Tâm lý học căn bản

Chương 6 – Phần 5



3. Các rối loạn ký ức: bệnh quên

Đối với người quan sát không thường xuyên, Harold có vẻ là một tay đánh Solf nổi bật. Dường như anh đã rèn luyện được kỹ thuật chơi khá hoàn hảo, những cú đánh bóng của anh hầu như đều hoàn thiện.

Thế nhưng, bất kỳ ai gần gũi với anh nhất định sẽ thấy được nhiều đều phi lý lạ thường. Mặc dù có khả năng tức thời ước lượng tình huống và đánh quả bóng đến vị trí chính xác, ngay khi quả bóng rơi vào lỗ là anh quên béng ngay điểm số vừa đạt được.

Harold mắc phải bệnh Alzhelmer (Alzhelmer’s disease), một chứng bệnh bao gồm các rối loạn ký ức nghiêm trọng cùng với nhiều triệu chứng khác. Như đã đề cập lần đầu ở chương 2, bệnh Alzheimer là một trong bốn nguyên nhân quan trọng nhất đưa đến cái chết của nhiều người cao tuổi ở Mỹ. Vào khoảng 10% số người ở đó tuổi trên 65, và gần phân nửa các cụ già trên 85 tuổi đã mức phải chứng bệnh này.

* Bệnh Alzheimer (Alzheimer’s disease): một dạng tiềm tàng của chứng sa sút trí tuệ (dementia) phát sinh ở tuổi trung niên và không có cách chữa trị. Chứng bệnh này phối hợp với tình trạng thoái hóa não lan tỏa (diffuse degeneration of the brain) – theo Từ điển Y học. ND

Vào các giai đoạn khởi đầu, các triệu chứng bệnh Alzheimer xuất hiện dưới dạng đơn thuần quên đi những sự việc lặt vặt như các cuộc hẹn và ngày sinh chẳng hạn. Khi bệnh phát triển thì tình trạng mất trí nhớ ngày càng trầm trọng hơn, và thậm chí đến các việc làm đơn giản nhất – như cách quay số điện thoại – cũng không còn nhớ được. Cuối cùng, bệnh nhân có thể quên đến cả tên tuổi của chính mình cũng như mặt mũi của những người thân trong gia đình. Ngoài ra, người bệnh bắt đầu có tình trạng thoái hóa về thể chất và có thể hoàn toàn mất đi khả năng ngôn ngữ.

Mặc dù người ta chưa hoàn toàn hiểu rõ nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer, nhưng các chứng cứ mới đây cho thấy nó có thể liên quan đến một khuyết tật di truyền đặc thù của dòng họ. Chính khuyết tật ấy là nguyên nhân gây trở ngại cho việc sản sinh chất protein beta amyloid cần thiết để duy trì sự nỗ kết các tế bào thần kinh. Việc sản xuất chất beta amylold gặp trở ngại sẽ đưa đến tình trạng thoái hóa của các tế bào thần kinh trong não bộ – gây ra các triệu chứng bệnh Alzheimer.

Bệnh Alzheimer chỉ là một trong vài dạng rối loạn ký ức gây đau khổ cho bệnh nhân. Một dạng khác là chứng mất trí nhớ (amnesia), trong chứng bệnh này tình trạng mất trí nhớ không xảy ra kèm với các rối loạn tâm thần khác. Trường hợp mất trí nhớ phổ biến – trở thành bất cứ trong nhiều vở bi kịch – là trường hợp nạn nhân bị đập trúng đầu rồi không còn nhớ được bất cứ điều gì về quá khứ của mình. Trên thực tế, dạng mất trí nhớ kiểu này, được gọi là chứng quên về trước, rất hiếm khi xảy ra. Mắc phải chứng quên về trước (retrograde amnesla), người bệnh mất trí nhớ đó với các sự việc xảy ra trước một biến cố nhất định. Thông thường người bệnh sẽ dần dần nhớ lại các sự việc đã quên đi dù phải mất nhiều năm mới phục hồi trí nhớ hoàn toàn. Trong một số trường hợp một vài kỷ niệm bị quên đi vĩnh viễn.

