Tâm lý học căn bản
Chương 4 – Phần 2
3. Nhịp sinh học cơ thể hai mươi bốn giờ: các chu kỳ đời sống
Sự kiện chúng ta dao động tuần hoàn giữa các trạng thái thức và ngủ chỉ là một thí dụ về các nhịp sinh học 24 giờ của cơ thể chúng ta. Nhịp sinh học có thể 24 giờ (Circadian rhythm – từ chữ Latin “circa dies” có nghĩa là “trọn một ngày”) là các tiến trình sinh học diễn ra lặp đi lặp lại gần như theo một chu kỳ 24 giờ. Chẳng hạn, hai trạng thái ngủ và thức diễn ra tự nhiên theo nhịp của chiếc đồng hồ tốc độ bên trong cơ thể vận hành theo một chu kỳ kéo dài khoảng 25 giờ. Một vài chức năng cơ thể khác như thân nhiệt chẳng hạn, cũng vận hành theo nhịp 24 giờ.
Các chu kỳ 24 giờ này có thể rất phức tạp. Thí dụ, trạng thái ngủ diễn ra không chỉ xảy ra vào buổi tối mà còn xảy ra vào ban ngày theo thói quen đều đặn. Như bạn thấy ở hình 4 –5, hầu hết chúng ta đều có khuynh hướng cảm thấy uể oải và buồn ngủ vào giữa buổi chiều (tức khoảng 3 đến 4 giờ chiều) – dù chúng ta có ăn trưa thật nhiều hay không cũng vậy. Nhưng người ta phải thức chỉ vì lúc ấy là ban ngay.
Các chu kỳ 24 giờ có ảnh hưởng rất mạnh – như bất kỳ người nào đã từng làm cả đêm đều biết rõ. Thậm chí sau một đêm dài làm việc, những người làm ca đêm thường khó ngủ vào ban ngày. Ngoài ra, họ làm việc kém năng suất đi và và dễ bị tai nạn hơn các công nhân làm việc ban ngày. Thí dụ, có lẽ tai nạn rò rỉ ở nhà máy hạt nhân thuộc Đảo Ba Dặm đã không xảy ra hồi 4 giờ sáng với một toán công nhân chỉ vừa mới đổi sang làm ca đêm; có lẽ lò phản ứng Chernobyl đã không phát nổ vào lúc 1 giờ 23 phút sáng; và có lẽ tai nạn lò rỉ hơi độc hóa chất chết người tại nhà máy hóa chất Bopal đã không xảy ra do một loạt sai sót chỉ vào lúc sau nửa đêm.
Các nhịp 24 giờ có thể cải sửa được dù rằng tiến trình cải sửa ấy không dễ dàng gì, như những người đã từng cảm nhận sau một chuyến bay đường dài vượt qua nhiều múi giờ đều biết. Nhưng, mới đây các nhà tâm lý đã xây dựng được ít nhất một phương thức đầy hứa hẹn nhằm thay đổi nhịp sinh học cơ thể 24 giờ. Công trình này có rất nhiều ý nghĩa, như chúng ta sẽ bàn ở đoạn Tích Dẫn Thời Sự dưới đây.
TRÍCH DẪN THỜI SỰ
SOI SÁNG NHỊP SINH HỌC CƠ THỂ 24 GIỜ
Phi hành đoàn của chiếc phi thuyền con thoi Columbia muốn điều chỉnh các đồng hồ sinh học (biological clock) của họ để làm việc ca đêm trong không gian, thì nỗ lực đầu tiên của họ bị thất bại hoàn toàn. Trong hai tuần lễ trước khi chuyến ban sứ mệnh của họ khởi hành theo kế hoạch, họ phải thức suốt đêm bằng cách xem các bộ phim xưa để khỏi buồn ngủ và cố gắng ngủ bù suốt ngày hôm sau. Họ điểm tâm vào đầu hôm và ăn tối vào buổi sáng. Dù vậy, kết quả thật đáng buồn: họ không hề thích nghi được với thời gian mới mẻ đó, không thể ăn ngon miệng hoặc ngủ thoải mái được, và nói chung họ đều cảm thấy khổ sở.
