I. Thời ấy có một sự tích cũ.
Sự tích về huân tướng Linơx Clăngsali.
Hầu tước Linơx Clăngsali, người đương thời với Cromoen[102], là một trong số những nguyên lão Anh quốc không lấy gì làm đông, phải nói ngay như vậy, đã chấp thuận nền dân chủ. Việc chấp thuận này có thể có lý do tồn tại của nó, và cùng lắm tụ giải thích được, vì nền dân chủ tạm thời đã chiến thắng. Huân tước Clăngsali theo phái dân chủ khi nền dân chủ thắng thế là việc hết sức đơn giản. Nhưng sau khi cách mạng chấm dứt, và chính thể đại nghị sụp đổ, huân tước Clăngsali vẫn giữ vững lập trường. Nhà quí tộc trở về với thượng nghị viện được khôi phục thì dễ thôi, vì cái thời trùng hưng luôn luôn vui vẻ đón nhận những con người hối cải, nhưng huân tuất. đã không theo thời thế. Trong lúc nước nhà liệt nhiệt chào mừng nhà vua trở lại nắm quyền bá nước Anh, trong lúc toàn thể tuyên bố bản cáo trạng, trong lúc nhân dân chào đón nền quân chủ, trong lúc vương triều trỗi dậy giữa một khúc phản ca chiến thắng và huy hoàng, giữa giờ phút quá khứ trở thành tương lại và tương lại trở thành quá khứ, vị huân tước ấy vẫn ngoan cố. ông da ngoảnh mặt làm ngơ trước mọi cảnh hoan hỉ, ông tự nguyện sống cuộc sống lư vong, trong lúc có thể làm nguyên lão, ông lại thích làm kẻ bị trục xuất, và năm tháng cứ thế trôi qua, tuổi già đã đến, mà ông vẫn một dạ thuỷ chung với nền dân chủ đã trú tàn. Cho nên mọi người đều đánh giá ông là lố bịch, một chuyện tự nhiên gắn liền với trò trẻ con ấy.
Ông lui về ẩn dật tại Thuỵ Sỹ, trong một túp lều cao ráo, bên bờ hồ Giơnevơ, ông tự chọn cho mình chỗ đó, tại góc hồ khắc nghiệt nhất, giữa Sivông có ngục tối của Bôniva và Vêvây có ngôi mộ Lulôvơ. Dãy núi An pơ nghiêm nghị, bốn mùa chìm ngập trong cảnh hoàng hôn, mây trời và gió lộng bao bọc lấy ông, và ông sống ở đó trầm ngâm trong những bóng tối mịt mù từ núi cao đổ xuống. Khách qua đường ít khi gặp ông. Con người ấy sống ngoài đất nước của mình, hầu như ngoài thế kỷ của mình. Dạo ấy, đối với những ai theo dõi và hiểu biết thời cuộc không một sự chống đối với thời cơ nào cỏ thể biện bạch được. Nước Anh hạnh phúc, trùng hưng là cảnh vợ chồng hoà hợp, hoàng tử và quốc gia thôi nằm riêng, còn gì đẹp đẽ và vui tươi hơn, Anh quốc rạng rỡ, có được một nhà vua đã là quí rồi, hơn nữa lại được một nhà vua duyên dáng, Sáclơ đệ Nhị dễ mến, vừa là người thích vui chơi vừa là người có tài cai trị và lại vĩ đại theo gương Luy XIV,[103] vừa hào hoa phong nhã vừa quí tộc thượng lưu. Sáclơ đệ Nhị được toàn thể thần dân ca ngợi, ông tham gia cuộc chiến tranh Hanôvrơ, chắc chắn ông biết rõ vì sao, nhưng chỉ biết một mình, ông đã bán Đoongkec cho nước Pháp, một mưu toan chính trị cao, những vị nguyên lão dân chủ, mà Sembơclên đã đánh giá: “Nền cộng hoà đáng nguyền rủa, với hơi thở thối hoắc của nó, đã làm ô uế nhiều người trong giới quí tộc”, đã thức thời theo xu thế tất yếu, đi với thời đại, và đã trở về chỗ ngồi của họ trong thượng nghị viện, muốn thế họ chỉ cần tuyên thệ trung thành với nhà vua. Nghĩ đến tất cả những thực tế ấy, đến triều đại đẹp đẽ ấy, đến nhà vua tuyệt vời ấy, đến các hoàng thân cao cả ấy, được lòng bác ái của Chúa trả về với tình thương yêu của các dân tộc, khi tự nhủ rằng những nhân vật vĩ đại, như Monkơ và sau đó như Jepfrê, đã theo về với ngai vàng, rằng họ đã được xứng đáng ân thưởng vì lòng ngay thẳng và tận tâm của họ bằng