Tâm lý học căn bản
Chương 12 – Phần 5
4/ Tóm tắt và học ôn III
A. TÓM TẮT
– Mặc dù có nhiều nhược điểm, các hệ thông phân loại vẫn cần thiết để miêu tả và sau đó để tìm hiểu các dạng hành vi ứng xử bất bình thường.
– Cẩm nang chẩn đoán và lập thông kê các dạng rối loạn tâm trí, phát hành lần thứ tư (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, Fouth Editlon – viết tắt là DSM–IV) miều tả hơn 200 cách chẩn đoán khác nhau về hành vi ứng xứ bất bình thường.
– Các rối loạn dạng lo âu (Anxiety disorders) xảy ra khi tình trạng lo âu quá nghiêm trọng đến mức gây trở ngại cho sinh hoạt thường ngày của con người.
– Các rối loạn biểu hiện ở cơ thể (Somatoform disorders) là có các rối loạn tâm lý biểu hiện ở cơ thể con người.
– Các rối loạn phân ly (Dissocialtive disorders) xảy ra khi có tình trạng tách biệt các bộ phận thuộc nhân cách bình thường vốn hợp nhất với nhau.
B. HỌC ÔN
1/ Tài liệu DSM–IV được soạn thảo nhằm miêu tả các dạng hành vi ứng xứ bất bình thường và đề nghị các nguyên nhân căn bản lý giải các lối cư xử đó. Đúng hay Sai?…
2/ Tình trạng lo âu kéo dài và nhất quán nhưng không có nguyên nhân rõ rệt được gọi là…
3/ Kathy kinh sợ các thang máy. Rất có thể cô bị.
a. Rối loạn dạng ám ảnh cưỡng bách (Obsessive – compulsive disorder).
b. Rối loạn dạng ám ảnh sợ hãi (phobic disorder).
c. Rối loạn dạng kinh khủng (panic disorder).
d. Rối loạn chứng lo âu vô cớ (generalized anxiety disorder).
4/ John miêu tả một trường hợp tình cờ trong đó tình trạng lo âu của anh đột ngột dâng lên đến cực điểm khiến anh có cảm tưởng sắp chết đến nói vậy. Anh ấy đã trải qua một…
5/ Những ý tưởng gây rắc rối kéo dài trong nhiều ngày hay nhiều tháng được gọi là:
a. Các ám ảnh (obsessions)
b. Các tình trạng bị cưỡng bách (compulsion).
c. Các nghi thức (rituals).
d. Các cơn khủng hoảng (panic attacks)
6/ Một thúc đẩy không cưỡng lại được buộc phải thực hiện một nghi thức kỳ lạ được gọi là…
7/ Rối loạn chuyển dạng (conversion disorder) khác biệt với bệnh tưởng (hypochondriasis) ở điểm chủ yếu nào?
8/ Sự tách biệt các bộ phận thuộc nhân cách, giúp người ta tránh né các tình huống căng thẳng, là nhân tố then chốt các rối loạn…
9/ Sue Ann không còn nhớ gì về khoảng thời gian kể từ khi cô dọn đến ở một tỉnh khác và thay đổi lý lịch của mình. Có lẽ cô bị chứng.
a. Loạn trí bỏ nhà ra đi (dissociative fugue).
b. Mất trí nhớ phân ly (dissociative amnesia).
c. Nhân cách biến động (varible personality).
d. Đa nhân cách (multiple personality).
C. CÂU HỎI TỰ VẤN
Bạn tán thành hay không tán thành ý kiến cho rằng cứ vài năm tài liệu DSM–IV phải được cập nhật? Điều gì khiến cho bệnh tâm thần hay thay đổi đến thế? Tại sao không thể có một định nghĩa bất biến về “bệnh tâm thần”?
(Giải đáp câu hỏi học ôn ở cuối chương)
5. Các rối loạn tâm trạng: tình cảm bất ổn
Tôi chẳng màng đến mọi sự. Tôi không thích cưỡi ngựa, bởi vì môn thể thao ấy quá mạnh bạo. Tôi không thích môn đi bộ đường dài, bởi vì nó đòi hỏi quá nhiều gắng sức. Tôi không muốn nằm xuống, bởi vì hoặc tôi phải giữ mình ở tư thế nằm, mà tôi lại không thích làm điều đó, hoặc tôi phải ngồi dậy, và tôi cũng không thích làm như thế nữa… Tôi chẳng buồn thích thú gì cả.