Tuy nhiên, phi hành đoàn này đã gặp may mắn. Chuyến bay đã bị hoãn lại vài tháng, nhờ vậy họ đã thử qua một kỹ thuật mới. Trong dịp này, các phi hành gia được phơi mình dưới một lượng ánh sáng rực rỡ trong một khoảng thời gian kéo dài 3 ngày. Chính trong thời gian ấy, các nhịp sinh học 24 giờ đã thay đổi tận gốc rễ đến mức họ hoàn toàn tỉnh táo vào ban đêm và thèm ngủ lúc bình minh.
Các phi hành gia ấy đã thành công trong việc làm thay đổi các chu kỳ ngủ – thức nhờ một quy trình khởi xướng bởi nhà nghiên cứu trạng thái ngủ Charles Czeisler. Czeisler khám phá thấy rằng người nào phơi mình dưới ánh sáng rực rỡ trong 5 giờ đòng hồ ban đêm qua một thời kỳ kéo dài 3 ngày sẽ điều chỉnh được đồng hồ sinh học của họ dời tới trước 12 giờ đồng hồ. Nhưng, việc định giờ phơi mình dưới ánh sáng không thể ấn định tình cờ dược: việc phơi mình này phải được thực hiện đồng bộ với các giai đoạn đặc biệt thuộc nhịp sinh học 24 giờ của cơ thể mỗi người mới đem lại hiệu quả.
Trong một nghiên cứu sau đó, Creisler khẳng định các khám phá của ông với những người cố gắng làm việc suốt đêm. Ông phơi một nhóm đối tượng này dưới ánh sáng trong 5 giờ đồng hồ mỗi đêm qua một thời kỳ kéo dài 3 ngày. Ông dùng loại ánh sáng thật rực rỡ – mạnh bằng ánh sáng mặt trời vào một ngày có mây. Khi so sánh với trường hợp trong đó chính nhóm dối tượng ấy chỉ được phơi mình dưới ánh sáng có mức độ bình thường, thì trường hợp dùng ánh sáng rực rỡ gây ra hậu quả điều chỉnh rõ rệt nhịp sinh học 24 giờ trong cơ thể của các đối tượng thí nghiệm. Trong điều kiện ấy, các đối tượng tỏ ra rất tình táo và tư duy khá minh bạch hơn vào ban đêm. Ngược lại, khi phơi mình dưới ánh sáng bình thường, các đối tượng không hề thành công trong việc thay đổi nhịp 24 giờ và họ cũng rất khó khăn mới ngủ say vào ban ngày.
Vẫn còn quá sớm để biết chính xác lý do tại sao ánh sáng rực rỡ cải biến được nhịp sinh học cơ thể 24 giờ. Rất có thể là ánh sáng đánh lừa được bộ phận trong não bộ liên hệ đến nhịp sinh học 24 giờ của cơ thế khiến cho bộ phận này nhầm lẫn cho rằng đêm chính là ngày. Dù vậy, quả thực công trình của Czeisler có nhiều ý nghĩa thực tiễn rất lớn lao. Thí dụ, các công nhân phải làm việc đổi ca luân phiên có thể tự chuẩn bị cho mình bằng cách dành thời giờ phơi mình dưới ánh sáng rực rỡ. Tương tự, người ta có thể đề nghị các công ty hàng không chiếu ánh sáng rực rỡ lên hành khách trong suốt chuyến bay dài để chuẩn bị cho họ thay đổi nhịp sinh học cơ thể 24 giờ của cơ thể họ vào múi giờ nơi đến. Để chuẩn bi chu đáo hơn, các hành khách đến chỗ mới nên dành vài ngày ở bãi biển, phơi mình dưới ánh nấng để điều chỉnh đồng hồ sinh học của mình.