những trọng trách vẻ vang nhất và những chức vụ có lợi nhất, rằng huân tước Clăngsali không thể không biết điều đó, rằng chỉ tuỳ thuộc ở ông nếu muốn vinh quang ngồi cạnh họ với mọi quyền cao chức trọng, rằng nước Anh đã nhờ nhà vua lại được nâng lên đỉnh cao của phồn thịnh, rằng Luân Đôn sống giữa hội hè và trường đua ngựa, rằng mọi người đều giàu sang phấn khởi. rằng triều đình lịch sử, vui vẻ, nguy nga, nếu ngẫu nhiên, xa cách những cảnh lộng lẫy ấy trong giây phút hoàng hôn ảm đảm nào đó, như lúc chiều tà, người ta gặp ông già kia ăn vận theo kiểu thường dân, xanh xao, nghễnh ngãng, lưng còng, chắc hẳn gần kề miệng lỗ, đứng bên bờ hồ, chỉ hơi để ý đến bão táp và trời đông, chân bước như dò dẫm, mắt đăm đăm, trong bóng tối, mái tóc bạc vật vờ trước gió, thầm lặng, cô đơn tư lự, thì khó khỏi mỉm cười.
Một thứ bóng dáng của người điên.
Nghĩ tới huân tước Clăngsali, tới địa vị lẽ ra phải có và địa vị thực tế của ông, mỉm cười là thái độ khoan dung. Một số người cười to. Một số khác bất bình.
Việc những người đứng đắn khó chịu về lối sống biệt lập ngạo mạn ấy, cũng dễ hiểu thôi.
Hoàn cảnh giảm khinh, huân tước Clăngsali chẳng bao giờ có tài trí. Tất cả mọi người đều tán thành ý kiến ấy.
II Thật là khó chịu khi thấy có những người chủ trương ngoan cố. Người ta không ưa những thời đó của Rêguyluyx, và vì thế mà trong dư luận quần chúng đôi khi nảy sinh ra thái độ mỉa mai.
Thái độ cố chấp ấy giống như những lời chê trách, và cười nó là phải thôi. Vả lại nói cho cùng, những kiểu ương bướng gai ngạnh đó, có phải là đạo đức cao quý không? Trong những lời quảng cáo quá đáng đó về lòng quên mình và danh dự, liệu có quá nhiều khoe khoang không? Đó là kiểu phô trương chứ không phải gì khác. Tại sao lại sống cô lập, lại thích lưu đày quá đáng như vậy? Không bao giờ thái quá, đây là châm ngôn của bậc hiền nhân quân tử. Chống đối, được, chê bai, nếu cần, nhưng phải đúng tư cách, nó vẫn hô vang, hoàng đế muôn năm! Đạo đức thực sự là phải biết điều. Cái gì đổ đã đổ, cái gì đứng vững đã đứng vững. Thượng đế của lý của Thượng đế, cái gì xứng đáng thì Người ban thưởng. Anh lại có tham vọng muốn biết ơn người sao Khi hoàn cảnh đã lên tiếng, khi một chế độ này thay thế một chế độ khác, khi đã diễn ra sự bù trừ cái thật cái giả bằng thắng lợi, ở đây thảm hoạ ở kia thành công, thì không thể còn nghi hoặc gì nữa, con người lương thiện liên minh với cái thắng thế, và mặc dù có lợi cho tài sản, cho gia đình mình, vẫn để không bị ảnh hưởng bởi lý do đó, và chỉ nghĩ đến sự nghiệp chung, anh ta ủng hộ kẻ chiến thắng.
Nhà nước sẽ ra sao nếu không có ai chịu phục vui. Mọi việc sẽ dừng lại sao? Người công dân tốt giữ vững địa vị mình là phải. Hãy hy sinh những ưa thích thầm kín của anh. Chức vụ cần có người đảm đương. Phải có người tận tuỵ. Trung kiên với công vụ là một sự trung thành. Công chức bỏ việc, nhà nước sẽ tê hệt. Anh tự khai trừ, thật đáng thương. Có phải là tấm gương tết không. Tự kiêu quá! Có phải là lời thách thức không. Táo bạo thật! Anh tưởng anh là nhân vật gì? Nên hiểu rằng chúng tôi không thua kém anh. Chúng tôi, chúng tôi không đào ngũ. Cả chúng tôi nữa, nếu muốn, chúng tôi cũng bất trị, bất khuất, và chúng tôi còn làm những việc tồi tệ hơn anh. Nhưng chúng tôi muốn là những con người thông minh. Vì tốt là Trimanxiông, nên anh tưởng tôi không thể là Catông[104]. Xin anh!