* Chứng quên/ mất trí nhớ (amnesia): mất trí nhớ hoàn toàn hay một phần do tổn thương thể chất, bệnh, dùng nhầm thuốc, hoặc chấn thương tâm thần. Chứng quên về sau (anterograde amnesia) là mất trí nhớ đối với các sự việc xảy ra sau một vài chấn thương; còn chứng quên về trước (retrograde amnesia) là mất trí nhớ đối với các sự việc đã xảy ra trước khi bị chấn thương. Một số bệnh nhân mặc phải cả hai dạng bệnh này.

Một dạng bệnh quên thứ hai đặc trưng bởi các trường hợp giống như ca bệnh của Pamilla Smith và người đàn ông vừa được đề cập. Cả hai người này đều không thể ghi nhớ bất kỳ sự việc gì vừa mới xảy ra. Trong chứng bệnh quên về sau (anterograde amnesia), tình trạng mất trí nhớ diễn ra đối với các sự việc xảy ra sau một chấn thương. Các thông tin không thể được chuyển từ ký ức ngắn hạn sang lưu trữ trong ký ức lâu dài, gây ra tình trạng không còn khả năng nhớ lại bất cứ sự việc gì ngoài các kỷ niệm đã lưu lại trong ký ức lâu dài trước khi tai nạn xảy ra.

Chứng mất trí nhớ cũng thấy ở những người mắc phải hội chứng Korsakoff* (Korsakorf’s syndrome), một dạng bệnh tác hại đến những người nghiện rượu có chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng đến mức gây ra tình trạng thiếu thiamin. Mặc dù nhiều mặt thuộc khả năng trí tuệ còn nguyên vẹn, nhưng người bệnh có một loạt triệu chứng kỳ lạ bao gồm những ảo giác (hallucinatlons); cứ lặp đi lặp lại mãi những câu hỏi dù vừa được trả lời xong; và lặp đi lặp lại cùng một câu chuyện nhiều lần.

* Hội chúng Korsakoff*/ loạn tâm thần Korakoff (Korsakoff’s syndrome/ Korsakoff’s psychosis) Một rối loạn hữu cơ anh hưởng đến não bộ gây ra khuyết tật về ký ức, không ghi nhận được các thông tin mới nhưng các sự kiến đã qua vẫn còn nhớ lại được; mất đinh hướng và thời gian và nơi chốn; và có khuynh hướng sáng tạo ra các chất liệu để lấp đầy khoảng trống trong ký ức. Nguyên nhân thông thường nhất của tình trạng này là do nghiện rượu (alcoholism), nhất là khi nó dẫn đến tình trạng thiếu thiamin (vitamin B). Chữa trị bằng cách cho dùng thiamin liều cao. Tình trạng bệnh thường trở thành mạn tính – theo Từ điển Y học.

May mắn thay, hầu hết chúng ta đều có ký ức nguyên vẹn, và đã khi có bị quên đôi chút lại tốt hơn có một trí nhớ thực hoàn hảo. Chẳng hạn, hãy xét trường hợp một người như được hết toàn bộ các sự việc đã xảy ra. Sau khi đọc các đoạn văn trong tác phẩm Divine Coedy bằng tiếng Ý – một thứ ngôn ngữ mà anh ta không nói được – anh ta có thể lặp lại các đoạn văn ấy theo trí nhớ ngay cả khoảng 15 năm sau đó. Anh ta có thể ghi nhớ được các bảng kê gồm 50 từ ngữ không liên quan gì nhau cả, và sau đó hơn cả chục năm tùy tiện có thể nhớ lại được cả danh sách ấy. Nếu cần, anh ta có thể đọc ngược thứ tự các từ ngữ trong danh sách.

Một năng khiếu như thế thoạt nghe có vẻ như có đôi chút bất lợi, nhưng thật sự lại là cả một vấn đề. Ký ức người đàn ông đó trở thành một mớ bòng bong gồm rất nhiều từ ngữ, con số, và tên tuổi. Khi anh ta cố thư giãn thì tâm trí anh hiện lên đầy ắp các hình ảnh. Thậm chí đến việc đọc sách báo cũng gặp khó khăn, bởi vì mỗi từ ngữ đều gợi ra một dòng thác ý tưởng từ quá khứ đổ ra gây trở ngại cho khả năng tìm hiểu ý nghĩa của những điều đang đọc. Phần nào bị ảnh hưởng bởi ký ức phi thường của người đàn ông ấy, nhà tâm lý A.R. Luria nghiên cứu trường hợp này đã phát hiện anh ta là “một người hay nhầm lẫn mọi việc và đúng ra là người chậm hiểu”.