4. Vai trò và ý nghĩa của giấc mơ
Tô đang ngồi ở bàn học nghĩ về cuốn phim sắp xem chiều hôm ấy. Đột nhiên tôi nhớ rằng hôm ấy chính là ngày thi cuối của tín chỉ Hóa học. Tôi cảm thấy sợ hãi bởi vì chưa học một tí gì để chuẩn bị thi. Thực ra, đến cả phòng thi ở đâu tôi cũng không nhớ ra vì tôi đã không đến lớp suốt học kỳ. Tôi có thể làm được gì? Tôi hoang mang chạy tới khắp khuôn viên đại học tuyệt vọng tìm kiếm lớp học trong lòng van xin vị giáo sư cho tôi một cơ hội khác. Tôi phải dừng lại từng khoa từng phòng để mong gặp được vị giáo sư hay các bạn trong lớp. Vô vọng, tôi biết mình sẽ bị đánh hỏng trong kì thi và bị đuổi học.
Nếu bạn có một giấc mơ tương tự như vậy – một giấc mơ thường thấy ở những người đang trong thời kỳ cấp sách đến trường – bạn sẽ biết rõ các sự kiện diễn ra trong giấc mộng khiến bạn hoang mang và sợ hãi đến mức nào. Một số giấc mơ không khác gì sự thật.
Ác mộng (nightmare) là các giấc mơ khiến cho người ta vô cùng sợ hãi, nó xảy ra khá thường xuyên. Trong một cuộc điều tra phỏng vấn một nhóm sinh viên đại học có ghi lại các giấc mơ xảy ra trong khoảng thời gian hai tuần lễ. Gần phân nửa nhóm thuật lại họ đã gặp phải ít nhất một cơn ác mộng. Tính trung bình một người mơ thấy thoảng 24 cơn ác mộng trong một năm.
Kinh khủng hơn những cơn các mộng nữa là các cơn kinh sợ ban đêm (nightterrors). Đó là các trường hợp đang ngủ cảm thấy kinh sợ ghê gớm rồi tỉnh dậy, trong một số trường hợp người ta sợ hãi đến mức phải thét lên. Thông thường, cảm giác sợ hãi mãnh liệt đến nỗi người ta không thể ngủ ngay lại được, phải cần thời gian để lấy lại bình tĩnh.
Ngược lại, hầu hết các giấc mộng đều ít gây xúc động hơn thế nhiều. Chúng lặp lại các sự việc xảy ra thường ngày như đi siêu thị mua sắm hay chuẩn bị một bữa ăn chẳng hạn. Dường như những sự kiện nào càng gây xúc động càng dễ khiến chúng ta nhớ lại hơn. Hình 4 – 6 dưới đây trình bày các giấc mơ thông thường nhất. Vấn đề các giấc mơ có đảm nhận nhiệm vụ đặc biệt gì hay không là một câu hỏi mà các nhà khoa học đã quan tâm trong nhiều năm. Chẳng hạn, Sigmund Freud sử dụng các giấc mơ như một kim chỉ nam để thâm nhập lãnh vực vô thức* (unconscious). Theo thuyết thỏa mãn ước muốn vô thức (theory of unconscious Wish fullillment), ông chủ trương rằng các giấc mơ biểu thị cho các ước mơ vô thức mà người nằm mơ mong muốn thỏa mãn. Nhưng, bởi vì các ước mơ này đe dọa khả năng nhận biết thuộc tầng ý thức của người nằm mơ, nên các ước mơ thực sự – được gọi là nội dung tiềm ẩn của các giấc mơ (latent content of dreams) – đã bị ngụy trang khi xuất hiện trong giấc mơ. Như vậy, đối tượng và ý nghĩa đích thực của giấc mơ có thể không có gì đáng nói nếu như các ước mơ ấy được bộc bạch ra thành lời. Đối tượng và ý nghĩa đích thực ấy được Freud gọi là nội dung bộc bạch hay hiển nhiên của giấc mơ (manirest content ofdream).
