Tán Tỉnh Bất Kỳ Ai
THỦ THUẬT 11: Hái anh đào
Bạn sẽ chẳng bao giờ bế tắc trong những cuộc trò chuyện thú vị với đối tượng nếu bạn biết hái những quả anh đào trong câu chuyện với họ. Lắng nghe bất cứ những từ ngữ khác lạ. Đó là những hạt anh đào của bạn. Hãy trồng nó, quan sát nó nở hoa thành cuộc trò chuyện đầu tiên đáng nhớ với đối tượng của bạn.
Làm thế nào để gieo vào đối tượng suy nghĩ như thể hai bạn đã yêu nhau rồi?
Nếu bạn nghe trộm cuộc nói chuyện giữa một người đàn ông và một người đàn bà tại bữa tiệc, bạn chỉ cần nghe một phút trò chuyện của họ thôi là có thể nói ngay được mức độ thân mật của họ như thế nào. Họ là những người mới quen nhau? Hay chỉ là bạn bè? Hay họ là người đang yêu?
Bạn thậm chí cũng không cần nghe họ gọi nhau bằng những từ thân mật như “em/anh yêu”, “em yêu quý” hay “miếng bánh Lambie”. Bạn cũng không cần phải quan sát ngôn ngữ cơ thể họ để đoán ra mối quan hệ giữa hai người. Cũng không phải vấn đề họ đang nói gì, thậm chí là giọng điệu lời nói. Bạn vẫn có thể đoán biết.
Như thế nào ư?
Căn cứ vào mức độ họ nói chuyện với nhau. Có một quá trình diễn tiến thú vị trong cuộc trò chuyện tùy thuộc vào mức độ gần gũi giữa hai người. Đây là quá trình phát triển của nó:
Mức 1: Sáo rỗng
Hai người lạ trò chuyện với nhau trước tiên sẽ trao đi đổi lại những điều sáo rỗng. Chúng ta hãy giả sử họ đang nói chuyện với nhau về chủ đề nhàm chán nhất của thế giới có thể được nhận diện ở phạm vi toàn cầu là thời tiết. Hai người lạ sẽ nói: “Chúng ta đang có thời tiết thật tuyệt”, hoặc: “Này anh, trời mưa hả?”. Đó là mức 1, sáo rỗng.
Mức 2: Những sự kiện
Những người biết nhau, nhưng chỉ gọi là tạm quen biết thường trao đổi về những sự kiện thực tế. “Anh biết không Joe, năm ngoái có 242 ngày trời nắng đấy” hoặc: “Vâng, rốt cuộc chúng tôi cũng đã quyết định đầu tư một cái bể bơi để tránh nóng”.
Mức 3: Cảm xúc và những câu hỏi riêng tư
Những người bạn thường bộc lộ cảm xúc của họ với nhau, thậm chí về những chủ đề rất nhàm chán như thời tiết. “Chúa ơi Sam, mình chỉ yêu những ngày có nắng này thôi”. Họ cũng hỏi nhau những câu hỏi riêng tư như: “Còn anh thì sao? Anh là người yêu mặt trời chứ?”
Mức 4: Chúng tôi nói
Đây là mức độ thân mật mà những người bạn rất thân hoặc những người yêu nhau thích nói. Nó không hề sáo rỗng. Nó giàu có hơn những sự thực. Thậm chí nó cũng hơn những cảm xúc. Đó là chúng tôi nói. Những người đang yêu thảo luận về thời tiết có thể nói: “Nếu thời tiết tốt này kéo dài, chúng tôi sẽ có một cuộc du lịch tuyệt vời”.
Đây là kỹ thuật đã ra đời từ hiện tượng này. Hãy dùng nó để khiến đối tượng của bạn cảm nhận một cách vô thức hai bạn đã là một đôi, đã là một, đã yêu nhau. Tôi gọi đó là “Chúng tôi trước”, vì bạn đi tắt qua mức 1 và 2, nhảy thẳng lên mức 3 và 4. Tranh giành các ký hiệu giao tiếp. Hãy hỏi cảm xúc của đối tượng mới về một điều gì đó theo kiểu hai người đã là bạn của nhau. Dùng những câu “chúng tôi” vốn được dành riêng cho những người đã yêu nhau.
Chẳng hạn bạn đang nói chuyện với một đối tượng tiềm năng tại bữa tiệc. Hãy hỏi về cảm giác của bạn theo cách những người bạn vẫn làm: “Anh/Em có thích tiệc tùng không?”
Sau đó tiếp tục tiến đến cấp độ của những người yêu nhau, chúng ta nói: “Vâng, chúng ta thực sự đã tốn quá nhiều năng lượng để trải qua những bữa tiệc này và kiên trì với chế độ ăn kiêng của chúng ta, phải không?”
Thường thì trong một quan hệ thân mật, người ta thường không cảm thấy họ sẵn sằng nói ra những câu kiểu “chúng tôi”. Nhưng khi những anh chàng/cô nàng thợ săn khôn ngoan dùng trước từ “chúng tôi”, nó đưa đối tượng của họ lại gần hơn về mặt tiềm thức.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.