III Chưa bao giờ hoàn cảnh lại rõ ràng và quyết liệt như năm 1660. Chưa bao giờ thái độ lại được vạch rõ hơn cho một. đầu óc khôn ngoan.
Nước Anh đã thoát khỏi tay Cromoen. Dưới chế độ cộng hòa nhiều sự kiện không bình thường đã xảy ra. Người ta đã tạo nên ưu thế của nước Anh, nhờ cuộc chiến tranh Ba mươi năm[105] người ta đã đô hộ nước Đức, nhờ sự giúp sức của La Frôngđơ[106] đã làm nhục nước Pháp, vơi sự giúp đỡ của công tước- Bragăngxơ đã làm suy yếu Tây Ban Nha. Cromoen đã làm cho Mazaranh phải phục tùng, trong các hiệp ước, quan bảo hộ Anh quốc ký tên trên vua nước Pháp, người ta đã phạt các tỉnh Liên hiệp[107] tám triệu, đã ức hiếp An giê và Tuymx, đã chinh phục Giamaic, đã làm nhục Lixbon, đã kích động sự tranh chấp với nước Pháp tại Bacxơlon. và với Mazanielô tại Naplơ, người ta đã cột chặt Bồ Đào Nha vào nước Anh, người ta đã quét sạch dân Bachari từ Gibranta đến Căngđi, người ta đã đặt nền móng cho sự thống trị trên biển dưới hai hình thức, chiến tranh và thương mại, ngày mồng 10 tháng 8 năm 1653, con người ba mươi ba lần chiến thắng, vị thuỷ sư đô đốc già, tự nhận là Thánh tổ thuỷ thủ, vị Mactin Hape Tơromp từng đánh bại hạm w (đội Tây Ban Nha ấy, đã bị hạm đội Anh giết chết, nbơươl ta đã thu hồi Đại Tây Dương của hải quân Tây Ban Nha, Thái Bình Dương của hải quân Hà Lan, Địa Trung Hải của hải quân Vòm, và bằng hoạt động hàng hải đã chiếm toàn bộ duyên hải trên thế giới, bằng đại dương người ta nắm giữa toàn cầu, trên biển cả, cờ Hà Lan phải kính cẩn chào cờ Anh quốc, nước Pháp, qua cá nhân đại sứ Măngxin, gập gối trước Ôliviê Cromoen, Cromoen tung hất Cale và Đoongkec[108] như hai quả cầu lông trên một cây vợt, người ta đã khiến cho lục địa phải run sợ, đã quyết định hoà bình, đã tuyên bố chiến tranh, đã cắm ngọn cờ Anh quốc trên tất cả các đỉnh cao, riêng trung đoàn bờ biển sắt của quan hoả hộ đè nặng Châu âu trong khủng khiếp ngang với một đạo quân, Cromoen thường nới: ta muốn người ta phải kính trọng cộng hoà Anh quốc như người ta đã từng kính trọng cộng hoà La Mã. Còn gì thiêng liêng hơn, ngôn luận tự do, bán chí tự do, giữa đường tuỳ ý muốn nới gì thì nói, muốn in gì thì in không bị kiểm soát, kiểm duyệt, thế thăng bằng của các ngai vàng đã bị xoá bỏ, toàn bộ trật tự quân chủ Châu âu mà các vua Xtiua cũng tham gia đã bị đảo lộn. Cuối cùng người ta đã thoát khỏi cái chính thể khả ố đó, và nước Anh được tha thứ.
