Kết giao tinh tế

Bí quyết để không ngần ngại khi bắt đầu hoặc tham gia vào cuộc trò chuyện



Một người hàng xóm thường gửi cô con gái mười hai tuổi sang nhà tôi khi cô ấy ra ngoài để làm hàng triệu những việc lẽ ra một người mẹ không phải làm.

Kelly là một cô bé xinh xăn,sẽ nhưng cô bé ít trò chuyện với các bạn đồng trang lứa. Một buổi chiều, cô bé than phiền với tôi về một bữa tiệc sinh nhật của các bạn gái mà cô bé phải tham dự.

“Tại sao cháu không muốn đi, Kelly?”

“Cháu không biết. Cháu muốn nói là cháu thích đi, nhưng cháu chẳng biết nói gì cả.”

“Ôi, thế cháu nghĩ là các bạn cháu sẽ nói về cái gì?”

“Cháu không biết.”

“Có chuyện gì ở trường mà mình nói được không Kelly nhỉ? Cháu thử cố nghĩ xem.”

“Dạ, nhà trường nói là họ sẽ ghép các bạn nam và các bạn nữ vào cùng một lớp thể dục chứ không tách riêng ra như hiện nay.”

“Thế cháu cảm thấy thế nào, Kelly?”

“Cháu không nghĩ đó là một ý kiến hay.”

“Tại sao không?”

“Dạ, các bạn nam giỏi các môn thể thao hơn chúng cháu, và cháu  không nghĩ sẽ công bằng khi chúng cháu phải chơi với các bạn ấy.”

“Cháu còn lý do nào nữa không?” tôi hỏi cô bé.

“Dạ. Cháu rất thích một bạn trai ạ. Cháu không muốn bạn ấy nhìn thấy cháu mặc trang phục thể thao bó sát. Chân cháu gầy lắm.”

“Hoan hô! Cháu đã tìm được nhiều điều để nói rồi đấy.”

Tuần sau, tôi hỏi Kelly xem cô bé có thích dự sinh nhật không. Cô bé nói cô đã tự giới thiệu trước các bạn trong lớp và dành mười phút sau đó kể cho tôi nghe về cuộc trò chuyện tuyệt vời với các bạn về “ý kiến của cả lớp về bộ đồ thể thao bó sát”.

Tôi mỉm cười, thầm khen ngợi, bởi vì tôi đã làm cho Kelly tỏ rõ quan điểm của mình sớm hơn dự định.

Hãy trở thành người có lập trường vững vàng!

Nhiều người nghĩ chỉ cần biết những sự kiện hoặc sự việc đang diễn ra là đủ để có thể duy trì được cuộc trò chuyện. Nhưng cuộc nói chuyện đó không thú vị! Cuộc nói chuyện không phải chỉ đưa ra tin tức như một bản tin trên đài. Bạn phải đưa ra ý kiến về mỗi vấn đề để tỏ rõ quan điểm của mình và làm cho ý kiến đó trở nên thú vị.

Bạn đã từng nghe báo cáo chưa? Đó là bài viết trình bày quan điểm về một vấn đề. Các chính trị gia rất sợ nói mà không có quan điểm.

Đừng đợi cho đến khi một chủ đề cụ thể nào đó xuất hiện và bạn không kịp đưa ra ý kiến của mình. Khi bạn đang nghĩ về những điều bạn muốn nói, họ đã xì xào về một điều gì khác.

Trước khi nói chuyện với mọi người, hãy đọc những bài viết trên trang nhất tờ báo phát hành ngày hôm nay. Nghĩ về một bộ phim nổi tiếng hay một chương trình ti vi bạn đã xem. Nhóm của bạn thích nói chuyện về típ người nào? Các nhân vật thể thao? Ngôi sao điện ảnh? Chính trị gia? Hãy tự hỏi cảm nhận của bạn về mỗi vấn đề hoặc mỗi người đó. “Viết” ra quan điểm riêng của bạn.

MẸO NHỎ #22 Nghĩ một chủ đề và đưa ra quan điểm

Chúng ta thường làm như vậy trước một cuộc họp về công việc, vậy tại sao lại không áp dụng với những cuộc họp mang tính xã hội. Hãy liệt kê những chủ đề mọi người có thể đưa ra thảo luận. Hãy tưởng tượng một người phỏng vấn trên ti vi đang hỏi bạn trước hàng triệu người xem, “Nào, hãy cho chúng tôi biết quan điểm của bạn về cái này cái kia.” Hãy làm cả nước kinh ngạc trước những hiểu biết khôn ngoan của bạn.

Một lợi thế nữa để đưa ra quan điểm của bạn là khi tập trung vào một sự kiện hiện tại, bạn sẽ thấy mình trở nên đam mê chính sự kiện đó. Vì vậy, bạn sẽ có cảm hứng để bắt đầu cuộc trò chuyện. Tất nhiên thành công hay không phụ thuộc phần lớn vào tài ăn nói của bạn.

Trong những cuộc trò chuyện nhanh chóng, thật khó để xen vào một lời. Những người có tài ăn nói sẽ khó thật nhanh theo dòng câu chuyện nhưng vẫn tìm cách giải thích cặn kẽ vấn đề họ đưa ra. Mẹo nhỏ tiếp theo dạy cách thực hiện điều đó.