Như vậy, chúng ta nên an tâm vì tình trạng quên đôi chút quả thực lại hữu ích cho cuộc sống.

THỪA HƯỞNG THÀNH QUẢ CỦA TÂM LÝ HỌC: TĂNG CƯỜNG TRÍ NHỚ

Mặc dù các ưu điểm của tình trạng quên như một số phim khó học giả tưởng đã hư cấu quá mức, phần đông chúng ta vẫn cứ muốn ôm cách nâng cao khả năng ghi nhớ. Với trình độ hiểu biết hiện thời về ký ức, liệu chúng ta có thể tìm được các phương pháp thực tiễn nhằm tăng cường khả năng nhớ lại các thông tin đã tiếp nhận không? Nhất định là có. Các công trình khảo cứu đã khám phá được nhiều phương pháp khả dĩ giúp chúng ta tăng cường trí nhớ. Trong sống, các phương pháp hữu hiệu nhất là:

* Kỹ thuật dùng tự then chốt. Giả sử bạn là một sinh viên Mỹ đang học một lớp ngoại ngữ và phải học thuộc các bài học ngữ vựng dài lê thê. Cách học thuận lợi nhất là sử dụng kỹ thuật dùng từ then chốt (keyword technique), theo đó một từ vựng ngoại ngữ được cặp đôi với một từ Anh ngữ có cùng cách phát âm. Từ Anh ngữ này được gọi là từ then chốt. Thí dụ, muốn học thuộc từ ngữ Tây Ban Nha có nghĩa là con vịt (pato, phát âm là pót – o) thì từ then chốt có thể là “pót” (có nghĩa là ấm, bình, chậu, hũ, vại); đối với từ ngữ Tây Ban Nha có nghĩa là con ngựa (caballo, phát âm là cob–eye–yo), từ then chốt sẽ là “eye” (mắt).

Khi nghĩ đến một từ then chốt nào đó, bạn tưởng tượng một hình ảnh phác họa trong tâm trí nhằm “tương tác” với kích diễn đạt từ TBN ấy trong Anh ngữ. Thí dụ, bạn có thể tưởng tượng một chú và đang tắm trong một cái chậu để ghi nhớ từ pato, hoài tưởng tượng một con ngựa có cặp mắt lồi to tướng ở giữa đầu để ghi nhớ từ caballo: Kỹ thuật này đã gặt hái được thành quả trong việc học thuộc ngữ vựng tiếng nước ngoài khả quan hơn so với các phương pháp truyền thống nhằm chỉ ghi nhớ mặt chữ của ngữ vựng mà thôi.

* Phương pháp định vị. Nếu đã từng thuyết trình trong lớp học, bạn sẽ thấy được khó khăn trong việc ghi nhớ tất cả các điểm mà bạn muốn nói. Người Hy Lạp cổ đại đã tìm ra được một biện pháp khá hữu hiệu. Khi các nhà hùng biện Hy Lạp tìm cách ghi nhớ các bài diễn văn dài lê thê, họ thường dùng phương pháp định vị (method of loci – loci là một từ Latin có nghĩa là nơi chốn, vị trí) nhằm sắp xếp các ý tưởng cần phải nhớ để diễn thuyết. Theo phương pháp này, người ta hình dung một đoạn của bài diễn văn “cư trú” ở một vị trí đặc biệt trong một tòa nhà.

Chẳng hạn, bạn có thể tưởng tượng đoạn mở đầu bài nói chuyện định vị ở lối vào ngôi nhà bạn, điểm quan trọng hàng đầu định vị ở phòng khách, điểm quan trọng kế đó là phòng ăn, và cứ thế cho đến đoạn kết luận nằm ở phía sau phòng ngủ.

Phương pháp này có thể ứng dụng để học thuộc dễ dàng các bằng ngữ vựng: mỗi từ vựng trong bảng được hình dung định vị ở một trong các vị trí liên tiếp nhau. Phương pháp này hữu hiệu nhờ dùng các hình ảnh tưởng tượng càng kỳ lạ càng tốt. Thí dụ, nếu muốn ghi nhớ nhiều ngữ vựng về các mặt hàng tạp phẩm bao gồm chuối, nước xốt cà chua, và sữa chẳng hạn, bạn có thể hình dung quả chuối giống như các ngọn lá cây xoắn bện vào nhau ở cây thu hải đường (begonia) trong phòng khách nhà bạn, nước xét cà chua thì bị đổ tràn ra ở cuối bàn, còn sữa thi dính đầy chụp đèn trên bàn. Mỗi khi đến siêu thị, trong tâm trí bạn như “dạo bước” trong căn phòng khách nhà bạn, việc nhớ lại các từ vựng về các mặt hàng ấy sẽ dễ dàng hơn.