Sáclơ đệ Nhị khoan dung, đã ban bố bản Tuyên ngôn Brêđa[109], ông đã hạ dụ quên cho nước Anh thời kỳ mà con trai của một anh làm rượu bia ở Huntinđon đặt chân lên đầu Luy XIV. Nước Anh nhận tội, hối hận và thở ra. Sự cởi mở của mọi trái tim – chúng tôi vừa nói xong – thật hoàn toàn, giá treo cổ những kẻ giết vua thêm vào niềm vui của toàn dân. Trùng hưng là một nụ cười, nhưng một ít giá treo cổ lại không thích hợp, và phải thoả mãn lương tâm công chúng. Tư tưởng vô kỷ luật đã tiêu tan, lòng trung thành được khôi phục. Từ nay tham vọng duy nhất là được làm người dân lành. Người ta đã hết những cơn điên rồ chính trị, ngưu ta nhạo báng nền cộng hoà, người ta chế giễu nền cộng hoà với những thời kỳ đặc biệt mà lúc nào ở cửa miệng cũng có những từ rất kêu. Luật pháp, Tự do, Tiến bộ, người ta cười những giọng điệu khoa trương đó. Việc quay về với lương tri thật đáng khen ngợi, nước Anh đã mơ mộng. Còn gì hạnh phúc bằng thoát khỏi những lầm lạc ấy, Còn gì vô ý thức hơn? Người ta sẽ đi đến đâu nếu ai ai cũng có quyền? Có thể nào hình dung được việc toàn dân thống trị? Có thể nào tượng tượng nổi việc đất nước do toàn thể công dân dẫn dắt? Công dân là cỗ ngựa đóng vào xe và cỗ ngựa đâu phải là anh xà ích. Biểu quyết tức là đem tung tán.[110] Anh có muốn để nhà nước lơ lửng như mây trời không? Đã hỗn loạn thì không thể xây dựng được trật tự. Nếu hỗn mang là kiến trúc sư, công trình sẽ là tháp Baben. Còn gì tàn bạo hơn cái được gọi là tự do đó. Tôi, tôi chỉ muốn vui đùa chứ không muốn cai trị. Bầu với bán làm tôi chán ngấy, tới chỉ thích múa nhảy thôi. Còn gì quý hoa hơn được một nhà vua đảm đương hết mọi việc, ông vua ấy quả là người hào hiệp nên mới chịu vất vả thay cho chúng ta! Hơn nữa, ông ta được nuôi dưỡng để làm cái công việc ấy, ông ta biết nó là cái gì Đó là việc của ông ta. Hoà bình, chiến tranh, pháp chế, tài chính, những việc ấy có quan hệ gì đến các dân tộc? Tất nhiên, nhân dân phải bỏ tiền ra, tất nhiên nhân dân phải phục vụ, nhưng như vậy là đủ rồi. Một phần đã dành cho nhân dân trong chính trị! Chính nhờ nhân dân mà có hai sức mạnh của Nhà nước, là quân đội và ngân sách. Làm người anh và người đóng thuế, thế không đủ hay sao? Còn cần gì nữa? Nhân dân là cánh tay quân sự, là cánh tay tài chính. Nhiệm vụ tuyệt vời Người ta trị vì thay cho nhân dân. Vậy nhân dân phải trả công cho cộng việc đó. Thuế má và thuế phí hoàng gia là những khoản tiền lương do nhân dân trả cho vua chúa hưởng. Nhân dân đóng góp xương máu và tiền bạc, lấy cái đó người ta dẫn dắt nhân dân. Muốn tự dắt mình à? ý nghĩa gì mà kỳ quặc! Nhất thiết phải có người dẫn dắt chứ. Vì ngu muội lên nhân dân là kẻ mù. Người mù chẳng có chó là gì? Có điều, đối với nhân dân, đây là một con sư tử, là nhà vua, vui lòng làm con chó. Phúc đức biết chừng nào! Nhưng tại sao nhân dân lại ngu muội? Vì buộc nó phải thế. Ngu muội là người lính canh của đức hạnh. Chỗ nào không có viễn cảnh, chỗ đó không có tham vọng, kẻ ngu muội đứng trong một cảnh tăm tối bổ ích, nó không cho nhìn và gạt luôn cả thèm khát. Nhờ vậy mà vô tội. Kẻ nào đọc, kẻ đó suy nghĩ, kẻ nào suy nghĩ, kẻ đó phân tích. Không phân tích, đó là bổn phận, đó cũng là hạnh phúc. Những chân lý ấy không thể bàn cãi. Xã hội ngồi lên trên chân lý.
Những lý thuyết xã hội trong sạch bên nước Anh được tái lập như vậy đấy. Quốc gia được hồi phục như vậy đấy Đồng thời người ta quay về với văn chương mỹ lệ Người ta khinh miệt Sêcxpia, và khâm phục Đraiđơn. Draiđơn là nhà thơ vĩ đại nhất của nước Anh và của thế kỷ. Antơ-biuri, người dịch cuốn Acsitophen, nói thế. Chính là thời mà ông Huyê, giám mục Avrắngơ, viết cho Xômedơ, người đã cho tác giả cuốn Thiên đừng bị mất hân hạnh được bác bỏ ông và nhục mạ ông: – Sao ông lại có thể bận tâm vì một của nhỏ mọn như cái ông Mintơn thế? Tất cả đều sống lại, tất cả lại trở về vị trí cũ Đraiđơn ở trên, Sêcxpia Ở dưới, Sáclơ đệ Nhị trên ngai, Cromoen trên giá treo cổ. Nước Anh trỗi dậy từ những nhục nhã và cuồng vọng của quá khứ. Thật là hạnh phúc lớn cho những quốc gia được chế độ quân chủ kẻo về với trật tự trong nước và với thẩm mỹ văn chương.
