Tâm lý học căn bản
Chương 12 – Phần 4
IV. CÁC DẠNG RỐI LOẠN CHỦ YẾU
Tôi còn nhớ mình đi ngược dốc con đường, lúc ấy mặt trăng sáng vằng vặc trên bầu trời, rồi đột nhiên mọi vật quanh tôi dường như xa lạ hẳn giống như tôi đang ở trong một giấc mơ vậy. Tôi cảm thấy cơn hoảng sợ trào dâng trong lòng, nhưng tôi tìm cách xua đi và tiếp tục sải bước. Đi được khoảng 1/4 dặm thì cơn hoảng sợ càng lúc càng tệ hại hơn… Giờ đây, người tôi toát mồ hôi đầm địa, người cứ run lên từng cơn, tim đập thình thịch, và đôi chân nặng như đeo chì… Khiếp hãi, tôi đứng lại chẳng còn biết làm gì nữa. Một tí khôn ngoan còn sót lại giục tôi quay về nhà. Dù vậy tôi cử động thật chậm chạp, gần như đứng sửng trên đường. Tôi không thể nhớ lại chuyến quay về thực sự đã diễn ra như thế nào, cho đến khi vào được bên trong nhà tôi ngã vật ra và kêu khóc không ngơi. (Melville, 1977, pp. 1, 14).
1. Các rối loạn dạng lo âu
Thỉnh thoảng tất cả chúng ta đều trải qua trạng thái lo âu* (anxiety), cảm thấy sợ hãi hay căng thắng, nhằm phản ứng lại các tinh huống khẩn trương, tình trạng lo âu ấy không có gì “bất ổn” cả; mọi người đều cảm thấy lo âu đến một mức độ nào đó, và thông thường chính phản ứng đối với stress giúp ích chứ không gây trở ngại cho sinh hoạt thường ngày. Thí dụ, nếu không có lo âu thi hầu hết chúng ta sẽ không có động cơ học tập chuyên cần, chịu chấp nhận các thử thách thể xác, hoặc một nhiều giờ miệt mài trong công việc.
Nhưng một số người, như nhân vật đã viết đoạn văn nêu trên, trải qua cơn lo âu trong các tình huống không có nguyên cớ nào bên ngoài tác động đến. Khi tinh trạng lo âu xảy ra không do nguyên nhân bên ngoài và bắt đầu gây nguy hại cho sinh hoạt thường nhật của con người, thì tình trạng ấy bị xem là rối loạn tâm lý mệnh danh là rối loạn có dạng lo âu (anxiety disorder). Có bốn loại rối loạn lo âu chủ yếu: rối loạn dạng lo âu vô cớ, rối loạn khủng hoảng, rối loạn dạng ám ảnh sợ hãi, và rối loạn ám ảnh cưỡng bách.
* Lo âu (anxiety): Cơn sợ hãi thâm nhập toàn diện, tình trạng lo âu là một dạng của chứng loạn trí/ loạn thần kinh (neurosis) trong đó lo âu chi phối đời sống bệnh nhân, tình trạng này có thể chữa trị bằng liệu pháp tâm lý (psycho therapy), liệu pháp cư xử (behavioral therapy), và thuốc an thần (theo Từ điển Y học).
a. Rối loạn dạng lo âu vô cớ. Như tên gọi hàm ý, rối loạn dạng lo âu vô cớ (generalized anxiety disorder) là một rối loạn trong đó một cá nhân trải qua một trạng thái lo âu kéo dài và nhất quán, nhưng lại không biết nguyên nhân nào tác động. Những người này sợ hãi điều gì đó, nhưng không thế nói được đều ấy là gì. Vì lo âu nên họ không thể sinh hoạt như bình thường. Họ không có khả năng tập trung chú ý, không đủ sức gạt cơn sợ hãi ấy qua một bên, và cuộc sống của họ bị vây hãm bởi trạng thái lo âu, tình trạng lo âu ấy cuối cùng sẽ gây ra các rối loạn sinh lý. Do tình trạng cảnh giác và căng thẳng cơ bắp cao độ, những cá nhân bị chứng lo âu vô cớ sẽ bắt đầu cảm thấy nhức đầu, choáng váng, trống ngực đập, hoặc chứng mất ngủ (Insomnia). Hình 12–1 trình bày các triệu chứng thường thấy nhất.