Bí quyết giải thích cặn kẽ vấn đề bạn đưa ra khi bạn liên tục bị ngắt lời

Cách đây vài năm, cứ đi bộ qua thành phố là bạn nhìn thấy khuôn mặt của Angelia Jolie, Brad Pitt và Jennifer Aniston hoặc của cả ba – trên các quầy sách báo. (Những người khôn ngoan không muốn tranh cãi bàn tán nhiều đủ biết rằng Pitt đã bỏ Aniston để đến với Jolie). Nhưng mặc cho các phương tiện thông tin rùm beng, tôi cùng với nhóm bạn vẫn thích thảo luận về tình yêu tay ba.

Lúc đó, cả thế giới hy vọng Aniston và Pitt sẽ vẫn ở bên nhau. Nhưng khi những suy đoán không phải như vậy, trên thực tế họ đã ly hôn, cuộc thảo luận lại được hâm nóng.

Mọi người ngắt lời nhau. Thế nhưng chẳng ai để ý, vì chúng tôi đang hưởng ứng một cuộc trao đổi ý kiến nhanh chóng và vui vẻ với các bạn của mình.

Một người phụ nữ tên Petra là thành viên mới của nhóm nói, “Jennifer nên có…” Nhưng một ai đó lại đưa ra ý kiến khi Petrachưa nói xong. Khi bị ngắt lời lần đầu tiên, Petra đã nói lại lần thứ hai với những từ tương tự, “Jennifer nên có…” Một lần nữa, cô ấy lại không thể nói hết lời. Sau khoảng một phút, cô ấy cố gắng nói lại lần thứ ba, “Jennifer nên có…”

Nghe từng lời lặp lại chính xác của cô ấy lần thứ ba làm chúng tôi cảm thấy bối rối vì chúng tôi đã ngắt lời cô ấy. Việc đó chứng tỏ với mọi người là Petra không theo kịp câu chuyện và chỉ muốn nói về một điều cô ấy đã cố gắng trước đó. Nhận thức đó làm cho mọi cuộc thảo luận bị dừng lại khi mọi người ngoảnh về phía Petra một cách lịch sự để tạo cơ hội cho cô ấy nói hết câu.

Quan điểm về một vấn đề của Petra tinh khiét như cục đá – mặc dù, phải thừa nhận là, đây không phải là một buổi tối mà bất kỳ ai trong chúng ta đều có sự quan sát tinh tế. Khi cô ấy nói hết lời, mọi người chờ đợi một cách lịch sự để xem liệu cô ấy có muốn nói tiếp không cho đến khi họ thực sự bắt được những ý kiến sống động với ngữ điệu bình thường. Cách Petra tham gia câu chuyện không khéo léo chút nào. Bởi mỗi lần cô ấy đưa ra quan điểm của mình theo cùng một cách, cả nhóm đã nghĩ, đúng là cô ấy bị ám ảnh với một quan điểm của mình. Hơn nữa, cô ấy làm cho mọi người cảm thấy có lỗi vì đã ngắt lời cô ấy. Điều quan trọng là, lần nào Petra cũng sử dụng cùng một cụm từ khiến cho cuộc trao đổi ý kiến sôi nổi bị gián đoạn.

Xin đừng hiểu lầm. Mẹo nhỏ này không biện minh cho những người hay ngắt lời. Đó là sự thiếu tôn trọng, bất lịch sự và khó chịu. Những người có duyên nói chuyện hiểu rõ cách nói chuyện, giống như âm nhạc, có những nhịp điệu khác nhau. Có sự khác nhau lớn giữa cuộc trò chuyện từ tốn, trầm tĩnh và cuộc thảo luận nhanh chóng và sôi nổi. Buổi tối đặc biệt này, việc ngắt lời không phải là một tội lỗi nghiêm trọng như một cuộc hội thoại bình thường.

Làm cách nào Petra có thể giải thích cặn kẽ về quan điểm của mình mà vẫn giữ được thể diện?

Sai lầm của Petra là mỗi lần đưa ra quan điểm của mình cô ấy đều sử dụng những từ giống nhau. Điều đó làm cho cô quen nói về một điều hơn là theo tiếp cuộc trò chuyện. Tuy nhiên, cô ấy hoàn toàn có thể khiến chúng tôi thích thú mà vẫn giải thích cặn kẽ được quan điểm của mình nếu mỗi lần xen vào câu chuyện, cô ấy mở đầu theo những cách khác nhau.

Chẳng hạn, lần thứ hai, có lẽ cô ấy nên mở đầu bằng những câu như thế này:

“Nhiều người có ý kiến khác nhau, những ý kiến của tôi là Jennifer nên có…”

“Tôi biết báo chí viết quá nhiều, nhưng các bạn không nghĩ là Jennifer nên có…”

Cách đó, nếu cô ấy bị ngắt lời lần nữa, cả nhóm sẽ không bao giờ biết Petra sắp sửa trình bày cùng một quan điểm mà cô ấy đã đưa ra cách đó năm phút.

MẸO NHỎ #23 Hãy mở đầu khác nhau khi đưa ra cùng một quan điểm

Chẳng sớm thì muộn (và có lẽ sớm hơn), một người nào sẽ ngắt lời bạn. Để không phải nghe giống như bạn đang nói mãi về một ý kiến, hãy nói câu mở đầu quan điểm của bạn bằng những từ ngữ khác nhau trong những lần tiếp theo. Người nghe sẽ không bao giờ đoán được bạn đang đưa ra quan điểm ban đầu. Rượu cũ bình mới luôn có tác dụng ở mọi thời điểm.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.