Bạn đã từng nộp đơn xin làm một việc làm mà bạn thực sự mong muốn, và sau khi trải qua một cuộc phỏng vấn khổ sở chỉ để biết không nhận được việc làm sau đó không? Mặc dù các phản ứng của bạn có lẽ không mãnh liệt bằng các phản ứng được triết gia Đan Mạch Soren Kierkegaard miêu tả trong đoạn văn nói trên, nhưng rất có thể bạn đã trải qua một thứ tình cảm u uất, một phản ứng buồn phiền và sầu muộn. Dù vậy, không giống như Kierkegaard người đã chịu đựng tâm trạng trầm cảm trong một thời gian rất lâu, rất có thể không lâu sau đó bạn sẽ quay trở lại tâm trạng tươi vui hơn. Tất cả chúng ta đều đã nếm qua các đao động tâm trạng. Đôi khi chúng ta cảm thấy hạnh phúc, thậm chí cảm thấy sảng khoái; những lúc khác chúng ta lại cảm thấy bồn chồn lo ngại, u sầu, hoặc thất vọng chán chường. Các biến đổi tâm trạng như thế là sự kiện bình thường trong cuộc sống hàng ngày. Thế nhưng, ở một số người các tâm trạng ấy lại quá rõ nét và kéo dài khá lâu đến mức gây trở ngại cho khả năng hoạt động hữu hiệu. Trong các trường hợp cực đoan, một tâm trạng nào đó có thể đe dọa cuộc sống, và trong các trường hợp khác, nó có thể khiến cho người ta không còn tiếp cận với thực tế được nữa. Các tình huống ấy gọi là các rối loạn tâm trạng (mood disorders), tức là các rối loạn tình cảm đến mức phương hại đến sinh hoạt thường ngày của con người.
a. Trầm cảm nặng. Moses. Roursseau. Dostoevsky. Nữ hoàng Victoria. Lincoin. Tchalkovsky. Freud.
Các nhân vật này có đặc điểm nào giống nhau? Người ta cho rằng các vị này đều từng trải qua các cơn trầm cảm nặng (major depressions) định kỳ, là một dạng rối loạn tâm trạng thường thấy nhất. Bình thường, khoảng 14 triệu người Mỹ bị chứng trầm cảm nặng, và trầm cảm là dạng rối loạn thường chẩn đoán được nhiều nhất ở các bệnh viện đều trị ngoại trú, gây đau khổ cho khoảng 1/3 số bệnh nhân đến khám chữa bệnh.
Nữ giới dễ mắc phải gấp hai lần so với nam giới, với 1/4 tổng số phụ nữ đã từng bị trầm cảm một lần trong đời. Ngoài ra, tỷ lệ mắc phải chứng trảm cảm đang trên đà gia tăng, và hiện nay số người mắc phải nhiều hơn so với hai thế hệ trước đây. Hiện tượng trầm cảm thậm chí cũng thường thấy ở tuổi ấu thơ. Thí dụ, trong một mẫu điều tra gồm ba ngàn em học sinh lớp 3, lớp 4 và lớp 5, người ta khám phá được đến 5% các em bị chứng trầm cảm.
Khi các nhà tâm lý nói đến chứng trầm cảm nặng, họ không có ý nói đến tình trạng buồn rầu xuất phát từ một kinh nghiệm thất vọng nào đó trong đời. Bình thường tình trạng trầm cảm xảy ra sau sự đổ vỡ mối quan hệ lâu dài, sau cái chết của một người mình thương yêu, hay sau biến cố mất sở làm. Nguyên nhân thậm chí còn thường thấy đối với các dạng trầm cảm kém nghiêm trọng hơn: học tập không đạt được kết quả khả quan hay không trúng tuyển trường đại học theo sở thích (về bảng liệt kê các rắc rối thường thấy đối với giới sinh viên đại học, hãy xem bảng 12–3 dưới đây).