* Hiện tượng đặc thù hóa điều kiện lập mã ban đầu. Một số khảo cứu cho thấy nhớ lại thông tin dễ dàng nhất trong một bối cảnh giống như hoặc tương tự như bối cảnh mà chúng ta ghi nhớ thông tin hồi đầu – hiện tượng này gọi là đặc thù hóa điều kiện lập mã bên đầu (encoding specificity). Như vậy, bạn sẽ làm bài thi dễ dàng hơn nếu phòng thi chính là phòng học trước đây của bạn. Ngược lại, nếu như phải thi trong một phòng khác hẳn phòng học trước đây của bạn, bạn chớ nên thất vọng, bởi vì các đặc điểm của bản thân bài thi, như lối hành văn ở các câu hỏi trong bài thi chẳng hạn, đôi khi tác động rất mạnh đến mức lấn áp cả những gợi ý tế nhị hơn liên quan đến việc lập mã ban đầu của nội dung ghi nhớ.

* Sắp xếp nội dung bài học. Điều quan trọng cho hầu hết cuộc sống chúng ta là cần phải nhớ lại không phải từng câu từng chữ mà thường là nội dung bài học hay đoạn văn mà chúng ta đã đọc qua. Bạn làm cách nào để dễ dàng ghi nhớ nội dung ấy? Một phương pháp đã kinh qua thử thách để giúp bạn dễ dàng nhớ lại các đoạn văn ấy là sắp xếp nội dung của nó ngay khi bạn đọc lần đầu. Muốn vậy, trước tiên bạn nên tìm hiểu bất kỳ thông tin nào báo trước về cơ cấu và nội dung bài học – lược qua mục lục, đề cương bài học, nhan đề các phân đoạn, và cả đến đoạn tóm tắt nêu ở cuối bài học – trước khi đọc vào bài học. Tìm hiểu cách dàn ý sẽ giúp bạn dễ dàng nhớ lại bài học hơn.

Một kỹ thuật khác là tự đặt cho mình các câu hỏi liên quan đến nội dung mà bạn đã đọc qua, rồi trả lời các câu hỏi đó. Đặt ra được các câu hỏi sẽ giúp bạn lập được các mối liên kết cũng như thấy được các tương quan giữa nhiều sự kiện đặc biệt khác nhau, nhờ đó xúc tiến việc xử lý thông tin ở tầng sâu hơn trong tâm trí. Như khảo hướng các mức xử lý thông tin ghi nhớ đề nghị, việc làm này sẽ giúp chúng ta dễ dàng nhớ lại sau này. Thí dụ, ngay lúc này bạn có thể đặt ra câu hỏi cho chính mình: “Các phương pháp chủ yếu để ghi nhớ nội dung bài học trong các sách giáo khoa là các phương pháp nào?”, và sau đó cố gắng trả lời câu hỏi này.

* Sắp xếp các đoạn ghi chép bài bảng ở lớp. “Ghi chép ít sẽ tốt hơn” có lẽ là lời khuyên có giá trị nhất cho việc ghi chép bài giảng ở lớp đế giúp bạn dễ nhớ lại bài học. Thay vì gò lưng ghi chép mọi chi tiết bài giảng, tốt hơn bạn nên dành thời giờ để chăm chú nghe và tìm hiểu nội dung, chỉ ghi lại các điểm chính sau khi bạn đã cân nhắc các điểm ấy trọng một bối cảnh kiến thức bao quát hơn. Muốn cho việc ghi chép bài giảng có hiệu quả, động não tìm hiểu nội dung bài học còn quan trọng hơn việc ghi chép ra giấy. Chính vì lý do này mà việc mượn lại tập vở ghi chép của người khác là hành vi kém khôn ngoan, bởi vì bạn không hề có một cơ cấu ghi nhớ nào để sử dụng nhằm tìm hiểu các lời ghi chép ấy cả.