Đối với Freud, điều quan trọng là phải xuyên thủng lớp áo giáp che đậy nội dung hiển nhiên của giấc mơ đề tìm hiểu ý nghĩa đích thực của nó. Để thực hiện điều này, Freud đã cố gắng gợi ý cho người ta kể lại những việc thấy được trong giấc mơ, rồi kết hợp các biểu tượng trong giấc mơ với các sự kiện xảy ra trong quá khứ của người nằm mơ. Ông cũng cho rằng một số biểu tượng thông thường có nghĩa phổ biến xuất hiện trong các giấc mơ. Thí dụ, Freud cho rằng mơ thấy bay bổng biểu tượng cho ước muốn làm tình (xem Bảng 4 –1 về các biểu tượng thông thường khác).
Bảng 4–1
Biểu tượng xuất hiện trong mơ theo Freud
Biểu tượng |
Ý nghĩa |
Leo lên cầu thang, qua cầu, đi thang máy, ngồi trên phi cơ, đi dọc theo hành lang dài, bước vào một căn phòng, ngồi trên tàu hỏa đi xuyên qua đường hầm. |
Ước muốn tình dục |
Táo, đào, nho. |
Bộ phận vú |
Đạn nổ, lửa cháy, rắn, gậy gộc, ô dù, súng, ống, dao. |
Bộ phận sinh dục nam |
Lò hấp, hộp, ống lò sưởi, đường hầm, tủ âm vào tường, hang động, chai lọ, tàu thuyền. |
Bộ phận sinh dục nữ |
Ngày nay, nhiều nhà tâm lý bác bỏ quan điểm của Freud cho rằng các giấc mơ thường được biểu trưng cho các ước mơ vô thức cũng như các đồ vật và sự kiện thấy trong mơ là các biểu tượng có ý nghĩa. Theo họ, chính hành động công khai và trực tiếp của giấc mơ mới được xem là trọng điểm để tìm hiểu ý nghĩa của nó. Thí dụ, một giấc mơ trong đó chúng ta đi dọc theo một hành lang để dự một môn thi mà chúng ta chưa học không dính dáng gì đến các ước muốn không chấp nhận được thuộc vô thức; mà thật ra, nó chỉ có nghĩa là chúng ta đang lo lắng về một bài thi sắp tới. Hay những giấc mơ phức tạp hơn thường cũng có thể giải thích được theo các ưu tư và stress* thường ngày.
* Stress: bất kỳ nhân tố nào đe dọa đến sức khỏe cơ thể hay có tác dụng gây hại cho các chức năng cơ thể, như tổn thương, bệnh tật, hay lo âu chẳng hạn. Sự hiện hữu một dạng stress có khuynh hướng làm giảm đi đề kháng đối với các dạng stress khác. Bị stress liên tục sẽ gây biến động về tình trạng cân bằng hormone trong cơ thể.
Ngoài ra, hiện nay chúng ta còn biết rằng một vài giấc mơ phản ánh các sự kiện đang xảy ra trong khung cảnh mà người có giấc mơ đang nằm ngủ. Thí dụ, các đối tượng ngủ trong một cuộc thí nghiệm bị phun nước trong khi họ đang nằm mơ; những người tinh nguyện kém may mắn này thuật lại những giấc mơ có liên quan đến nước nhiều hơn so với một nhóm đối tượng được để ngủ yên. Tương tự, không lấy gì làm lạ khi tỉnh giấc mới biết tiếng chuông cửa rung lên trong giấc mơ thực ra là tiếng reo của đồng hồ báo thức.