b. Rối loạn dạng kinh khủng. Trong một loại rối loạn dạng lo âu khác, gọi là rối loạn dạng kinh khủng (panic disorder), những cơn kinh khủng (panic attacks) kéo dài từ vài giây cho đến vài giờ đồng hồ. Trong một cơn, như cơn kinh khủng miêu tả ở đầu đoạn này, tình trạng lo âu kinh niên đang diễn ra lại đột ngột tăng lên đến cực điểm, và cá nhân ấy cảm thấy cái chết lửng lơ trên đầu và không sao tránh được. Dù triệu chứng có khác biệt nhau đối với mỗi người, tựu trung vẫn là trống ngực đập thình thịch, hơi thở gấp rút, mồ hôi xuất ra đâm đìa, mệt ngất và choáng váng, mót tiểu, cảm thấy đau nhói ở dạ dày và – trong trường hợp cực điểm – có cảm giác sắp chết đến nơi. Sau khi bị một cơn kinh khủng như vậy, không lấy làm lạ rằng người ta thường cảm thấy mệt lả đi.
c. Rối loại dạng ám ảnh sợ hãi. Sợ bị nhốt kín (claustrophobia). Sợ cao độ (acrophobia). Sợ người lạ (xenophobia). Dù các tên gọi này giống như tên các nhân vật trong một vở bi kịch Hy Lạp, thực tế chúng là tên gọi các bệnh thuộc một nhóm rối loạn tâm lý gọi là ám ảnh sợ hãi. Ám ảnh sợ hãi (phobias) là các cơn sợ hãi căng thẳng và vô lý đối với các sự việc hay tình huống đặc biệt. Thí dụ, ám ảnh sợ bị nhốt kín (claustrophobia) là sợ các nơi kín đáo, và ám ảnh sợ người lạ (xenophobia) là sợ gặp người lạ mặt. Mặc dù mối nguy cơ khách quan phát sinh bởi kích thích gây tình trạng lo âu (là bất cứ thứ gì, như bạn thấy ở Bảng 12–2) nói chung không đáng kể hoặc không hiện hữu, nhưng đối với người bị ám ảnh thì kích thích rất nguy hiểm, và một cơn kinh khủng đến choáng người có thể xảy ra khi gặp phải kích thích ấy. Các rối loạn dạng ám ảnh sợ hãi khác biệt với các rối loạn dạng lo âu vô cớ và các rối loạn dạng kinh khủng ở chỗ các rối loạn này do một số kích thích cụ thể và nhận diện được khiến cho người ta phát sinh phản ứng lo âu.
Các ám ảnh sợ hãi chỉ gây ảnh hưởng không đáng kể đối với cuộc sống của người bệnh nếu như họ có thể tránh né các sự vật gây sợ hãi. Thí dụ, trừ phi là người lính cứu hỏa hay là người nghệ sĩ đi dây xiếc, thì ám ảnh sợ độ cao ảnh hưởng rất ít đến cuộc sống con người. Ngược lại, sợ người lạ lại là một ám ảnh có hại hơn. Trong một ca bệnh cực đoan, một bà nội trợ ở Washington trong vòng 30 năm chỉ rời nhà có 3 lần duy nhất – một lần đi thăm gia đinh, một lần để chịu giải phẫu, và một lần để mua kem lạnh cho người bạn đời đang hấp hồn của bà.
** Ám ảnh sợ hãi (phobia) tình trạng sợ hãi mãnh liệt và có tính bệnh lý đối với một biến cố hay sự vật đặc biệt. Tránh tình huống gây sợ hãi có thể hạn chế nghiêm trọng cuộc sống con người và khiến cho họ câm thấy đau khổ. Các loại ám ảnh sợ hãi chính là ám ảnh sợ hãi đặc biệt (specific phobias, sợ riêng các vật đặc biệt, như dao nhọn chẳng hạn); sợ khoảng rộng (agoraphobia); sợ giao tiếp xã hội (social phobias, sợ gặp gỡ mọi người); và ám ảnh sợ súc vật (animal phobias, như sợ nhện, sợ chuột, hoặc sợ chó). Chữa trị bằng liệu pháp cư xử (behavioral therapy), đặc biệt là giải cảm thụ (desensitization) và gây tràn ngập (flooding). Tâm lý liệu pháp và dược liệu pháp cũng có công hiệu (theo Từ điển Y học).
d. Rối loạn dạng ám ảnh cưỡng bách. Trong rối loạn dạng ám ảnh cưỡng bách (obsessive compulsive disorder) người ta bị khó chịu vì các ý tưởng vô ích, gọi là các ám ảnh, hoặc cảm thấy phải thực hiện một số hành động, gọi là các cưỡng bách, đi ngược lại ý chí của họ.
