64 Nước Cờ Trên Bàn Thương Lượng

59. SỨC MẠNH TÌNH HUỐNG



Yếu tố thứ bảy của sức mạnh cá nhân là Sức mạnh Tình huống mà tất cả chúng ta đều quen thuộc. Đó là một nhân viên bưu điện mà bình thường anh ta không có quyền lực gì nhưng trong một tình huống cụ thể nào đó, anh ta có thể chấp nhận hoặc từ chối bưu kiện của bạn. Anh ta có quyền với bạn và thích được thể hiện nó.

Điều này phổ biến ở các tổ chức hoặc cơ quan chính phủ lớn, nơi mọi người không có nhiều quyền hành khi thực hiện công việc nên khi có một chút quyền lực đối với bạn thì họ rất thích dùng nó.

HỌ KHÔNG THÍCH DÙNG SỨC MẠNH TÌNH HUỐNG

Tôi nhớ có lần đi nói chuyện ở một hội nghị lớn tại Halifax, Nova Scotia. Ngay đêm hôm trước khi tôi tới đó, có một nhóm đã mở tiệc mừng và họ đều say bí tỉ, không còn biết trời đất gì nữa. Một người đã cởi quần áo đi ngủ vào 3 giờ sáng rồi lại muốn có ít đá lạnh trong phòng. Anh ta đứng đó tự hỏi liệu có cần phải mặc quần áo vào để đi lấy đá không. Cuối cùng anh ta nghĩ: “Đã 3 giờ sáng rồi mà cái máy làm đá chỉ ngay phía ngoài thì ai thấy mình chứ? Chỉ cần chạy ra một tí là xong” nhưng lại quên là khi anh ta bước ra hành lang thì cửa phòng liền khóa trái lại.

Thế là anh ta phải đứng ngoài cửa với xô đá mà không có gì mặc trên người và phân vân giữa các lựa chọn. Cuối cùng anh ta quyết định, vì không có nhiều lựa chọn nên anh ta sẽ lấy xô đá che lại rồi đi xuống sảnh khách sạn Halifax Sheraton gặp cô lễ tân trẻ đang đứng đó để xin chìa khóa khác vào phòng. Cô này nhìn thẳng vào anh ta và nói: “Thưa ngài, trước khi tôi đưa chiếc chìa khóa khác, tôi cần giấy tờ tùy thân của ngài”. Đó chính là Sức mạnh Tình huống và họ không thích nó sao?

Vấn đề chính trong thương lượng là đôi khi bạn gặp một thời điểm mà mọi người có quá nhiều Sức mạnh Tình huống với bạn đến nỗi bạn sẽ phải chịu thua dù mình có thương lượng hiệu quả thế nào. Nếu buộc phải nhân nhượng thì bạn cũng nên nhân nhượng một cách nhã nhặn nhất có thể. Không cần phải bực bội về nó khiến bạn làm mất đi thiện chí của người khác mà vẫn phải đưa ra nhân nhượng.

Đã bao nhiêu lần bạn đến cửa hàng yêu cầu nhân viên ở đó hoàn tiền thứ gì đó và họ nói: “Thôi được, chúng tôi chỉ đồng ý lần này thôi. Chúng tôi thường không có chính sách như thế đâu.” Điều đó có nghĩa là gì? Nếu bạn phải nhân nhượng thì hãy nhân nhượng một cách thoải mái nhất có thể để giữ được thiện chí của người khác. Điều quan trọng là: Đừng để điều đó khiến bạn bực bội. Nhà thương lượng hiệu quả hiểu rõ Sức mạnh Tình huống là gì và chuyển sang lĩnh vực mà họ có chút khả năng kiểm soát.

Những điểm chính cần nhớ

1. Đôi khi những người không gây ảnh hưởng lại nhờ có tình huống nào đó mà muốn có ảnh hưởng đến bạn.

2. Điều này phổ biến ở các tổ chức hoặc cơ quan chính phủ lớn, mọi người không có nhiều quyền hành khi thực hiện công việc. Họ được trông đợi làm theo sách vở. Khi gặp những tình huống giúp họ có thể có quyền hơn so với bạn, họ rất muốn dùng nó.

3. Nhận diện rõ bản chất của Sức mạnh Tình huống và không để nó khiến bạn bực bội.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.