Mặc dù, nội dung của các giấc mơ hiển nhiên có thể bị ảnh hưởng bởi các kích thích thuộc môi trường, nhưng câu hỏi tại sao chúng ta nằm mơ vẫn chưa được giải quyết. Để lý giải vấn đề này, người ta đề xướng một số lý thuyết thay cho thuyết của Freud. Thí dụ, theo thuyết tìm hiểu ngược lại (reverse learning theory) các giấc mơ thực ra không có ý nghĩa gì cả. Chúng biểu thị một loại tìm hiểu ngược chiều, trong đó chúng ta tẩy sạch những thông tin không cần thiết đã tích lũy được trong ngày. Theo quan điểm này, mộng mị chỉ biểu thị một tiến trình tìm hiểu ngược lại về các tư liệu cuối cùng tỏ ra do nhầm lẫn mà chúng ta đã thu nhận vào. Như vậy, các giấc mơ là một phương thức tẩy sạch tâm trí của não bộ, chứ chẳng có ý nghĩa gì cả.
Thuyết giấc mơ phục vụ ước muốn tồn tại (dream–for–survival theory) còn cho rằng giấc mơ có một chức năng khác nữa. Theo thuyết này, giấc mơ cho phép các thông tin tối cần thiết cho sự tồn tại hàng ngày của chúng ta được xem xét lại và tái diễn trong khi ngủ. Mộng mị được xem là di sản từ các tổ tiên thời sơ khai của chúng ta để lại, những bộ óc nhỏ bé của họ không đủ sức chọn lọc các thông tin đủ loại tiếp nhận được trong lúc tỉnh thức. Do đó, mộng mị đem đến một cơ chế cho phép xử lý các thông tin thu nhập được trong suốt 24 giờ mỗi ngày.
Hình 4–6: Hai mươi loại giấc mơ thông thường nhất do sinh viên báo cáo
Theo thuyết này, các giấc mơ thực sự có ý nghĩa. Chúng tượng trưng cho các ưu tư về cuộc sống thường nhật của chúng ta, chúng soi sáng các điểm bất trắc, các điều bất quyết, và cả đến những ước mơ trong cuộc sống của chúng ta. Như vậy, các giấc mơ được xem là gắn liền với sự sống hàng ngày. Thay vì là các ước mơ ngụy trang như Freud chủ trương, các giấc mơ tượng trưng cho các mối ưu tư then chốt phát sinh từ các cảm nhận thường ngày của chúng ta.
Lối giải thích có tầm ảnh hưởng lớn nhất hiện nay xem giấc mơ là phó sản của sinh hoạt sinh lý căn bản của con người. Theo thuyết tổng hợp phát động (activation – synthesis theory) do bác sĩ thần kinh J. Allan Hobson đề xướng. Não bộ sản sinh ra điện năng ngẫu nhiên (ran om electrical enersy) trong trạng thái ngủ REM, có thể do các biến đổi trong việc sản sinh các chất dẫn truyền thần kinh đặc biệt. Năng lượng xung điện này ngẫu nhiên kích thích các ký ức nằm ở nhiều vị trí khác nhau trong não bộ. Bởi vì chúng ta có nhu cầu tìm hiểu thế giới chung quanh cả trong khi ngủ, nên não bộ nhặt nhạnh các ký ức hỗn tạp này rồi dệt chúng thành một câu chuyện có tình tiết. Lấp đầy các khoảng trống để sáng tạo kịch bản hợp tình lý. Như vậy, theo quan điểm này các giấc mơ gần giống với một trò chơi tự phát sinh của Madlibs hơn là các hiện tượng tâm lý có ý nghĩa quan trọng.
Tuy vậy, Hobson lại không hoàn toàn bác bỏ quan điểm cho rằng các giấc mơ phản ảnh các ước mơ vô thức. Ông cho rằng kịch bản đặc biệt mà người nằm mơ hư cấu không chỉ có tính ngẫu nhiên mà có lẽ là một đầu mối ám chỉ các nỗi sợ hãi, cảm xúc, và ưu tư của người ấy. Do đó, những điều khởi đầu như là một tiến trình ngẫu nhiên đến cực điểm lại hóa ra là một điều có ý nghĩa gì đó vậy.