* Rèn luyện và diễn tập. Mặc dù việc rèn luyện (pratice) không nhất thiết là hoàn hảo, nhưng nó cũng có ích lợi. Nhờ tìm hiểu và diễn tập (rehearsing) nội dung bài học vượt quá mức sơ bộ hiểu bài – tiến trình này gọi là học thuộc làu làu (overlearning) – người ta có thể nhớ được dài hơn so với trường hợp thì mới học thuộc sơ qua bài học.

Dĩ nhiên, dù sao việc rèn luyện cũng không có hoặc có tác dụng rất ít trong một số trường hợp. Có lẽ bạn đã nằm lòng địa chỉ của mình đến mức không ổn phải rèn luyện thêm chút nào để có thể ghi nhớ nhiều hơn nữa. Nhưng cũng hợp lý khi nói rằng bởi vì nội dung các bài học trong hầu hết các môn học hiếm khi được ghi nhớ vững chắc, nên nói chung sẽ khôn ngoan hơn nếu bạn chịu khó học ôn vài lần dù bạn cảm thấy mình đã thuộc bài, để có thể đạt được mức thực sự thuộc làu làu.

Các cuộc khảo cứu về thành quả của việc diễn tập tỉ mỉ (elaboratlve rehearsal), đã được bàn trước đây trong chương này, cũng cho thấy rằng việc rèn luyện qua động tác nêu ra câu hỏi và diễn tập cách trả lời các câu hỏi ấy được thể hiện một cách càng chủ động càng tốt là điều quan trọng. Bằng cách này, các mối liên kết giữa các chi tiết nội dung bài học sẽ dễ trở thành hiển nhiên, nhằm cho bạn nhiều gợi ý để dễ dàng nhớ lại bài học sau này.

Cuối cùng, những người học gạo để chuẩn bị thi nên lưu ý rằng cách ghi nhớ thuận lợi nhất trong trường hợp phân phối việc học qua nhiều giai đoạn, chứ không nên để dồn vào một học kỳ kéo dài lê thê. Các công cuộc khảo cứu đều minh chứng rõ rệt rằng tình trạng mệt nhọc và các yếu tố khác khiến cho kỳ học tập kéo dài không đạt được kết quả bằng kế hoạch chia đều việc học tập ra nhiều kỳ học tập ngắn hạn.

4. Tóm tắt và học ôn III

A. TÓM TẮT

– Hiện tượng phai nhạt (decay) và hiện tượng can thiệp (interference) là những cách lý giải chủ yếu cho hiện tượng quen (forgetting).

– Có hai dạng can thiệp, can thiệp về sau (proactive interference – xảy ra khi các thông tin học hỏi được trước đây gây trở ngại cho việc nhớ lại các thông tin mới tiếp thu được) và can thiệp về trước (retroactive interference – xảy ra khi các thông tin mới tiếp thu được gây trở ngại cho việc nhớ lại các thông tin đã học hỏi được trước đây).

– Các rối loạn ký ức chủ yếu là bệnh Alzheimer (Alzheimer’s disease), chứng quên về trước (retrograde amnesia), chứng quên về sau (anterograde amnesia), và hội chứng Korsakoff (Korsakoff’s syndrome).

– Những phương pháp đặc biệt để tăng cường khả năng ghi nhớ là kỹ thuật dùng tự then chốt (keyword technique), phương pháp định vị (method of loci), đặc thù hóa điều kiện lập mã ban đầu (encoding specificity), sắp xếp nội dung bài học trong sách giáo khoa; ghi chép bài giảng có hiệu quả, rèn luyện và diễn tập.

B. HỌC ÔN

1/ Sau khi học qua giai đoạn Thế thiến thứ hai thuộc môn sử học trong niên khóa cách đây 2 năm, giờ đây bạn tự cảm thấy không còn nhớ lại được những điều đã học. Một người bạn bảo rằng và tình trạng không sử dụng đến các thông tin ấy đã khiến cho bạn quên đi. Tên gọi chính thức của tiến trình này là gì?

2/… là một biến chuyển thể chất thực sự phát sinh trong não bộ do việc học tập.

3/ Tình trạng khó nhớ lại do sự hiện diện của các thông tin khác minh chứng cho hiện tượng nào?

4/ Hiện tượng can thiệp… xảy ra khi các thông tin trước đây khó truy xuất do việc tiếp thu các thông tin mới. Còn hiện tượng can thiệp… liên hệ đến trường hợp khó nhớ các thông tin mới tiếp thu do các thông tin học hỏi được trước đây gây trở ngại.

