Thế Giới Nghịch

Chương 045



Alex Burnet đang theo dõi vụ kiện khó khăn nhất trong sự nghiệp luật sư của mình, vụ cưỡng hiếp một bé trai hai tuổi ở Malibu. Bị can tên Mick Crowley, ba mươi tuổi, một nhà bình luận chính trị ngụ ở Washington. Hắn đang đi thăm người chị dâu thì bất chợt cảm thấy một thôi thúc mãnh liệt muốn quan hệ qua hậu môn với đứa con còn mang tã của cô ta. Crowley là sinh viên trường Yale, giàu có, quen được nuông chiều, là người thừa kế một gia sản trong ngành dược phẩm. Hắn thuê tên luật sư Abe (“It Ain’t There”) Ganzler khét tiếng ở D.C. để biện hộ cho mình.

Hóa ra ở Washington ai cũng biết Crowley ưa thích những vật dụng phục vụ chuyện yêu đương, nhưng Ganzler, như thói quen, thường lệ, thử biện hộ nảy lửa cho vụ kiện trên báo trước phiên xử nhiều tháng, trên đó y liên tục mô tả Alex và mẹ của đứa bé là những “nhà nữ quyền viển vông” đã dựng lên toàn bộ câu chuyện từ “trí tưởng tượng bệnh hoạn, méo mó của mình”. Hắn mô tả như thế, bất kể cuộc giám định chi tiết mà bệnh viện đã tiến hành trên đứa trẻ. (Dương vật của Crowley tuy nhỏ nhưng vẫn làm rách đáng kể trực tràng của đứa bé mới chập chững biết đi.)

Chính cái lúc cô đang bận điên đầu chuẩn bị cho ngày xử thứ ba thì Amy, trợ lý của Alex, nhắn cho cô biết bố cô đang chờ điện thoại. Cô bắt máy.

“Con khá bận, bố à.”

“Không mất nhiều thời gian đâu. Bố sẽ xa nhà một vài tuần.”

“Dạ, được.” Một luật sư khác vào phòng và thả chồng báo số mới nhất xuống bàn cô. Báo Star đăng ảnh đứa bé bị cưỡng hiếp, ảnh bệnh viện ở Malibu, và những bức ảnh xấu xí chụp Alex và mẹ đứa bé mắt hiếng lại trong nắng gắt. “Bố định đi đâu vậy?”

“Chưa biết nữa,” Bố cô nói. “nhưng bố cần một chút thời gian cho riêng mình. Điện thoại di động chắc không xài được đâu. Khi đến đó bố sẽ gửi thư báo con biết. Gửi thêm một hộp chứa vài thứ nữa. Phòng khi con cần.”

“Được rồi, bố đi chơi vui nhé.” Cô vừa nói chuyện với bố vừa lật qua tờ L.A. Times. Nhiều năm nay tờ Times đã tranh đấu cho quyền tiếp cận và in ấn tất cả các tài liệu tòa án bất kể là tài liệu sơ bộ, riêng tư, hay chỉ mang tính phỏng đoán. Các thẩm phán ở California hết sức miễn cưỡng niêm phong những tài liệu có liên quan đến địa chỉ của những phụ nữ đang bị dòm ngó, hay những tài liệu mô tả các chi tiết giải phẫu của những đứa trẻ bị cưỡng hiếp. Chủ trương “đăng mọi thứ” của báo Times cũng có nghĩa luật sư có thể đưa những luận điệu vô căn cứ và gây sốc vào hồ sơ trước khi ra tòa, vì biết rằng tờ Times sẽ cho in những hồ sơ này. Và tờ Times luôn luôn đăng những hồ sơ đó. Quyền được biết của công chúng. Phải, công chúng thật sự cần biết chính xác vết rách của đứa nhỏ đáng thương ấy đã ở đó bao lâu…

“Con trụ vững chứ?” Bố cô nói.

“Con ổn mà.”

“Bọn họ không làm khó con chứ?”

“Không đâu. Con đang chờ các tổ chức phúc lợi trẻ em giúp, nhưng chẳng thấy họ có tuyên bố nào cả. Im lặng một cách lạ kỳ.”

“Bố chắc con bị sốc vì chuyện đó.” Ông nói. “Lão chồn ấy có nhiều mối quen biết chính trị, đúng không? Thằng ngu si ấy. Bố cúp máy đây, Alex.”

“Tạm biệt bố.”

Cô quay lưng đi. Hôm nay sẽ có kết quả giám định ADN nhưng kết quả chưa tới. Những mẫu gửi đi xét nghiệm rất ít ỏi, và cô đang lo không biết mấy cái mẫu ấy sẽ cho thấy điều gì đây.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.