Ám ảnh * (obsession) là một ý tưởng hay khái niệm diễn ra liên tiếp nhiều lần trong tâm tư con người. Thí dụ, một sinh viên có thể không sao dừng được cảm nghĩ rằng mình đã quên ghi tên vào bài thi và trong suốt hai tuần lễ cứ loay hoay nghĩ cách lấy lại bài thi đã nộp. Một người đàn ông đang đi nghỉ mát và suốt thời gian ấy cứ thác mắc không biết mình có khóa cửa khi ra đi không. Một phụ nữ nghe tiếng âm vang trong đầu nhiều lần. Trong một trường hợp, người ta đều không muốn có ý nghĩ hay khái niệm ám ảnh nhưng lại khó lòng gạt ra khỏi tâm trí. Dĩ nhiên, nhiều người trong chúng ta thỉnh thoảng bị các cơn ám ảnh nhẹ, nhưng thông thường các ý tưởng ấy chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn mà thôi. Tuy nhiên, đối với những người bị ám ảnh nghiêm trọng, các ý nghĩ lưu lại trong tâm tư trong nhiều ngày hoặc nhiều tháng và có thể gồm các hình ảnh kỳ quặc, gây cảm giác khó chịu. Trong một ca ám ảnh cổ điển, bệnh nhân than phiền bị quấy nhiễu bởi các ý nghĩ “ghê gớm” như sau:
Khi nghĩ đến người bạn trai cô mong anh ta chết đi, khi thân mẫu cô bước xuống cầu thang cô “mong bà té gãy cổ”; khi người chị nói đến dự tính dẫn có con gái nhỏ đi tắm biển, cô “mong cả hai đều bị chết đuối”. Các ý nghĩ này “làm cho tôi kích động. Tôi yêu thích chúng; tại sao tôi lại muốn các điều ghê gớm ấy xảy ra? Nó làm tôi rối tung lên, khiến tôi cảm thấy điên hết lên và không còn thuộc vào xã hội nữa”.
* Ám ảnh (obsession): một ý tưởng, cảm giác, hay hành động xảy ra nhiều lần, khiến người ta khó chịu và lo âu, nhưng lại không thể từ bỏ được. Dù ám ảnh chi phối bệnh nhân, người bệnh cũng nhận thấy được sự vô nghĩa của cảm tính và cố gắng gạt bỏ nó đi. Nỗi ám ảnh có thể là một hình ảnh sống động, một ý tưởng, một cơn sợ hãi (thí dụ, sợ bị lây nhiễm bệnh), hay một xung động thúc đẩy (thí dụ, muốn rửa tay mãi). Đây là một đặc trưng của chứng loạn tâm thần ám ảnh (obsessional neurosis), và đôi khi của bệnh trầm cảm (depression), hay của một trạng thãi hữu cơ như viêm não (encephalitis) chẳng hạn. Có thể chữa trị bằng liệu pháp cư xử và thuốc an thần.
Người ta cũng có thể trải qua các tình trạng bị cưỡng bách (compuisions), là một loại bệnh thuộc rối loạn dạng ám ảnh cưỡng bách, tức là tình trạng bị ép buộc thực hiện nhiều lần một hành vi kỳ lạ và không hợp lý, ngay bản thân họ cũng nhận thấy được. Dù hành vi bi cưỡng bách có là gì đi nữa, người ta vẫn cảm thấy cực kỳ lo âu nếu như họ không thể thực hiện được hành vi ấy, thậm chí trong trường hợp hành vi ấy là thứ mà họ muốn ngưng lại. Những hành vi ấy có thể là khá tầm thường, như cứ mở lò sưởi ra nhiều là để xem đã xoay trở củi đốt chưa, hoặc ít thấy hơn như nhu cầu tắm rửa liên tục chẳng hạn. Thí dụ, hãy tìm hiểu trường hợp báo cáo về một phụ nữ 27 tuổi bị cưỡng bách thực hiện nghi thức vệ sinh như sau:
Trước tiên Bess cởi hết quần áo ra theo một chuỗi động tác dự định sẵn. Cô sẽ bày từng món trang phục vào những chỗ nhất định trên giường, và kiểm tra từng món để xem món nào “bị dơ”. Sau đó cô kỳ cọ khắp người, bắt đầu từ hai bàn chân rồi kỳ cọ tỉ mỉ dần lên đầu, dùng khăn lau một vài vùng cơ thể. Bất kỳ món quần áo nào hơi “bị bẩn” đều bị quẳng vào máy giặt, quần áo sạch đặt thế vào chỗ trống. Cô sẽ mặc quần áo vào theo thứ tự ngược lại lúc cởi ra. Nếu có gì sai lệch thứ tự này, hoặc nếu Bess nghĩ rằng cô đã quên bỏ món đồ bẩn nào, cô sẽ tái diễn toàn bộ chuỗi động tác ấy. Không phải hiếm khi cô làm việc này đến 4 hay 5 lần trong một buổi tối.