BẢNG 12–3
Các rắc rối trong cuộc sống của giới sinh viên đại học:
Sau đây là các rắc rối thường thấy nhất trong sinh hoạt của giới sinh viên đại học:
Đối với nam sinh viên |
Đối với nữ sinh viên |
Điểm số |
Việc phải làm cho cuộc sống |
Cuộc sống xã hội |
Thiết lập các quan hệ tình dục và tình cảm |
Các quyết định chọn nghề |
Căng thẳng vì làm việc quá nhiều |
Tương lai |
Điểm số |
Các quan hệ tình dục |
Thích nghi với hoàn cảnh |
Các áp lực từ phía bạn đồng trang lứa |
Đạt được tình trạng độc lập với gia đình |
Thích nghi với một hoàn cảnh mới lạ |
Khẳng định bản thân |
Xa gia đình lần đầu |
Áp lực từ phía cha mẹ |
Ganh đua |
Áp lực từ phía bạn đồng trang lứa |
Trầm cảm |
Các nguyên tắc luân lý |
Các rắc rối này phổ biến đến mức nào? Một cuộc điều tra cho thấy 47% số sinh viên được phỏng vấn đã nói rằng họ có ít nhất một ưu tư tâm lý đối với các rắc rối ấy. Ngoài ra, một vài nhóm sinh viên mắc phải các rối loạn đặc biệt. Thí dụ, các sinh viên cân nặng quá mức báo động báo cáo rằng họ thường có nhiều cơn sợ hãi về mặt tâm lý hơn, và các phụ nữ chủng tộc thiểu số thường xuyên bị rắc rối thúc đầy bởi bản năng nhiều hơn phụ nữ da trắng.
Những người bị trầm cảm nặng đều trải qua các cảm giác giống nhau, nhưng tính nghiêm trọng thường rất khác biệt nhau. Họ có thể cảm thấy mình vô dụng, không xứng đáng, cô đơn và họ có thể thất vọng về tương lai – những tâm trạng này có thể tiếp diễn trong nhiều tháng hay nhiều năm. Họ có thể đắm mình vào các cuộc rượu chè be bét không kiềm chế nổi hoặc ngủ mê man không chịu tỉnh, tính chất sâu sắc của các lối cư xử đó và thời gian kéo dài là dấu hiệu của chứng trầm cảm nặng.
* Trầm cảm (depression): tình trạng tâm thần đặc trưng bởi cơn buồn cực độ. Sinh hoạt cơ thể bi khuấy động không ngừng hoặc chậm chạp và trễ nải. Tác phong cư xử bị chi phối bởi các niềm tin bi quan hoặc tuyệt vọng, và các hoạt động như ăn uống, ngủ nghỉ, và tập trung suy nghĩ đều bị rối loạn. Có rất nhiều nguyên nhân. Loạn tâm thần hưng cảm – trầm cảm (manic – depressive psychosis) gây ra chứng trầm câm nặng, trong đó có thể có ảo tưởng rằng mình vô dụng, bệnh hoạn, độc ác, hay nghèo khổ, và có ảo giác đang nghe lời buộc tội mất mát v.. bị vỡ mộng cũng gây ra tình trạng trầm cảm, loại trầm cảm này có thể kéo dài và không tương xứng trong chứng loạn tâm thần trầm cảm (depressive neurosis). Chữa trị bằng các loại thuốc chống trầm cảm (antidepressant drugs) và/hay liệu pháp tâm lý. Các ca nặng có thể cần đến hiểu pháp co giật điện (electro –convulsive therapy) nheo Từ điển Y học).