Những lợi ích như vậy mà không nhận ra thì thật là khó tin. Ngoảnh lưng lại Sáclơ đệ Nhị, lấy vô ơn để thượng cho lòng cao thượng của ông ta lúc bước lên ngôi, chẳng phải là khả Ố hay sao? Huân tước Linơx Clăngsacli đã gây cho những người đứng đắn mối buồn phiền đó. Hờn dỗi với hạnh phúc của Tổ quốc, còn có sai lầm nào hơn nữa!
Người ta được biết rằng năm 1650 nghị viện có ban bố một văn bản: – Tôi hứa trung thành với nền cộng hoà, không vua, không chúa, không quí tộc. Lấy lý do mình đã tuyên thệ quái gở như vậy, huân tước Clăngsacli cứ sống ngoài đất nằm nhà vua, và trước sự hân hoan chung của toàn dân, tưởng mình có quyền buồn bã. ông giữ một lòng quí mến âm thầm đối với cái không còn nữa, một sự quyến luyến kỳ quặc đối với những gì đã tàn tạ. Tha thứ cho ông là việc không thể được, những người có thiện chí nhất xa lánh ông. Bạn bè ông một thời gian lâu dành cho ông cái vinh dự là tưởng ông gia nhập hàng ngũ cộng hoà chỉ để nhìn được gần hơn những chỗ sơ hở của bộ áo giáp công hoà, và để đánh nó chắc ăn hơn khi thời cơ đến, làm lợi cho sự nghiệp thiêng liêng của nhà vua. Những chờ đợi giờ phút thích đáng để giết kẻ thù từ sau lưng thuộc lòng trung thực. Người ta hy vọng như thế ở huân tước Clăngsacli, trong chừng mực người ta còn có khuynh hướng muốn nhận xét ông một cách tốt đẹp. Nhưng trước thái độ lạ lùng khăng khăng với nền cộng hoà của ông, đành phải từ bỏ thiên kiến đó thôi. Tất nhiên huân tước Clăngsacli tin tưởng một cách vững chắc, nghĩa là một cách ngu ngốc.
Những kẻ khoan dung do dự không biết nên giải thích đó là do tính chất ương ngạnh trẻ con hay do tính ngoan cố của người già.
Những người nghiêm khắc, những kẻ chính trực đi xa hơn. Họ làm nhục con người tái phạm kia. Vẫn có quyền ngu dại, nhưng phải biết giới hạn. Người ta có thể là một người cục súc nhưng không được làm một tên phản nghịch. Với lại suy cho cùng, Clăngsacli là ông gì kia chứ. Một kẻ ly khai. ông đã từ bỏ hàng ngũ của ông, từ bỏ giai cấp quí tộc, để sang hàng ngũ địch, hàng ngũ dân chúng. Con người trung thành ấy là một tên phản bội. Đúng, ông “phản bội” kẻ mạnh và trung thành với kẻ yếu, đúng, phe ông bài xích là phe thắng, còn phe ông theo là phe bại, với sự “phản bội này, đúng, ông mất hết. cả đặc quyền chính trị, cả gia đình vợ con, cả tước vị nguyên lão và tổ quốc, ông chỉ được hai chữ lố bịch, ông chỉ lợi có cảnh lưu đày. Nhưng như thế chứng tỏ cái gì? Rằng ông là một tên ngớ ngẩn. Đồng ý thôi.
Vừa phản bội vừa bị lừa, rõ ràng như thế.