Không may cho những người bị rối loạn dạng ám ảnh cưỡng bách, việc thực hiện nghi thức cưỡng bách cũng không làm cho họ giảm bớt lo âu. Họ thường phải sống trong căng thăng không lúc nào ngớt.
** Tình trạng bị cưỡng bách(compuision): một ám ảnh (obsession) có dạng hành động máy móc, như hành động quét đi quét lại nhiều lần vì sợ dơ bẩn (theo từ điển Y học)
BẢNG 12–2
GÁN CHO CƠN SỢ HÃI MỘT TÊN GỌI CHÍNH XÁC
Ám ảnh sợ hãi | Kích thích |
Sợ độ cao (Acrophobia) | Cao độ |
Sợ gió (Aerophobia) | Bay |
Sợ khoảng rộng (Agoraphobia) | Khoảng trời rộng |
Sợ mèo (Ailurophobia) | Mèo |
Sợ xe cộ (Amaxophobia) | Xe cộ, lái xe |
Sợ hoa (Anthophobia) | Hoa các loại |
Sợ người (Anthrophobia) | Người |
Sợ nước (Aquaphobia) | Nước |
Sợ nhện (Arachnophobia) | Nhện |
Sợ sét đánh (Astraphobia) | Ánh chớp |
Sợ sấm sét (Brontophobia) | Tiếng sấm |
Sợ bị nhốt kín (Claustrophobia) | Nơi kín đáo |
Sợ chó (Cynophobia) | Chó |
Sợ loạn trí (Dementophobia) | Loạn trí |
Sợ sông nước (Gephyrophobia) | Cầu bắc qua sông |
Sợ loài bò sát (Herpetophobia) | Loài bò sát |
Sợ nước (Hydrophobia) | Nước |
Sợ vật nhỏ (Microphobia) | Vi khuẩn |
Sợ chuột (Microphobia) | Chuột |
Sợ bẩn (Mysophobia) | Bẩn hay vi khuẩn |
Sợ con số (Numerophobia) | Các con số |
Sợ đêm tối (Nyctophobia) | Bóng tối |
Sợ đám đông (Ochlophobia) | Đám đông |
Sợ rắn (Ophidiophobia) | Rắn |
Sợ chim (Ornithophobia) | Chim |
Sợ tiếng động (Phonophobia) | Tiếng nói ồn ào |
Sợ lửa (Pyrophobia) | Lửa |
Sợ chết (Thanatophobia) | Chết |
Sợ lông tóc (Trichophobia) | Lông tóc |
Sợ người lạ (Xenophobia) | Người lạ |
e. Các nguyên nhân gây rối loạn dạng lo âu. Không một cơ chế nào giải thích được tất cả mọi trường hợp rối loạn dạng lo âu, và mỗi quan điểm về tác phong cư xử bất bình thường mà chúng ta thảo luận trên đây đều đề cập đến một vài điểm về nguyên nhân của dạng rối loạn này. Tuy vậy, các quan điểm y học, tác phong, và tiến trình trí tuệ gây ảnh hưởng đặc biệt đến cách suy nghĩ của các nhà tâm lý.