b. Chứng hưng cảm và các rối loạn lưỡng cực các tâm trạng thăng trầm. Trong khi một số người chìm xuống các vực sâu trảm cảm, thì tâm trạng của những người khác lại bay vút lên cao, những người này trải qua một tâm trạng gọi là hưng cảm. Hưng cảm* (mania) là tình trạng sảng khoái (enphona) và phấn chấn (elation) cao độ. Người bi chứng hưng cảm có cảm giác quá mức hạnh phúc, quyền lực, an toàn, và tràn trề sinh lực–Họ có thể nảy sinh những dự tính điên rồ, tin tưởng rằng sẽ thành công trong mọi công việc mà họ chịu ra sức cố gắng. Có nhiều trường hợp kể lại người ta phung phí tất cả tiền của trong một cơn hưng cảm. Thí dụ, hãy tìm hiểu đoạn miêu tả dưới đây về một cá nhân trải qua một tình tiết hưng cảm:
Ông O’Rellly bỏ việc ở một công sở, ông mua được rất nhiều nhiều đồng hồ treo tường có chuông đổ và sau đó một chiếc ôtô đắt tiền, mà ông dự tính dùng làm phòng trưng bày hàng hóa di động, dự kiến sẽ kiếm được rất nhiều tiền. Ông xúc tiến việc “dạo khắp thị trấn” để mua bán đồng hồ và các loại hàng hóa khác và khi không đi ra phố, ông liên tục sử dụng điện thoại để “mua bán”. Ông ngủ rất ít, và thường dành các buổi tối đến các quán rượu ở khu ngoại ô uống rất nhiều rượu, mà theo ông là để “đi giao dịch” ông đã bị nợ đến 3.000 đô la và làm cho cả gia đình kiệt sức vì hoạt động thái quá và tật ba hoa quá đáng của ông. Thế nhưng ông nói rằng ông cảm thấy “thành công tuyệt đỉnh”.
Người ta thường thấy hưng cảm đi đôi với các cơn trầm cảm. Tình trạng luân phiên giữa hưng cảm và trầm cảm được gọi là rối loạn lưỡng cực (bipolar disorder, hoặc như trước kia quen gọi là rối loạn hưng cảm – trầm cảm). Các dao động giữa trạng thái thăng và trầm có thể diễn ra thường xuyên cách vài ngày một lần hoặc có thể luân phiên qua một thời kỳ kéo dài vài năm. Ngoài ra, ở hầu bết mọi người các thời kỳ trầm cảm thường có khuynh hướng kéo dài hơn so với các thời kỳ hưng cảm, dù rằng khuynh hướng này ngược lại ở một số người.
Điều thú vị là, một số cá nhân có khả năng sáng tạo phong phú nhất trong xã hội có lẽ mắc phải một dạng rối loạn lưỡng cực nhẹ. Khả năng tưởng tượng, sức thúc đẩy, tâm trạng sôi nổi, và sinh lực tràn trề mà họ biểu lộ trong các giai đoạn hưng cảm giúp họ có nhiều đóng góp sáng tạo lạ thường. Ngược lại, hầu hết những người bị hưng cảm đều vượt quá giới hạn bình thường nói chung, và hành vi ứng xử của họ hiển nhiên là nguyên nhân gây nguy hại cho bản thân.
* Hưng cảm (mania) một trạng thái tâm lý đặc trưng bởi cơn vui vẻ quá độ và hoạt động tăng thêm. Tâm trạng trở nên khoái hoạt (euphoria) và biến đổi nhanh đến mức dễ bị kích động. Tư duy và lời nói diễn ra nhanh đến mức không ăn nhập gì với nhau và người ta không thể theo dõi được sự liên lạc giữa các ý tưởng. Hành vi cư xử trở nên quá nhanh nhảu, ngông cuồng (extravagant), hống hách (overbearing), và đôi khi còn hung bạo (violent) nữa. Khả năng phán đoán bị tổn thương nên người bệnh có thể tự làm hại đến quyền lợi của bản thân. Có thể có ảo tường bản thân vĩ đại (grandiose delusions). Chữa trị bằng các loại thuốc như lithium hay phenothiazines, và thường người bệnh phải nhập viện. Cũng có thể dùng lithium để ngừa bệnh tái phát (theo Từ điển Y học).
c. Các nguyên nhân gây ra rối loạn tâm trạng. Bởi vì là một vấn đề quan trọng về mặt sức khỏe tâm thần, nên các rối loạn tâm trạng – và đặc biệt chứng trầm cảm được nghiên cứu tìm hiểu rất nhiều. Và người ta đã dùng nhiều khảo hướng để giải thích các dạng rối loạn này. Thí dụ, các lý thuyết phân tâm xem trầm cảm là hậu quả của tình trạng phẫn hận đối với bản thân. Theo quan điểm này? người ta cảm thấy có trách nhiệm đối với các sự việc tồi tệ xảy ra cho họ và hướng cơn phẫn hận vào nội tâm.