5/ Các điều ghi nhớ dường như được tổng quát hóa bên trong phạm vi não bộ, nền có vẻ như không có vị trí nào trong não bộ là trụ sở cho bất kỳ bộ phận ký ức nào. Đúng hay sai?…

6/ Cặp đôi các rối loạn ký ức sau đây với các thông tin chính xác cho một dạng.

a. Bệnh Alzheimer(Alzheimer’s disease).

b. Hội chứng Korsakoff(Korsakoff’s syndrome)

c. Chứng quên/ mất trí nhớ (Amnesia)

1. Ảnh hưởng đến những người nghiện rượu tình trạng thiếu thiamin.

2. Tình trạng mất trí nhớ xảy ra không kèm theo các rối loạn tâm thần khác.

3. Tình trạng thiếu hụt chất beta amyloid, tình trạng quên và thoái hóa não xảy ra dần dần.

7/… là hiện tượng giải thích lý do tại sao người ta có thể làm bài thi thuận lợi hơn trong trường hợp phòng thi chính là phòng học trước đây của mình.

C. CÂU HỎI NGHI VẤN

Ngành tâm sinh lý (biopsycholosy), đặc biệt là kiến thức đạt được nhờ “công trình tìm hiểu dấu vết ký ức”, giúp ích ra sao cho việc chữa trị các chứng rối loạn ký ức như chứng quên/mất trí nhớ (amnesia) chẳng hạn?

IV. NHỮNG ĐIỂM CẦN GHI NHỚ.

– Ký ức là gì?

1. Ký ức hay ghi nhớ (memory) là tiến trình nhờ đó chúng ta lập mã (encoding), lưu trữ (store), và truy xuất (retrieve – nhớ lại) thông tin. Có ba loại kho tàng ký ức căn bản: ký ức cảm giác (sensoly memory), ký ức ngắn hạn (short – term memory), và ký ức lâu dài (long – term memory).

– Phải chăng có các dạng kí ức khác nhau?

2. Ký ức cảm giác (cấu thành bởi các dạng ký ức tương ứng với từng hệ thống thần kinh cảm giác) là nơi lưu trữ đầu tiên đối với các thông tin về thế giới chung quanh, mặc dù thời gian lưu trữ thông tin rất ngắn ngủi. Chẳng hạn, ký ức tượng hình (iconic memory, cấu thành bởi các hình ảnh tiếp nhận qua thị giác) lưu trữ thông tin lâu không quá một giây, và ký ức tượng thanh (echoic memory, tương ứng với các âm thanh tiếp nhận qua thính giác) lưu trữ thông tin lâu không quá bốn giây đồng hồ. Dù thời gian lưu trữ ngắn ngủi, ký ức cảm giác rất chính xác, ghi nhận các thông tin gần giống như bản sao chụp từng kích thích mà người ta tiếp nhận được. Nhưng nếu không được chuyển ghi vào các loại ký ức khác, thì dường như ký ức cảm giác sẽ bị mất hẳn đi.

3. Khoảng từ 5 đến 9 mẫu thông tin (chunk of information) có thể được chuyển ghi và lưu giữ vào ký ức ngắn hạn. Mẫu thông tin lưu giữ trong ký ức ngắn hạn là một mẫu thông tin có ý nghĩa, dưới dạng từ một mẫu tự (chữ cái) hoặc một chữ số cho đến các chủng loại phức tạp hơn. Thông tin được lưu giữ ở ký ức ngắn hạn trong khoảng thời gian cũng chỉ kéo dài tối đa từ 15 đến 25 giây đồng hồ mà thôi, và nếu không được chuyển ghi vào ký ức lâu dài cũng sẽ bị mất đi chủ yếu do hiện tượng can thiệp cũng như do hiện tượng phai nhạt. Hiện tượng can thiệp (interference) khiến cho thông tin bị mất đi thông qua sự thay thế thông tin cũ bằng thông tin mới, còn hiện tượng phai nhạt (decay) khiến cho thông tin bị mất đi vì không được dùng đến.