Xuất phát từ quan điểm y học, các lý thuyết sinh học đã chứng minh rằng các nhân tố di truyền đóng một vai trò quan trọng trong các rối loạn dạng lo âu. Thí dụ, nếu một người trong cặp song sinh đơn hợp tử bị rối loạn dạng kinh khủng, thì người kia có đến 30% cơ hội cũng sẽ bi bệnh tương tự. Một chứng cứ khác cho thấy một số trường hợp thiếu hụt hóa chất trong não bộ có thể gây ra một vài rối loạn dạng lo âu. Đặc biệt, một vài chất dẫn truyền thần kinh mà chúng ta đề cập ở chương 2 được xác nhận sản sinh rất ít ở những người bị rối loạn dạng ám ảnh cưỡng bách.
Các nhà tâm lý theo quan điểm tác phong lại dùng phương pháp khác hẳn, nhấn mạnh đến các nhân tố hoàn cảnh. Họ xem trạng thái lo âu là một phản ứng đối với stress do tiêm nhiễm mà có. Thí dụ, giả sử một bé gái bị chó cắn. Sau này khi nhìn thấy chó, em sẽ hoảng sợ bỏ chạy – một hành vi làm giảm lo âu và do đó khích lệ hành vi tránh né của em. Sau nhiều lần gặp phải chó em đều sử dụng thành công hành vi tránh né, em có thể hình thành một ám ảnh sợ gió đúng nghĩa.
Cuối cùng, quan điểm tiến trình trí tuệ cho rằng các rối loạn dạng lo âu đều là hậu quả của các ý nghĩ không phù hợp và không chính xác về các tình huống gặp phải trong cuộc sống của con người. Thí dụ, những người bị các rối loạn dạng lo âu có thể xem một chú chó con thân thiện như một con bò đực hung ác, hoặc họ có thể thấy một tai nạn trên không mỗi khi ở gần chiếc phi cơ. Theo quan điểm này, chính lối suy nghĩ lệch lạc về ngoại giới là nguồn gốc gây ra các rối loạn dạng lo âu.
2. Các rối loạn biểu hiện ở cơ thể: Khi rối loạn tâm lý dẫn đến rối loạn cơ thể
Hầu hết mọi người chúng ta đều biết những người cứ luôn miệng than phiền về các cơn bệnh vừa qua của họ, thậm chí một câu xã giao như: “Bạn khỏe chứ?” cũng được trả lời bằng một lô nhiều câu phàn nàn, kể lể dông dài. Những người luôn miệng phàn nàn về các rối loạn cơ thể ấy đều rất bận tâm đến sức khỏe của bản thân họ, và có những cơn sợ hãi thiếu thực tế về bệnh tật, thường bị một rối loạn gọi là bệnh tưởng. Mắc phải bệnh tưởng (hypochondriasis), người ta thường xuyên sợ bị bệnh, và các cảm giác cơ thể đều bị ngộ nhận là các dấu hiệu bị bệnh. Không phải các “triệu chứng” là giả tạo; chính những người bị bệnh tưởng thực sự bị những cơn đau nhức giống như phần lớn chúng ta cảm thấy khi bị bệnh thực tế vậy. Chính sự ngộ nhận các cảm giác này là các triệu chứng của một bệnh đáng sợ nào đó – thường gặp phải các chứng cứ ngược lại không thể tranh cãi được về mặt y học – đặc trưng cho bệnh tưởng.
Bệnh tưởng chỉ là một thí dụ về một nhóm rối loạn gọi là các rối loạn biểu biện ở cơ thể(somatoform disorders), các rối loạn tâm lý có dạng một cơn đau nào đó ở cơ thể. Mặc dù người bị dạng rối loạn này báo cáo các triệu chúng cơ thể, vẫn không có một rối loạn thân thể căn bản nào xảy ra, hoặc nếu có thì phản ứng của người ấy cũng thổi phồng triệu chứng ấy lên rất nhiều. Chỉ khi nào một kiểm tra cơ thể loại trừ các rắc rối sinh lý thì người ta mới có thể thực hiện được cuộc chẩn đoán về dạng rối loạn này.
* Bệnh tưởng(Hypochondria/Hypochondriasis): có định kiến xấu và các chức năng tự nhiên trong cơ thể và về tình trạng sức khỏe của bản thân, tình trạng này có thể dẫn đến chứng loạn thần kinh gây khuyết tật (Handping Neurosis) chi phối cuộc sống của bệnh nhân. Trường hợp nặng nhất là dạng có ảo tưởng kém sức khỏe, thường do chứng trầm cảm gây ra. Chữa trị bằng biện pháp trấn an (Beassurance), thuốc chống trầm cảm (Antidepressant Drugs), và/hay tâm lý liệu pháp (Psychotherapy), nhưng bệnh chứng thường kéo dài thành mạn tính (theo Từ điển Y học).