Ngược lại, có các chứng cứ thuyết phục cho rằng cả hai dạng rối loạn lưỡng cực và trầm cảm nặng đều có cơ sở sinh học. Thí dụ, yếu tố di truyền đóng một vai trò trong rối loạn lưỡng cực; tai họa này lan truyền trong một số gia đình. Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu đã khám phá được tình trạng thiếu cân bằng hóa chất trong não bộ của một số bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm. Một số điểm bất bình thường đã được nhận diện trong các loại hóa chất tham dự vào việc dẫn truyền điện tích qua các khoảng trống giữa các tế bào thần kinh.
Một vài lối giải thích các rối loạn tâm trạng dựa vào các nhân tố trí tuệ. Thí dụ, nhà tâm lý Martin Seligman cho rằng trầm cảm thường là phản ứng trong trường hợp con người ý thức được tình trạng bất lực của mình. Như chúng ta đã thảo luận ở chương 5, ý thức tình trạng bất lực (leamed helplessness) là một tâm trạng trong đó con người nhận thức được và sau cùng hiểu ra rằng không còn phương cách nào tránh né hay đối phó được tình trạng căng thẳng đang gặp phải. Do đó, họ đành xuôi tay không còn phấn đấu chống lại và cam chịu số phận, từ đó nảy sinh tinh trạng trầm cảm. Xây dựng trên quan điểm của Seligman, các nhà tâm lý khác cho rằng trầm cảm là một kết quả vô vọng, một tình trạng bao gồm tâm trạng ý thức sự bất lực và kỳ vọng hậu quả đen tối không thể tránh được trong cuộc sống.
* Loạn tâm thần hưng cảm trầmcảm(manic–depressive psychosys) một bệnh tâm thần nghiêm trọng gây ra nhiều cơn trầm cảm, hưng cảm hay cả hai. Các cơn bệnh có thể phát nhanh ra hơn khi có các biến cố gây rối loạn, nhưng lại không tỉ lệ với các nguyên nhân này. Đôi khi có thể gây ra trầm cảm hay hưng cảm mạn tính. Khuynh hướng mắc bệnh có tính di truyền. Chữa trị bằng các loại thuốc phenothiazine đối với hưng cảm và bằng các loại thuốc chống trầm cảm hay co giật điện đối với trầm cảm. Lithium có thể ngăn ngừa hay làm giảm bớt tần số và mức nghiêm trọng của các cơn bệnh. Ở khoảng giữa các cơn bệnh, người bệnh thường vẫn mạnh khỏe (theo Từ điển Y học).
Nhà tâm lý Aaron Beck cho rằng các suy nghĩ lệch lạc của con người làm nền tảng cho những tình cảm u uất của họ. Đặc biệt, lý thuyết tiến trình trí tuệ của ông về trầm cảm cho rằng nói chung những người bị chứng trầm cảm đều xem bản thân họ là những người thất bại trong cuộc sống, than trách bản thân bất kỳ lúc nào có điều bất ổn xảy ra. Vì chú trọng đến khía cạnh đen tối của tình huống, họ cảm thấy lạc lõng và không còn đủ sức hành động, xây dựng để cải tạo hoàn cảnh. Tóm lại, các suy nghĩ tiêu cực của họ khiến họ phát sinh tâm trạng u uất.
Nhiều lý thuyết khác nhau về trầm cảm vẫn chưa đưa ra được câu giải đáp sáng tỏ cho nghi vấn khó hiểu từng gây khốn quẩn cho các nhà nghiên cứu: Tại sao nữ giới có tỷ lệ mắc phải chứng trầm cảm nhiều gấp hai lần nam giới? Một lối giải thích cho rằng stress mà nữ giới trải qua có lẽ nghiêm trọng hơn so với nam giới vào một số thời điểm trong đời sống của họ – như vào thời kỳ người phụ nữ phải đồng thời vừa lo sinh kế vừa là người chăm sóc chính cho con cái. Ngoài ra, nữ giới có nguy cơ bị lạm dụng thân xác và tình dục cao hơn, thường kiếm được mức lương thấp hơn và gặp nhiều bất hạnh trong hôn nhân hơn so với nam giới.