Chứng cứ cho rằng mộng mị biểu trưng cho một phản ứng đối với hoạt động ngẫu nhiên của não bộ xuất phát từ công trình nghiên cứu của những người được tiêm các loại thuốc tương tự như chất dẫn truyền thần kinh Acetylcholine. Do tác dụng của loại thuốc này, người ta nhanh chóng đi vào trạng thái ngủ REM và có những giấc mơ tương tự về mặt tính chất như các giấc mơ xảy ra trong giấc ngủ tự nhiên. Tuy nhiên, các chứng cứ giống như vậy không xác nhận rằng các giấc mơ được hư cấu có ý nghĩa về mật tâm lý.
Các lý thuyết khác nhau về các giấc mơ (tóm tắt ở bảng 4 –2) cho thấy rõ ràng các nhà nghiên cứu về giấc mơ chưa nhất trí với nhau về ý nghĩa căn bản của các giấc mơ. Tuy nhiên, dường như có thể nói rằng nội dung đặc biệt của các giấc mơ của chúng ta là duy nhất đối với chúng ta và theo một cách nào đó nội dung ấy tượng trưng cho các lề lối suy nghĩ và ưu tư đầy ý nghĩa. Cuối cùng, các giấc mơ có thể là các đầu mối về các sự việc mà trên một bình diện ý thức nào đó quan trọng nhất đối với chúng ta.
5. Mơ mộng: Các giấc mộng trong lúc thức
Điều kỳ diệu là các sai lầm trong quá khứ của chúng ta có thể được quét sạch và tương lai tràn đầy các thành tích đáng lưu ý. Danh vọng, hạnh phúc, và giàu có có thể thuộc về chúng ta. Dù vậy, phút giây kế tiếp các bi kịch khủng khiếp nhất có thể xảy ra khiến chúng ta thành kẻ cô độc, không một xu dính túi, bất hạnh đáng thương.
Bảng 4–2: Bốn quan điểm về các giấc mơ
Thuyết |
Giải thích sơ lược |
Ý nghĩa của các giấc mơ |
Phải chăng ý nghĩa của giấc mơ đã bị nguỵ trang |
Thuyết thỏa mãn ước mơ Vô thức (Freud). Thuyết tìm hiểu ngược lại. Thuyết giấc mơ phục vụ ước muốn tồn tại Thuyết tổng hợp phát động |
Các giấc mơ biểu thị các ước mơ vô thức mà người nằm mơ mong muốn thỏa mãn. Không tìm hiểu các thông tin không cần thiết và tẩy sạch chúng ra khỏi ký ức. Các thông tin phù hợp với sự tồn tại thường ngày được xem xét lại và tái diễn lại trong giấc mơ. Các giấc mơ là hậu quả của sự phát động nhiều ký ức khác nhau kết hợp lại thành một câu chuyện hợp lý |
Nội dung tiềm ẩn của giấc mơ tiết lộ các ước mơ vô thức. Không. Các đầu mối để tìm hiểu các ưu tư thường ngày về sự tồn tại của bản thân. Kịch bản được hư cấu thành giấc mơ liên hệ đến các mối ưu tư của người nằm mơ. |
Có, nhờ công khai nội dung của các giấc mơ. Không có ý nghĩa. Không cần thiết. Không cần thiết. |
Nguồn gốc của các tình tiết này là các cơn mơ mộng (daydream), là những điều tưởng tượng mà con người tạo ra lúc thức. Không giống như giấc mộng xảy ra trong lúc ngủ, các cơn mơ mộng nằm trong phạm vi kiểm soát của con người nên nội dung của chúng thường liên hệ chặt chẽ với các sự kiện mới xảy ra trong môi trường hơn so với nội dung của các giấc mộng xảy ra trong lúc ngủ. Mặc dù có thể có nội dung tình dục, nhưng các cơn mơ mộng cũng gắn liền với các hoạt động hoặc sự kiện khác phù hợp với cuộc sống của con người.