Ngoài bệnh tưởng, một loại rối loạn biểu hiện ở cơ thể – chủ yếu khác là rối loạn chuyển dạng (Conversion disorder). Ngược lại bệnh tưởng trong đó không có rối loạn cơ thể thực sự, Các rối loạn chuyển dạng có rối loạn cơ thể thực sự như mất khả năng vận dụng một cơ quan cảm giác hoặc không thể cử động toàn bộ hay một phần cánh tay hay cẳng chân. Nguyên nhân gây ra rối loạn cơ thể ấy thuần về mặt tâm lý. Trong rối loạn này hoàn toàn không có lý do sinh học. Một số trường hợp cổ điển của Freud liên hệ đến các rối loạn chuyển dạng. Thí dụ, một bệnh nhân của Freud đột nhiên không đủ sức sử dụng cánh tay của bà ta, hoàn toàn không do một nguyên nhân sinh lý rõ rệt nào. Sau đó, chỉ do bất ngờ bà lại sử dụng được cánh tay ấy.
** Chuyển dụng (Conversion): Trong tâm thần bệnh học (Psychiatry0 sự biểu hiện của xung đột như là các triệu chứng cơ thể (Physical Symptoms). Các chuyên viên về tâm thần bệnh học tin rằng thúc đầy bản năng bị dồn nén được biểu thị dưới dạng mất cảm giác hay vận động, như chứng liệt (Paralysis) chẳng hạn, chứ không dưới dạng ngôn ngữ và hành động. Người ta cho rằng đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng Hysteria.
Các rối loạn thường đặc trưng bởi sự khởi đầu phát bệnh nhanh chóng của chúng. Một buổi sáng người ta thức dậy thấy mình bị mù hay bị điếc, hay cảm thấy bị tê liệt ở một bộ phận cơ thể nhất định. Thí dụ, bàn tay của người ta có thể hoàn toàn bị tê liệt, trong khi phần cánh tay phía trên cổ tay – kiểm soát bởi cùng những dây thần kinh tương tự – vẫn còn cảm giác mà người ta không sao giải thích được nguyên nhân. Tình trạng này được gọi là “tê liệt do găng tay”. bởi vì phần bị mất cảm giác là phần bàn tay nằm trong găng tay, chứ không phải là vùng có liên hệ đến các đường đi của hệ thần kinh (xem hình 12–2).
Hình 12–2: Các vùng có bóng trên cơ thể biểu thị các nơi mà tình trạng tê liệt xuất hiện do hậu quả của rối loạn tâm lý chứ không do tổn thương thực sự ở hệ thần kinh.
Một trong các đặc điểm kỳ lạ nhất của các rối loạn chuyển dạng là tình trạng không hề ưu tư gì về các triệu chứng cơ thể mà hầu hết mọi người đều tin rằng sẽ khiến cho người bệnh lẽ ra phải lo âu ghê gớm. Thí dụ, có trường hợp một người đang trong tình trạng sức khỏe khả quan đột nhiên thức dậy thấy mình bị mù, thế mà người ấy trên thực tế vẫn phản ứng bình thường. Khi tìm hiểu xem hầu hết chúng ta sẽ có cảm tưởng ra sao trong trường hợp thức dậy thấy mình rơi vào tình cảnh này, thì một phản ứng như thế dường như khó mà thích hợp vậy.
Các rối loạn chuyển dạng đôi khi xuất hiện đồng thời ở rất nhiều người. Trong một trường hợp, gần 1/5 số sinh viên phi công ghi tên khám bệnh ở Viện Y học Phi hành thuộc Hải quân Hoa Kỳ (US Naval Aerospace Medical Institute) đều bị các triệu chứng như thị lực bị nhòe, song thị, điểm mù lan rộng, và rối loạn tiêu điểm thị giác. Nhưng người ta không xác minh được số sinh viên này mặc phải một rối loạn cơ thể nào cả. Cuộc kiểm tra cho thấy những người này tìm cách chấm dứt phản ứng khó chịu đối với tình trạng căng thẳng đang gặp phải bằng cách hình thành các phản ứng cơ thể cho phép họ tránh né được các yêu cầu của chương trình huấn luyện. Nhờ đó, tình trạng căng thẳng của họ đã nhẹ bớt qua việc đối phó trực tiếp với một rối loạn cơ thể.