Muốn ngớ ngẩn bao nhiều, tuỳ ý, nhưng đừng nêu gương xấu. Người ta chỉ đòi hỏi kẻ ngớ ngẩn phải lương thiện, như vậy chúng có thể tự xem là nền móng của các nền quân chủ. Đầu óc của ông Clăngsacli này không thể tưởng tượng nổi. ông vẫn mù quáng trong ảo ảnh cộng hoà. ông đã để nền cộng hoà lôi cuốn vào và gạt ông ra, ông làm nhục xứ sở của ông. Thái độ ông hoàn toàn phản nghịch. Vắng mặt tức là lăng mạ. Hình như ông xa lánh hạnh phúc của mọi người như xa lánh một thứ bệnh dịch. Trong chuyện lưu đày tự nguyện của ông, có một điều gì như muốn trốn tránh cảnh mãn nguyện của quốc dân. ông xem vương quyền như một thứ bệnh truyền nhiễm. Trên niềm hoan hỉ quân chủ rộng khắp, bị ông xem như một trại hủi, ông là lá cờ đen. Sao! Trên trật tự được lập lại, trên đất nước được chấn hưng, trên tốn giáo được khôi phục, mà mang bộ mặt rầu rĩ như vậy à! Trên cái nền trong sáng ấy mà lại phủ bóng tối như vậy sao! Bất mãn vì đất nước Anh vui sướng. Làm cái chấm đen trên nền trời xanh rộng! Giống như một sự đe đoạt Phản đối ý muốn của đất nước! Từ chối sự đồng tình của mình trước sự tán thành của toàn thể! Thật là khả ố nếu không phải là khôi hài, ông Clăngsacli không nhận thấy là mình có thể đi lầm đường với Cromoen, nhưng phải quay lại với Monkơ chứ. Ta thử xem Monkơ, ông này đang chỉ huy quân đội cộng hoà, Sáclơ đệ Nhị lưu vong, biết ông ngay thẳng, đã viết thư cho ông, kết hợp đức độ với những hành vi khôn ngoan, thoạt tiên Monkơ còn giữ kín, rồi thình tính cầm đầu quân lính lật độ nghị viện phản loạn, và suy tôn nhà vua, thế là Monkơ được phong công tước Alomaclơ có vinh dự cứu thoát xã hội, trở nên giàu có, làm rạng rỡ mãi thời đại mình, và được phong hiệp sĩ dòng Giarơchie với triển vọng được mai táng tại điện Oetminxtơ. Đấy là vinh quang của một người Anh trung thành. Huân tước Clăngsacli đã không đủ trí tuệ để hiểu nổi được lối thi hành nhiệm vụ như vậy. ông say mê và không chuyển biến với cảnh lần đày, ông tự thoả mãn với những câu rỗng tuếch. Con người đó bị tê liệt vì lòng kiêu ngạo. Những từ ngữ lương tâm, phẩm cách, vân vân, nói cho cùng chỉ là những từ ngữ. Cần phải thấy các lõi.
Cái lõi ấy Clăngsacli đã không thấy. Đấy là một lương tâm cận thị, trước khi làm một việc gì cứ muốn nhìn thấy thật gần để ngửi được mùi. Vì vậy mà có những chuyện ghê tởm rất vô lý. Không thể làm thính khách với những trò thanh lịch kiểu ấy. Nhiều lương tâm quá hoá ra tàn tật. Ngần ngại là anh cụt tay trước thanh vương trượng phải nắm lấy, và anh quan thị trước số tài sản phải cưới về. Nên cảnh giác với những chuyện ngần ngại. Chúng dẫn đi xa đấy. trong trung thành vô lý dẫn ta đi xuống sâu như một chiếc thang của hầm ngầm. Một bực, một bực, rồi một bực nữa, thế là ta đứng trong bóng tối. Người khôn ngoan quay lên, kẻ dại dột đứng lại. Không nên nhẹ dạ để lương tâm đi vào chỗ ghét đời. Từng nấc, từng nấc, người ta đi đến những sắc độ đen thẫm của tiết thánh chính trị. Thế là hỏng. Câu chuyện ly kỳ của huân tước Clăngsacli như vậy đấy.
Các nguyên tắc cuối cùng trở thành vực sâu.
ông ta thường dạo chơi tay chắp sau lưng, dọc bờ hồ Giơnevơ, bước tiến hay thật!
Ỏ Luân đôn đôi khi người ta cũng nhắc đến con người vắng mặt ấy. Trước dư luận công chúng, ông hầu như là một kẻ bị kết tội. Ti ta cân nhắc phải trái. Nghe xong câu chuyện người ta dành cho ông cái tiếng ngu ngốc.