Các cơn mơ mộng là một phần tiêu biểu thuộc ý thức trong lúc tĩnh thức, nhưng phạm vi của chúng cũng như sự can hệ của cá nhân người mơ mộng đối với chúng khác biệt nhau tuỳ theo mỗi người. Thí dụ, khoảng từ 2 đến 4% dân số điều tra dành ít nhất phân nửa thời gian nhàn rỗi của họ để tưởng tượng viển vông. Mặc dù đa số mọi người không thường xuyên mơ mộng, nhưng hầu như mọi người vẫn có tưởng tượng đến một mức độ nào đó. Các cuộc nghiên cứu yêu cầu người ta xác nhận xem họ đang làm việc gì vào những thời điểm chọn ngẫu nhiên trong ngày cho thấy rằng họ dành khoảng 10% thời gian ấy để mơ mộng. Về nội dung của các cơn mơ mộng, hầu hết đều có liên hệ đến các sự kiện trần tục thường ngày như tính toán hóa đơn điện thoại, mua sắm lặt vặt, hay giải quyết các thắc mắc viển vông trong mấy cuốn tiểu thuyết.
Mặc dù hiện tượng mơ mộng thường xuyên dường như có thể gây ra các rối loạn tâm lý, nhưng thực ra giữa các hiện tượng rối loạn tâm lý và mơ mộng rất ít tương quan với nhau. Ngoại trừ một số ít trường hợp trong đó người mơ mộng không đủ năng lực phân biệt một điều tưởng tượng với thực tế (một dấu hiệu của các rối loạn tâm lý nghiêm trọng, như chúng ta sẽ bàn ở chương 12), mơ mộng dường như là một bộ phận bình thường trong ý thức lúc tỉnh thức. Thực ra, tưởng tượng có thể góp phần tạo hạnh phúc tâm lý cho một số người bằng cách nâng cao khả năng sáng tạo và cho phép họ sử dụng khả năng tưởng tượng để cảm thông được những cảm nhận của người khác.
6. Chứng rối loạn về giấc ngủ: Các chứng bệnh liên hệ đến giấc ngủ
Đôi khi hầu hết chúng ta gặp phải trường hợp khó vỗ giấc ngủ – một tình trạng gọi là mất ngủ* (insomia). Chứng này phát sinh có lẽ do một nguyên nhân đặc biệt như một mối quan hệ bị đổ vỡ, lo lắng về kết quả thi cử, hoặc mất việc làm. Nhưng cũng có một số trường hợp mất ngủ không vì nguyên cớ rõ rệt. Một số người có khả năng rất dễ ngủ, hoặc dễ vỗ giấc ngủ nhưng lại thường xuyên giật mình thức giấc trong đêm. Mất ngủ là một chứng bệnh gây đau khổ cho khoảng 1/4 dân số nước Mỹ.
* Chứng mất ngủ (insomia): mất khả năng ngủ hay ngủ không đủ thời gian khiến cho người bệnh bị mệt mỏi thường xuyên. Chứng mất ngủ có thể do bệnh tật, đặc biệt khi có các triệu chứng gây đau đớn (paintul symp–toms), nhưng thường do lo âu phiền muộn gây nên (theo Từ điển Y học).