Nhưng các nhân tố sinh học cũng giải thích được hiện tượng trầm cảm ở một số nữ giới. Thí dụ, từ 25 đến 50% số phụ nữ dùng thuốc ngừa thai báo cáo các triệu chứng trầm cảm, và tình trạng trầm cảm xảy ra sau khi sanh con có liên hệ đến các biến đổi hormone.
Cuối cùng, hiển nhiên các nhà nghiên cứu chưa khám phá được các giải đáp dứt khoát cho các câu đố về hiện tượng trầm cảm, và có nhiều lối giải thích khác nhau về nguyên nhân gây ra trầm cảm. Rất có thể, các rối loạn tâm trạng nảy sinh bởi sự tương tác phức tạp của một số nhân tố khác nhau.
6. Chứng tâm thần phân liệt: Khi thực tại bị mất liên lạc
Trong nhiều năm cô cứ phải nghe những tiếng nói lăng nhục cô và gieo rắc ghi ngờ đối với sự trinh trắng của cô. Chúng đề cập đến nhiều tên gọi mà cô quen biết, và bảo cô rằng cô sẽ bị lột truồng rồi bị cưỡng hiếp. Tiếng nơi nghe rất rõ ràng, và cô cho rằng chúng được truyền đến từ chiếc máy télé hay một chiếc máy đặt trong nhà. Các ý tưởng của cô truyền lệnh cho cô, cô bị buộc phải nghĩ đến chúng và nghe chúng lặp đi lặp lại phía sau cô. Cô bị gián đoạn công việc làm, và cảm thấy mọi thứ cảm giác khó chịu trong cơ thể, dường như có thứ gì đó đang “hoành hành” trong cơ thể cô. Đặc biệt, các “bộ phận làm mẹ” của cô như bị lộn ngược ra ngoài, và người ta gây ra một cơn đau buốt xuyên qua phía sau người cô, đặt một tảng băng lên quả tim cô, siết chặt cổ của cô, làm tổn thương cột sống của cô, và xâm phạm người cô.
Tên gọi để cho các dạng rối loạn tâm trí nghiêm trọng nhất, như ca bệnh miêu tả trong trường hợp điển hình nổi tiếng vừa kể, là bệnh tâm thần phân liệt. Các ca bệnh tâm thần phân liệt chiếm một tỷ lệ cao nhất trong số người nhập viện điều trị vì rối loạn tâm trí và về nhiều mặt các bệnh nhân này ít phục hồi nhất.
* Chứng tâm thần phân liệt (Schizo phrenia): Một dạng (hay một nhóm) rối loạn tâm trí nghiêm trọng đặc trưng bởi sự phân hủy các tiến trình suy tưởng, tiếp xúc với thực tại, và ứng đáp tình cảm. Đặc biệt thường có ảo tưởng (delusions) và ảo giác (hallucinations, đặc biệt về giọng nói), và bệnh nhân thường cảm thấy tư tưởng, cảm giác, và hành động của mình đều do người khác chi phối hay chia sẻ. Y sẽ tự cô lập với xã hội và mất đi năng lực cũng như ý muốn đề xướng hành động. Các loại tâm thần phân liệt chính là: tâm thần phân liệt đơn giản (simple schizophrenia) có những thay đổi chính về mức độ tăng cô lập với xã hội và mất năng lực cá nhân: tâm thần phân liệt thế thanh xuân (hebephrenic schizophrenia) phát sinh ở tuổi thanh xuân và tráng niên; tâm thần phân liệt hoang tưởng (paranoid schozophrania) đặc trưng bởi tình trạng hoang tưởng nổi bật; và tâm thần phân liệt tăng trường lực (catatonic schizophrenia) có các dạng rối loạn vận động rõ rệt. Bệnh tâm thần phân liệt thông thường nhưng không thể tránh được – phát triển theo dạng tiệm tiến. Gần đây, ngói ta đã cải thiện được cách dự đoán tiến triển của bệnh (prognosis) bằng các loại thuốc như phenothiazme cùng với việc theo dõi và phục hồi tâm lý, xã hội. Các nhân tố di truyền rất có thể góp phần gây bệnh, và các stress trong hoàn cảnh sống có thể thúc đẩy bệnh phát nhanh hơn (theo Từ điển Y học).
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.