Nhiều người, trước đây tích cực với nền cộng hoà quá cố đã quy thuận giống họ Xtiua. Đó là điều phải khen họ. Tất nhiên họ cũng nới xấu nền cộng hoà đôi tí. Những người ương ngạnh thường quấy rầy kẻ dễ tính. Những kẻ tài trí, được vì nể và trọng đãi ở triều đình, bực mình vì thái độ khó chịu của ông, nói một cách không ngại ngùng: – Sở dĩ ông ta không tán thành là vì chưa được trả cao giá thôi… vân vân. ông ta muốn cái cương vị tể tướng mà nhà vua đã ban cho huân tước Haiđơ kia, vân vân. Một trong những “bạn cử của ông còn đi đến chỗ rỉ tai: chính ông ta nói thế với tôi. Đôi khi, mặc dầu cô độc, qua các người bị trục xuất mà ông gặp, qua những người giết vua trước như Andriu Broton, Ở tại Lôzan, Linơx Clăngsacli cũng được nghe phong phanh về những chuyện ấy, Clăngsacli chỉ khẽ nhún vai, dấu hiệu đần độn nặng.
Có lần ông thêm vào cái nhún vai ấy mấy tiếng sau đây nói rất khẽ: Ta thương hại cho những kẻ nào tin vào điều đó
IV Sáclơ đệ Nhị, con người hiền lành, khinh miệt ông ta. Hạnh phúc của nước Anh dưới thời Sáclơ đệ Nhị còn hơn cả hạnh phúc, đó là cảnh sung sướng tuyệt vời. Trùng hưng là một bức tranh đen sạm được quang dầu lại, toàn bộ quá khứ đều hiện trở về. Những thuần phong mỹ tục ngàn xưa lại trở về, các phu nhân xinh đẹp ngự trị và cầm quyền. Evơlin đều có ghi lại cả, trong nhật ký của ông ta viết: “Dâm dật, phạm thánh, khinh thường Chúa. Một chiều chúa nhật nọ tôi thấy nhà vua cùng đám đĩ điếm, Pormơt, Clevơlan, Mazaranh và hai ba ả khác, tất cả hầu như trần truồng trong cung du hí. Trong bức tranh đó người ta cảm thấy có đôi chút bực mình nhưng Evơlin là một tín đồ thanh giáo khó tính, có đôi chút mơ mộng cộng hoà, ông ta không chịu được cái gương sáng có lợi cho vua cháu qua những trò vui chơi kiểu Babilon ấy, những trò rốt cuộc làm cho cảnh xa hoa thêm đậm đà màu sắc, ông ta không hiểu nổi lợi ích của những thói hư tật xấu. Nguyên tắc, muốn có đàn bà đẹp thì không nên triệt bỏ thói hư tật xấu. Nếu không, anh sẽ như những thằng ngu giết hết sâu nhộng nhưng lại thích chơi bướm vàng.
Như chúng tôi vừa nói, Sáclơ đệ Nhị phong thanh biết có một người không chịu phục tùng tên là Clăngsacli, nhưng Giắc đệ Nhị lại để tâm đến nhiều hơn Sáclơ đệ Nhị cai trị một cách mềm dẻo, đó là đường lối của ông, phải nói ông ta không vì thế mà cai trị kém hơn. Để chế ngự gió, người thuỷ thủ đôi khi dùng một kiểu nút lỏng lẻo. mặc cho gió siết chặt. Đó là cái ngu ngốc của bão táp và của nhân dân.
Cái nút lỏng lẻo kia chẳng mấy lúc siết chặt, đấy là lối cai trị của Sáclơ đệ Nhị.
Dưới thời Giắc đệ Nhị bắt đầu việc thắt chặt. Cần phải thắt chặt những gì còn lại của cách mạng. Giắc đệ Nhị có cái tham vọng đáng khen muốn làm một ông vua có hiệu lực. Triều đại Sáclơ đệ Nhất trước mắt ông chỉ mới là bước đầu của trùng hưng, Giắc đệ Nhị muốn phục hồi trật tự hoàn toàn hơn nữa. Năm 1660 ông lấy làm tiếc là người ta đã hạn chế chỉ treo cổ có mười tên giết vua, ông ta là một người tái thiết quyền lực thật sự hơn, ông đem lại hiệu lực cho những nguyên tắc cứng rắn, ông đề cao nền công lý chân chính đứng trên những khoa trương tình cảm, và lo lắng đến quyền lợi xã hội trước tiên. Qua những mặt nghiêm khắc có tính chất che chở ấy, người ta công nhận người cha của nhà nước, ông giao bàn tay công lý cho Jepfri, và thanh kiếm cho Kiêckơ. Kiêckơ bội tăng các gương sáng. Một hôm viên đại tá được việc này sai treo cổ rồi lại tháo xuống liên tiếp ba lần vẫn một người ấy, một chiến sĩ cộng hoà, mỗi lần như vậy y lại hỏi:
– Mày có chịu ly khai nền cộng hoà không? Con người tai ác luôn luôn trả lời không, liền bị kết liễu.