Những rắc rối khác về giấc ngủ ít được biết đến hơn chứng mất ngủ dù cũng có khá nhiều người mắc phải. Thí dụ, khoảng 20 triệu người Mỹ mắc phải chứng ngừng thở trong lúc ngủ (sleep ap–nea, một tình trạng trong đó người bệnh đồng thời vừa khó thở vừa khó ngủ). Hậu quả là ngủ chập chờn, không an giấc bởi vì người bệnh thường xuyên thức giấc khi lượng oxy bị thiếu đến mức gây ra một phản ứng đánh thức cơ thể. Trong một số trưởng hợp, người mắc phải chứng này bị thức giấc đến 500 lần trong giấc ngủ đầu hôm dù họ có thể không biết rằng mình bị đánh thức trong những lần thức giấc ấy. Không lấy gì làm ngạc nhiên khi giấc ngủ bất an như thế gây ra hậu quả mệt nhọc do thiếu ngủ vào ngày hôm sau. Chứng ngừng thở trong giấc ngủ lý giải cho hội chứng trẻ em chết đột ngột (sudden infant death syndrome), một nguyên nhân bí ẩn khiến cho các trẻ trông có vẻ bình thường bị chết trong lúc ngủ.
* Chứng ngừng thở (ap–nea): Sự ngưng thở tạm thời do nhìu nguyên nhân khác nhau. Các cơn ngừng thở thường thấy ở trẻ sơ sinh và phải coi là nghiêm trọng dù chúng không nhất thiết là dấu hiệu của một bệnh nặng (theo từ điển Y học).
Ngủ kịch phát*** (narcolepsy) là cơn thèm ngủ ngắn hạn không kiểm soát được vào ban ngày. Dù đang bận làm bất cứ việc gì –nói chuyện hăng hái, tập thể dục, hay lái xe – người bị chứng ngủ kịch phát cũng đột nhiên bị rơi vào giấc ngủ. Người bị chứng này rơi trực tiếp từ tình trạng tỉnh thức vào giai đoạn có tình trạng ngủ REM, bỏ qua các giai đoạn khác. Nguyên nhân gây ra chứng này chưa được rõ dù có lẽ phần nào do di truyền bởi vì có chứng cứ cho thấy bệnh này di truyền ở một số gia đình.
*** Chứng ngủ kịch phát(narcolepsy): Khuynh hướng thèm ngủ cực điểm trong bối cảnh yên tĩnh hoặc khi tham dự vào một hoạt động đơn điệu. Bệnh nhân có thể bị đánh thức dễ đàng và tỉnh táo lại tức khắc. Chứng bệnh này thường kết hợp với chứng trương lực (cataplexy), và khi rơi vào giấc ngủ bệnh nhân có thể trải qua các ảo giác âm thanh (anditory hallucinations) hoặc tình trạng tê liệt cơ bắp tạm thời (transient attacks of mus–cular paralysis).
Chúng ta chỉ biết tương đối ít về chứng nói mê (sleeptalking) và chứng mộng du*** (sleep–walking), hai loại rối loạn về giấc ngủ khá vô hại. Cả hai hiện tượng này đều xảy ra ở giai đoạn ngủ số 4 và ở trẻ em nhiều hơn người lớn. Trong hầu hết các trường hợp người ta nói mê và người mộng du ý thức mơ hồ về môi trường chung quanh, và người mộng du có thể đi lại dễ dàng giữa các chướng ngại vật trong một căn phòng bề bộn. Trừ phi đi lại ở một khung cảnh nguy hiểm, thường những người này ít khi gặp rủi ro trong trạng thái mộng du. Ngoài ra, kinh nghiệm người xưa cho rằng không nên đánh thức người mộng du là sai lầm bởi vì đánh thức không làm tổn hại gì cho họ cả, dù rằng có lẽ sẽ khiến cho họ khá bồi rơi.
*** Chứng mộng du (seepwalking, Somnumbulism. hay noctabulation): Còn gọi là miên hành, tức là đi lại trong khi ngủ. Người bị mộng du di lại và thực hiện các động tác khác một cách bán tự động trong khi ngủ và sau này không còn nhớ được đã làm như thế. Hiện tượng này thường thấy ở tuổi thơ và có thể vẫn còn ở tuổi trưởng thành. Mộng du có thể là tự phát, do stress, hay do thôi miên (Theo từ điển Y học).
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.