Nói chung, các rối loạn chuyển dạng dường như xảy ra khi một cá nhân rơi vào một tình huống căng thẳng tâm lý có thể giảm bớt đi nhờ một triệu chứng cơ thể. Điều kiện cơ thể ấy cho phép người ta né tránh hay giảm bớt nguyên nhân gây căng thẳng. Như vậy, rối loạn tâm lý biến thành cơn đau cơ thể tác động nhằm làm giảm bớt nguyên nhân gây rối loạn tâm lý ban đầu.
3. Các rối loạn phân ly
Các trường hợp rối loạn tâm lý bi thảm nhất và nổi tiếng nhất (mặc dù thực tế rất hiếm xảy ra) là các rối loạn phân ly (dissociative disorders). Cuốn phim The Three Faces of Eve, tác phẩm Sybil (về một thiếu nữ có đến 16 nhân cách), và các trường hợp những người sống lang thang trên đường phố không có một chút ý niệm gì về nơi ở hiện tại hay về chỗ xuất thân đều là các thí dụ về các rối loạn phân ly. Yếu tố then chốt trong các rối loạn này là tình trạng tách biệt hoặc phân ly) các bộ phận tối quan trọng thuộc nhân cách vốn bình thường hợp nhất với nhau để hành xử có hiệu quả. Tình trạng thiếu hợp nhất này tác động nhằm giúp cho một số bộ phận thuộc nhân cách bị căng thẳng – bởi vì một bộ phận khác có thể bị đẩy vào tình trạng đối mặt với căng thẳng. Nhờ phân ly bản thân khỏi các bộ phận then chốt thuộc nhân cách của mình, những cá nhân bị rối loạn có thể loại trừ được tình trạng lo âu.
* Chứng mất trí nhẹ (Amnesia) tình trạng mất trí nhớ hoàn toàn hay một phần tiếp theo tổn thương thể chất, bị bệnh, hoặc một chấn thương tâm lý (psychological trauma). Chứng quên về sau (anterograde amnesia) là mất trí nhớ đối với các biến cố xảy ra sau các chấn thương; còn chứng quên về trước (retrograde amnesia) là mất trí nhớ đối với các biến cố xảy ra trước chấn thương. Một số bệnh nhân bi cả hai dạng.
Người ta phân biệt được ba loại rối loạn phân ly chính là: đa nhân cách, mất trí nhớ tâm sinh lý và loạn trí tâm sinh lý. Người bị chứng đa nhân cách (dissodative identity/multiple personality disorder) đặc trưng bởi tình trạng có hai hay nhiều nhân cách khác biệt nhau. Mỗi nhân cách có một loạt các điều ưa thích và căm ghét nhất định cùng với các phản ứng đặc biệt đối với các tình huống gặp phải. Một số người bị chứng đa nhân cách thậm chí còn đeo mắt kính khác nhau tùy trường hợp, bởi vì thị lực của họ thay đổi theo từng nhân cách. Ngoài ra, mỗi nhân cách cá biệt ấy còn có thể thay đổi hoàn toàn khi được tìm hiểu riêng rẽ nữa.
Dĩ nhiên, tình trạng khó khăn là chỉ có một cơ thể làm trú sở cho nhiều nhân cách khác nhau, buộc các nhân lịch ấy phải lần lượt xuất hiện. Bởi vì có những dị biệt rất lớn giữa các nhân cách ấy, nên tác phong cư xử của người bệnh – xét toàn diện – tỏ ra thiếu nhất quán vô cùng. Thí dụ, trường hợp nổi tiếng thể hiện trong cuốn phim The Three Faces of Eve, phác họa một phụ nữ hiền lành và ôn hòa Eve White có một nhân cách khác mâu thuẫn kỳ lạ là nhân cách buông thả và có sức chi phối đội tên Eve Black.