– Tôi đã treo cổ nó bốn lần – Kiêckơ khoái trá nói. Những cực hình tái diễn là một dấu hiệu lớn về sức mạnh trong quyền lực. Phu nhân Lainơ, người đã cho con trai ra trận chống Manmao, nhưng lại giấu trong nhà hai anh phiến loạn, bị xử tử. Một anh phiến loạn khác đã thẳng thắn tuyên bố là một phụ nữ theo phái tái rửa tội[111] đã cho anh ta ẩn náu, nên được tha, còn người phụ nữ kia thì bị thiêu sống. Một hôm khác Kiêckơ có cho một thành phố hiểu là y biết nó theo phái cộng hoà, bằng cách treo cổ mười chín người tư sản. Những việc đàn áp chính đáng, tất nhiên, khi nghĩ đến chuyện dưới thời Cromoen người ta đã cắt tai xẻo mũi cả tượng thánh bằng đá trong các nhà thờ. Giắc đệ Nhị người đã biết chọn Jepfri và Kiêckơ, là một ông vua sùng bái tôn giáo thật sự, ông ta rất buồn phiền về mấy bà nhân tình quá xấu, ông ta nghe cha La Colôngbie, nhà thuyết giáo cũng gần uyển chuyển như cha Somine, nhưng sôi nổi hơn, và có cái vinh quang làm cố vấn cho Giắc đệ Nhị trong nửa đời trước của mình, và nửa sau lại là người cổ suý cho Mari Alacôcơ[112]. Chính nhờ được nuôi dưỡng bằng sức mạnh tôn giáo như vậy, mà sau này Giắc đệ Nhị có thể chịu đựng một cách rất đường hoàng cuộc lưu đày, và khi ẩn dật tại Xanh Giecmanh, cho ta hình ảnh một nhà vua trác việt trong nghịch cảnh, bình thản sờ người mắc bệnh tràng nhạc, chuyện trò với người theo phái Giê-duyt[113].
Người ta hiểu là một ông vua như vậy, trong chừng mực nào đó, phải để tâm đến một người bất kham như huân tước Clăngsacli. Vì tước vị nguyên lão cha truyền con nối vẫn có đôi chút tương lai, nên tất nhiên Giắc đệ Nhị không ngần ngại gì, nếu phải dè dặt với vị huân tước này.
Chú thích:
[102] Crem Well O599 – 1658): một chính khách có tài của nước Anh; đã truất phế vua Sáclơ đệ Nhất và dùng chế độ độc tài để cai trị nước Anh.
[103] Luy XIV (Louis XIV 1638 – 1715): Vị vua danh tiếng, đã làm rực rỡ trước Pháp thế kỷ XVII.
[104] Trimalcion là một nhà lý tài mới mọc thời La mã suy tàn. Ca ton (234 – 159) là một nhà đại hùng biện của Cổ Là mã. ông ngăn chặn thói ăn chơi xa hoa làm cho La mã đồi bại Đồng nghĩa với ngưu chủ trương sống khắc khổ.
[105] Cuộc chiến tranh tôn giáo trà chính trị giữa nhau nước ở Châu âu (1618 – 1648). Chủ yếu do những mâu thuẫn giữa các phái thiên chúa giáo và các phái tân giáo.
[106] Cuộc khởi nghĩa (1648 – 1653) ở phúz Tây nước Pháp chống chế độ nhiếp chính của Anne ở Autnche và Mazann (triều vua Luy XIV).
[107] Các tỉnh Liên hiệp (Provinces Unies): Tên của bảy tỉnh ở Hà Lan. liên minh chống lại Philíp đệ Nhị năm 1579.
[108] Calais và Dunkerque là hai hải cảng quan trọng ở bờ biển phía bắc của nước Pháp
[109] Hiệp ước năm 1667 giữa Anh và Pháp, trao trả cho nhau những đất đai xâm chiếm được ở Châu Mỹ.
[110] Trong đoạn này, Vichto Huy gô mỉa mai quan điểm của phái trùng hưng ở Anh thời ấy (N.D).
[111] Giáo phái này không thừa nhận lễ rửa tội trẻ con là đủ, nên ai muốn theo phái họ thì phải rửa tội lại lần thứ hai.
[112] Alacoque: nữ tu sĩ được tuyên phúc và phong thánh.
[113] Giáo phái (gốc ở tên của Giê-su) do Ignace de Loyola thành lập năm 1534. Theo nghĩa xấu là bọn giả dối.