4. Các điều ghi nhớ được chuyển ghi vào kho ký ức lâu dài nhờ tiến trình diễn tập (rehearsal). Tiến trình ghi nhớ hữu hiệu nhất là diễn tập tỉ mỉ (elaborative rehearsal), theo đó thông tin phải ghi nhớ được tổ chức, sắp xếp lại và mở rộng ý nghĩa. Kỹ thuật chính thức để tổ chức, sắp xếp thông tin ghi nhớ gọi là kỹ thuật ghi nhớ tượng hình (memonics).

5. Nếu được chuyển ghi vào ký ức lâu dài, thông tin ghi nhớ sẽ được lưu giũ khá bền vững. Ký ức lâu dài gồm hai loại: ký ức tình tiết và ký ức ý nghĩa. Ký ức tình tiết (episodic memory) liên quan đến cuộc sống riêng tư của chúng ta (như nhớ lại dung mạo và tính khí của một vị giáo viên chẳng hạn); còn ký ức ý nghĩa (semantic memory) bao gồm các dạng kiến thức và các sự kiện có lớp lang về thế giới chung quanh (thí dụ, kiến thức toán nhân như 4 x 5 = 20 chẳng hạn).

6. Ký ức minh thị (explicit memory) liên hệ đến sự hồi tưởng các thông tin đã được lưu trữ có chủ ý. Ngược lại, ký ức mặc nhiên/ ám thầm (implicit memory) liên hệ đến việc ghi nhớ trong trạng thái không chủ ý, nhưng chính loại ký ức này lại có thể cải thiện thành tích cả học hỏi và hành vi ứng xử sau này của con người. Một số nhà khảo cứu cho rằng hai hệ thống ghi nhớ ấy khác biệt nhau: một hệ thống để ghi nhớ minh thị và hệ thống kia để ghi nhớ âm thầm. Những người khác lại thủ trương rằng hai hệ thống ghi nhớ ấy chỉ khác biệt nhau ở cách xử lý thông tin tiếp nhận mà thôi.

7. Khảo hướng nhiều mức xử lý thông tin ghi nhớ nông sâu khác nhau (the levels – of – processing approach to memory) cho rằng phương thức nhận thức và phân tích thông tin tiếp nhận ban đầu quyết định mức độ ghi nhận thông tin ấy bền vững ra sao. Cách xử lý ban đầu càng sâu sắc chừng nào thì mức độ ghi nhớ thông tin càng vững chắc chừng nấy.

– Điều gì gây trở ngại vì cản trở khả năng nhớ lại?

8. Hiện tượng khó nhớ lại (the tip – of the – tongue phenomenon) là tình trạng tuy cố gắng nhưng không tài nào nhớ lại được thông tin mà người ta chắc chắn đã từng biết qua. Một phương pháp chủ yếu để dễ dàng nhớ lại là sử dụng các gợi ý để nhớ lại (retrleval cues). Các gợi ý này là những kích thích giúp chúng ta lùng sục thông tin lưu trữ trong ký ức lâu dài.

9. Kỷ niệm khó quên (flashbubb memories) là các điều ghi nhớ xoay quanh một biến cố đặc biệt quan trọng. Loại ký ức này thật rõ rệt đến mức giống như một “bức ảnh chụp” biến cố ấy. Kỷ niệm khó quên minh chứng một quan điểm bao quát hơn là hiệu ứng von Restorff (von Restorff effect). Hiệu ứng này cho rằng kỷ niệm càng độc đáo chừng nào thi càng dễ được nhớ lại chừng ấy.

10. Ghi nhớ là một tiến trình xây dựng (a constructive process) trong đó chúng ta liên kết các điều ghi nhớ với ý nghĩa, phỏng đoán, và kỳ vọng mà chúng ta gán cho các điều ghi nhớ ấy. Các thông tin cụ thể được nhớ lại dưới dạng lược đồ (schemas), hoặc các chủ đề tổng quát chứa đựng tương đối ít chi tiết.

11. Ký ức tự truyện (autobiographical memory) bao gồm những kỷ niệm về các biến cố (ra xảy ra trong cuộc tổng riêng tư của chúng ta. Phần nào do loại ký ức này có kết cấu không chính xác nên một số nhà khảo cứu chủ trương nên chú trọng nhiều hơn đến loại ký ức thường ngày (everyday memory) và ít quan tâm đến thành quả của các cuộc khảo cứu thực hiện giả tạo trong bối cảnh phòng thí nghiệm.

