Bước 1: Chuẩn bị
Topic cho bài viết (x keyword research)
2 bước xác định topic cho bài viết:
- Nhóm các bài viết hiện tại của website theo cá topic chính
- Sử dụng Content Gap (trong công cụ Ahrefs) để tìm kiếm thông tin còn thiếu trong topic đó
Lưu ý 2 vấn đề sau:
- 1 Bài viết cần cóp tối thiểu 5 đến 7 heading cho nó để đảm bảo độ chuyên sâu
- 1 Topic cần có tối thiểu 20 bài viết chuyên sâu & đề cập các vấn đề khác nhau bao phủ chủ đề này
Heading + Subheading
-
Câu hỏi cần trả lời
Mục đích tìm kiếm của người dùng là gì?
=> Nội dung nào cần đề cập để dáp ứng được mục đích tìm kiếm đó
-
Chủ đề liên quan
Thắc mắc nào của người dùng cần phải trả lời để giúp họ hiểu hơn về chủ đề đó?
=> Dùng thêm 1 số công cụ khác hỗ trợ để hiểu rõ hơn thắc mắc của người dùng khi mà search topic đó là gì? Qua 2 công cụ sau:
- Answer The Public
- Questions (Ahrefs)
Sau khi đã hiểu rõ vấn đề thắc mắc của người dùng, thì việc tiếp theo sẽ chủ yếu chọn trả lời trọng tâm của vấn đề đó:
- RÕ RÀNG
- CHÍNH XÁC
- ĐI THẲNG VÀO TRỌNG TÂM
Internal link & External link
Hiểu rõ vấn đề nội dung có cần mở rộng thêm các bài viết chi tiết nào không? Hoặc là link tới các bài viết chủ đề khác nào liên quan không? Để có thể tối ưu trải nghiệm người dùng.
Thông qua việc Internal link & External link để nó kết nối với chủ đề Google, để Google nhận biết chủ để cảu bạn thông qua bài viết cụ thể và cũng như thông qua các liên kết mà bạn links tới và kèm theo các liên kết mà bạn nhận về.
Internal link & External link đảm bảo:
- Liên quan đến nội dung bài viết
- Giúp người dùng mở rộng kiến thức. tìm hiểu thêm thông tin mới
Để 1 phần nào đó Internal link & External link hiểu hơn nội dung bài viết, giúp bài viết bạn chuyên sâu hơn và giúp cho bên phía người đọc mở rộng kiến thức. tìm hiểu thêm thông tin mới
Khi đã có outline về bài viết, bước kế tiếp cần làm chính là viết content
Bước 2: Viết Content
Tổng hợp ý tưởng viết bài
Đối với từng heading/subheading, tổng hợp ý tưởng bằng cách:
- Tham khảo website đối thủ
- Tham khảo website nước ngoài
Lưu ý:
- Chọn những bài viết có Top Google & traffic cao.
- Chú ý design & bố cục, cấu trúc của bài viết đó để tối ưu trải nghiệm người dùng cho content của mình.
Viết bài
Tiêu đề:
- Từ khóa chính nằm về phía bên trái
Vd: “Thiết kế sân vườn: 3 mẫu đẹp nhất 2019” thay vì “3 mẫu thiết kế sân vườn đẹp nhất 2019“
- Dưới 70 ký tự
- Có chứa số (số lẻ sẽ tốt hơn số chẵn)
- Chứa tính từ đề cập đến lợi ích người đọc nhận được.
Mở bài:
Ngắn gọn súc tích & trả lời được 3 câu hỏi:
- Who: Bài viết này dành cho ai? (để người đọc biết họ đã tìm đến đúng nơi)
- What: Bài viết này giúp được gì cho người đọc? (mô tả các vấn đề của người đọc gặp phải)
- How: Bài viết giúp họ bằng cách nào? (sơ lược qua cách thức bạn giúp họ)
Heading:
- Mỗi bài viết cần có 5 đến 7 Heading
- Mỗi heading tối thiểu 300 chữ, cung cấp đủ nội dung cho người đọc
- Các thẻ H2 phải hỗ trợ làm rõ nghĩa (support) H1, H3 support H2
- Sử dụng các LSI keywords khác trong từng đoạn content – LSI keyword là từ khóa liên quan đến từ khóa chính
Thân bài:
- Tối ưu Readability: Mỗi đoạn nên có 2 câu, xuống hàng nhiều lần để dễ đọc
- Chèn hình ảnh minh họa hữu ích (biểu đồ, Infographic, tóm tắ nội dung visual trực quan để người đọc dễ hình dung)
- Tối ưu alt tag cho hình ảnh bằng từ khóa chính của bài viết
- Chú ý in đậm & in nghiêng những từ quanb trọng trong bài => điều hướng sự chú ý của người đọc.
- Chèn block quotes vào những mục Note, Tip, Ghi nhớ,… Để người đọc dễ thấy
- Internal link & External link đến những bài viết liên quan để mở rộng chủ đề (bước đã thực hiện ở Bước 1)
- Sử dụng câu đơn, dễ hiểu
- Chọn lựa từ ngữ dễ hiểu theo level học sinh cấp 2 (không dùng từ quá khó hiểu, khiến người đọc bối rối)
- Quy tắc 20%: Sai khi viết bài xong, đọc lại toàn bộ bài viết và tự ép bản thân bỏ 20% câu chữ để khiến bài viết súc tích hơn.
Tại sao bạn cần phải sử dụng đến 20 chữ trong khi có thể diễn đạt cùng ý nghĩa đó chỉ bằng 7 chữ?
Edit & Tối ưu:
- Check lại chính tả, câu văn
- Đảm bảo bài viết có bố cục sắp xếp nội dung hợp lý
- Đảm bảo trả lời đầy đủ các câu hỏi của người đọc