Chứng mất trí nhớ phân ly (bissoclative amnesia), một dạng rối loạn phân ly khác, là tình trạng quên hay không còn mất trí nhớ phân ly không giống như chứng mất trí nhớ đơn thuần (simple amnesia) mà chúng ta đã thảo luận ở chương 6, là tình trạng thực sự mất hẳn các thông tin lưu trữ trong ký ức, thường là do nguyên nhân sinh lý. Ngược lại, trong các trường hợp bị chứng mất trí nhớ phân ly, các thông tin “bị quên” vẫn còn hiện hữu trong ký ức – đơn giản là người bệnh không thể gợi nhớ lại các thông tin ấy được.
Trong các trường hợp nghiêm trọng nhất, bệnh nhân không còn nhớ được tên của mình, không còn nhớ được cha mẹ và thân nhân, và quên cả địa chỉ thường trú nữa. Dù vậy, xét về các khía cạnh khác thì họ có vẻ hoàn toàn bình thường. Không kể tình trạng mất khả năng nhớ lại một sự kiện về bản thân, họ vẫn có thể nói lại được các kỹ năng đã từng học hỏi hay rèn luyện được trước đây. Thí dụ, dù không nhớ lại được mình sinh trưởng ở đâu và từng thụ huấn nơi nào một đầu bếp vẫn còn đủ khả năng nấu nướng một bữa ăn thịnh soạn.
Trong một số trường hợp mất trí nhớ phân ly, tình trạng mất trí nhớ thật sâu sắc. Thí dụ, một phụ nữ – được các nhân viên cứu nạn đặt tên là Jame Doe – được một nhân viên bảo vệ công viên Florida tìm thấy vào đầu thập niên 1980. Miệng lảm nhảm không ngừng, thân thể gầy nhom, và áo quân hở hang, Doe không còn nhớ được tên tuổi và quá khứ của mình, thậm chí cô quên cả đọc và viết nữa. Căn cứ vào âm sắc giọng nói của cô, các cấp chính quyền cho rằng cô ở tiểu bang illinois, và các cuộc phỏng vấn tiến hành trong khi cô được dùng các loại thuốc an thần cho thấy cô đã từng tiếp thu một nền giáo dục Kitô giáo. Tuy nhiên, các ký ức thời thơ ấu của cô lại quá chung chung khiến người ta không thể xác định được gì hơn về lý lịch của cô. Trong một nỗ lực vô vọng nhằm khám phá căn cước của cô, người ta cho cô xuất hiện trên một show truyền hình Good Morning America, cuối cùng một cặp vợ chồng ở thành phố Roselle thuộc tiểu bang illlnois có một cô con gái đã từng dọn đến ở Florida, tự nhận là cha mẹ của cô. Tuy vậy, Jane Doe không bao giở hồi phục được trí nhớ của mình.
Một dạng mất trí nhớ kỳ lạ hơn nữa là tình trạng chứng loạn trí bỏ nhà ra đi (dissoclative fugue). Trong tình trạng này, người bệnh lên cơn bốc đồng rồi đột ngột bỏ nhà ra đi, và thường tự nhận bản thân có một căn cước mới. Sau một thời gian – nhiều ngày, nhiều tháng hoặc có khi cả đến nhiều năm – họ đột nhiên nhận thức ra được bản thân ở nơi xa lạ, rồi hoàn toàn quên đikhoảng thời gian sống lang thang xa nhà. Ký ức duy nhất còn sót lại là các biến cố xảy ra ngay trước khi bị rơi vào tình trạng loạn trí bỏ nhà ra đi.
* Chứng loạn trí bỏ nhà ra đi (fugue): Một thời kỳ mất trí nhớ trong đó bệnh nhân rời bỏ chỗ ở và những nơi quen thực để đi lang thang không mục đích hoặc bắt đầu một cuộc sống mới ở một nơi khác. Tình trạng này thường được báo điểm băng tình trạng mâu thuẫn tâm lý và trầm cảm, và có thể phù hợp lới chứng hysteria hoặc với một bệnh tâm thần hữu cơ (organic mental disease) (theo Từ điển Y học).
Các dạng rồi loạn phân ly có đặc điểm chung là chúng cho phép người bệnh tránh né được tình huống gây ra tình trạng lo âu. Người bệnh tạo ra một nhân cách mới để đối phó với stress, hay tạo ra một tình huống nhằm quên đi stress, hoặc bỏ stress lại phía sau khi người bệnh du hành đến một hoàn cảnh mới lạ nào đó – và có lẽ để đè nén tâm trạng lo âu của mình.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.