12. Trong một số trường hợp thậm chí đã dùng đến các gợi ý để nhớ lại (retrieval cues) cũng khó lòng nhớ lại được một số thông tin, nguyên do bởi hiện tượng phai nhạt (decay) hoặc can thiệp (interference). Hiện tượng can thiệp dường như là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng quên (forgetting). Có hai dạng can thiệp: can thiệp về sau (proactive interference, xảy ra khi thông tin học hỏi được trước đây gây trở ngại cho việc nhớ lại các thông tin mới tiếp thu được sau này) và can thiệp về trước (retroactive interference, xảy ra khi các thông tin mới tiếp thu được sau này gây trở ngại cho việc nhớ lại các thông tin đã học hỏi được trước đây).

– Nền tảng sinh học của kết ức là gì?

13. Các công trình khảo cứu hiện hành về vấn đề sinh học làm nền tảng cho ký ức đang quan tâm tìm hiểu căn cứ địa của dấu vết ký ức (engram/ memory trace). Khám phá cho thấy có một số dược phẩm làm suy yếu hoặc tăng cường khả năng ghi nhớ ở loài vật, điều này khiến người ta tin tưởng rằng trong tương lai dược phẩm có thể được sử dụng để tăng cường khả năng ghi nhớ của con người.

– Tình trạng suy nhược ký ức xuất hiện dưới các dạng nào?

14. Có một số rối loạn ký ức. Trong số đó là bệnh Alzheimer (Alzheimer’s disease) dẫn đến tình trạng mất trí nhớ dần dần, và chứng quên/ mất trí nhớ (amnesla) là tình trạng mất trí nhớ xảy ra không kèm theo các rối loạn tâm thần khác và có thể xuất hiện dưới hai dạng. Chứng quên về trước (retrograde amnesia) là tình trạng mất trí nhớ đối với các sự việc đã xảy ra trước khi bị một chấn thương; còn chứng quên về sau (antero–grade amnesia) là tình trạng mất trí nhớ đối với các sự việc xảy ra sau một chấn thương Hội chứng Korsakoff (Korsakoff’s syndrome) là một chứng bệnh phát sinh ở những người nghiện rượu lâu dài mà lại ăn uống thiếu dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng suy nhược ký ức.

15. Các nhà tâm lý đã xây dựng được một số biện pháp đặc biệt nhằm tăng cường khả năng ghi nhớ. Các biện pháp này gồm kỹ thuật dùng từ then chốt (key–word technique) để ghi nhớ từ vựng tiếng nước ngoài; ứng dụng phương pháp định vị (method of loci) để học thuộc các bảng kê và các nội dung phức tạp; vận dụng hiện tượng đặc thù hóa điều kiện lập mã ban đầu (encoding speciftcity phenomenon); dàn ý nội dung bài học (organizing text material) trong ký ức; và rèn luyện (practice) thực nhiều để có thể đạt được mức học thuộc làu làu (overlearning) – tìm hiểu và diễn tập (rehearsing) vượt quá mức thành thạo sơ bộ.

V. GIẢI ĐÁP CÂU HỎI ÔN TẬP

I.

1/ Lập mã; truy xuất thông tin

2/ 1 –b; 2–a; 3–c

3/ Thị giác; thính giác

4/ Mẫu thông tin

5/ Tiến trình diễn tập

6/ Kỹ thuật tượng hình

7/ Ý nghĩa; tình tiết

8/ Liên kết

9/ Kỹ thuật gợi trí nhớ (priming)

10/ 1 –a; 2–c; 3–b

11/ Lý thuyết nhiều mức xử lý thông tin sâu nông khác nhau.

II.

1/ Hiện tượng khó nhớ lại

2/ Nhận diện (recognition)

3/ Hồi ức/ nhớ lại (recall)

4/ Kỷ niệm khó quên

5/ Sai; Kỷ niệm khó quên ít khi chứa đựng các chi tiết vụn vặt

6/ Hiệu ứng von Restorff

7/ Đúng

8/ Các lược đồ (schemas)

9/ Sai; sự hồi tưởng dường như hay xảy ra nhìn đối với các kỷ niệm lâu hơn trong quá khứ.

III.

1/ Phai nhạt

2/ Dấu vết ký ức

3/ Hiện tượng can thiệp

4/ Về trước; về sau

5/ Sai; Các dạng ký ức đặc biệt dường như định vị ở các vùng đặc biệt trong não bộ

6/ a–3; b–1; c–2

7/ Lập mã nét đặc thù của thông tin.

 


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.