Kết giao tinh tế

PHẦN 6. MƯỜI BA MẸO NHỎ Để là người giao tiếp điềm tĩnh – Bí quyết giữ được vẻ bình tĩnh khi bạn đến muộn



Ngài Cohn, Giám đốc Điều hành của một công ty bảo hiểm mà tôi từng tư vấn, dã triệu tập một cuộc họp với toàn bộ nhân viên. Mọi người đã có mặt đông đủ, nhưng rõ ràng là Sandra, một nhân viên xử lý khiếu nại xuất sắc, vừa mới được tuyển dụng lại không đến. Rõ ràng là ngài Cohn cảm thấy thất vọng vì Sandra mới chỉ làm việc ở đây được một thời gian ngắn, và cô ấy đã không được ngài Cohn đánh giá cao.

Dù sao thì ngài Cohn vẫn phải bắt đầu cuộc họp. Khi cuộc họp đã diễn ra được khoảng mười phút, Sandra chậm rãi bước vào phòng họp và nói một cách đơn giản. “Xin lỗi,” với tất cả nhân viên đang tham dự cuộc họp. Cô bình tĩnh ngồi vào ghế.

Tôi có thể đọc được trên khuôn mặt những đồng nghiệp của cô ấy đang nghĩ, “Ôi, cô ấy xin lỗi gì thế nhỉ?” Cuộc họp đang tiếp diễn, thế mà Sandra đã tham gia vào cuộc họp một cách đầy tự tin cứ như thể cô ấy là người đến đầu tiên.

Khi cuộc họp diễn ra được khoảng hơn mười phút nữa, Sandra đưa ra câu hỏi. Cô ấy mở đầu bằng cách nói, “Có lẽ câu hỏi này đã được trả lời khi bắt đầu cuộc họp, nhưng tôi đã bỏ lỡ. Thân nhiệt của con trai tôi sáng nay khi ngủ dậy là ba mươi độ C, và tôi phải đợi cho đến khi em gái tôi đến đưa con trai tôi đi khám.” Rồi cô ấy tiếp tục với câu hỏi của mình mà không hề ngượng ngập.

Rõ ràng trên khuôn mặt mọi người bỗng nhiên cảm thấy không chỉ cảm thông mà còn kính trọng cô ấy hơn. Tại sao vậy? Bởi vì Sandra không lẩn tránh một cách đáng xấu hổ khi thốt lên lời xin lỗi.

Sau cuộc họp, một số đồng nghiệp động viên cô kể cả ngài Cohn – đã đến phòng làm việc của cô để hỏi thăm về tình hình con trai cô. Thái độ can đảm của Sandra khi thông báo lý do cô đến muộn dã tạo được ấn tượng với mọi người.

Tất nhiên, cô không thể để con trai đang ốm ở nhà một mình để đến công ty, và cách biện hộ không thái quá của cô đã cho thấy cô rất quyết đoán. Cô ấy thường đưa ra quyết định và không thay đổi quyết định đó. Có lẽ quan trọng hơn cả là việc Sandra không đưa ra lời biện hộ ngay – hiển nhiên điều đó làm cho những người khác tôn trọng cô, cho dù cô chỉ là thành viên mới “trong một ngôi nhà lớn.”

Thể hiện sự tự tin trọng lựa chọn và không quá lo lắng việc những người khác nghĩ gì về bạn là hai tính cách quan trọng nhất của một người thành đạt trong công việc. Vậy nên biết khi àno nên và khi nào không nên nói, “Tôi xin lỗi.” Đàn ông thường cho rằng nói to hai từ này có nghĩa là nhận tội. Phụ nữ thường tranh cãi đó chỉ là cách lịch sự để xử lý tình huống. Dòng cuối cùng trong bất kỳ tình huống hãy biết giới tính của người bạn đang nói chuyện.

MẸO NHỎ #46Đừng đưa ra lời xin lỗi – khi đã quá muộn

Đừng hạ thấp mình bằng cách đưa ra lời xin lỗi ngay. Khi bạn đến một cuộc họp hoặc bất kỳ sự kiện nào muộn, đừng lẻn vào, thở hổn hển, cố gắng đưa ra lời xin lỗi. Chỉ cần nói một cụm từ lịch sự “Xin lỗi tất cả mọi người” là đủ.

Sau này, khi cuộc họp hoặc sự kiện diễn ra, hãy tìm cách khéo léo để nói đến một cách thành thực tai nạn giao thông khủng khiếp, một nha sỹ chậm chạp, một con vật đang bị đau, hoặc đứa con năm tuổi đang bị sốt. Khi bạn sử dụng Mẹo nhỏ này, bạn cảm thấy an tâm và thành thật, không còn bị ám ảnh bởi những ý kiến của những người khác về bạn.

Hạn chế duy nhất của Mẹo nhỏ này là bạn không thể sử dụng quá nhiều. Nếu bạn có thói quen đến muộn, hãy xem trang sau và coi như bạn chưa bao giờ đọc chương này.

Nào, đây là Mẹo nhỏ tuyệt vời để sử dụng nếu bạn đã từng phạm tội lớn hơn nhiều tội đến muộn!


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.