.
– Sao, mày không biết? Tối nay cháu bị bỏ rơi trên bờ biển.
– À! Thằng bả gà! Mày tên gì? Hư đón đến mức để bố mẹ bỏ rơi.
– Dạ cháu không có bố mẹ.
– Mày cần hiểu tính tao một tí, và chú ý rằng tao không ưa nghe người ta hát những bài gọi là chuyện cổ tích đâu nhé. Mày có bố mẹ, vì mày có con em kia.
– Dạ nó không phải em cháu.
– Nó không phải em mày?
– Dạ không.
– Thế thì là gì?
– Một con bé cháu bắt được.
– Bắt được!
– Vâng.
– Thế nào? Mày nhặt được à?
– Vâng.
– Ở đâu? Mày mà nói dối, tao giết chết.
– Dạ trên một người đàn bà chết trong tuyết.
– Lúc nào
– Dạ cách đây một giờ.
– Ở đâu
– Dạ cách đây một dặm.
Những vòng cung trên trán Uyêcxuyt nhăn lại và gãy góc, biểu thị cảm xúc của lông mày một triết gia.
– Chết! Thế là một người đàn bà hạnh phúc! Phải để chị ta đấy, trong đống tuyết của chị ta. Vậy là tốt. Ở phía nào?
– Dạ phía biển.
– Mày có đi qua cầu không?
– Dạ có.
Uyêcxuyt liền mở cái cửa mái phía sau và quan sát bên ngoài. Thời tiết vẫn không khá hơn. Tuyết vẫn rơi dầy đặc, tiêu điều.
Ông đóng cửa thông gió lại.
Ông đi đến chỗ ô kính và, bịt cái lỗ bằng một miếng giẻ bỏ thêm than vào bếp lò, trải thật rộng tấm da gấu ra trên mặt thùng gỗ, cầm một quyển sách to trong góc, đặt xuống đầu giường để làm gối, và đặt lên cái gối dài đó đầu cháu bé đã ngủ say.
Ông ngoảnh lại phía thằng nhỏ.
– Mày nằm xuống kia.
Thằng nhỏ vâng lời, nằm thẳng xuống bên cạnh con bé.
Uyêcxuyt quấn tấm da gấu quanh hai đứa nhỏ và dắt kỹ dưới chân chúng. Ông với tay lấy trên một tấm ván và thắt vào quanh mình một cái thắt lưng vải có túi to, chắc hẳn trong đó có đồ lề mổ xẻ và ít lọ rượu thuốc.
Đoạn ông nhấc cái đèn kính ở trần xuống, thắp lên. Nó là thứ đèn ló.
Đèn sáng, nhưng lũ trẻ vẫn khuất trong bóng tối.
Uyêcxuyt hé cửa và nói:
– Tao ra ngoài đây. Đừng có sợ. Tao sẽ quay về ngay. Cứ ngủ đi.
Và hạ cái bọc xe xuống, ông gọi
– Ômô?
Một tiếng ư ử thân ái đáp lại.
Uyêcxuyt cầm đèn bước xuống, bậc xe lại rút lên cửa lại đóng vào. Lũ trẻ nằm một mình.
Từ ngoài thột giọng nói, giọng của Uyêcxuyt, hỏi vào:
– Thằng bé vừa ăn mất phần tao, mày chưa ngủ đấy chứ?
– Dạ chưa.
– Thế thì nếu nó rống, mày cho nó nốt chỗ sữa.
Có tiếng mở xích loảng xoảng, và tiếng chân người thêm cả tiếng chân súc vật đi xa dần.
Một lúc sau, hai đứa trẻ ngủ say.
Một cảnh hoà giao nhịp thở rất khó tả, hơn cả trong trắng, đây là cảnh thơ ngây, một đêm tân hôn trước ích phân biệt trai gái. Thằng nhỏ, và con bé, trần truồng, nằm cạnh nhau, ở những giờ phút yên tĩnh này, đang trong trạng thái gần gũi cao thượng của bóng tối, bao nhiều giấc mơ có thể có ở tuổi này đang phảng phất từ đứa này sang đứa kia, dưới những mí mắt nhăm nghiền của chúng chắc hẳn có ánh sáng của tinh cầu, nếu từ ngữ hôn nhân không thích hợp ở đây, thì chúng đang là đôi vợ chồng theo kiểu thiên thần. Những hình ảnh ngây thơ như thế trong bóng tối như thế, một gương trong trắng như vậy trong cảnh ôm ấp như vậy, những chuyện lấn quyền trời đất đó chỉ có thể có ở tuổi thơ mà thôi, và không một mênh mông nào so sánh nổi với nét vĩ đại này của trẻ nhỏ. Trong mọi vực thẳm đây là vực sâu nhất.
Cái án vĩnh viễn khủng khiếp của một người chết rồi mà vẫn bị xiềng xích, cảnh đại dương mông mênh bám chặt một chiếc thuyền đắm, cảnh tuyết trắng bao la phủ kín những hình hài bị chôn vùi, cũng không xúc động bằng hai miệng con trẻ chạm vào nhau một cách hết sức thần tiên trong giấc ngủ và sự gặp gỡ cũng không phải là một cái hôn nữa. Có thể là đính hôn, cũng có thể là thảm hoạ, Kề nhau đó mà vẫn canh cảnh bên lòng điều chưa hay biết. Đẹp đẽ đấy, nhưng biết đâu lại chẳng hãi hung. Người ta cảm thấy lòng thắt lại: Chất thơ ngây còn cao quí hơn cả đức hạnh. Chất thơ ngây do bóng tối thiêng liêng tạo thành. Chúng đang ngủ. Yên tĩnh: ấm áp. Sự trần truồng của thân thể quấn quít nhau hơn hợp với sự trong trắng của tâm hồn. Chúng nằm đó như nằm giữa vực sâu.
Chú thích:
[98] Nguyên văn bằng tiếng Anh: Kiss me quick.