Kết giao tinh tế

Bí quyết nhận biết khi nào không nên chuyển chủ đề



Một trong những khách hàng tôi tư vấn đã lập một hệ thống kiểm soát hàng tồn kho và đào tạo cả công ty về hệ thống đó. Tuy nhiên, vài tháng sau, hầu hết nhân viên vẫn còn lúng túng khi sử dụng. Tất cả, chỉ trừ một nhân viên, đó là một nam nhân viên tốt và trầm tính tên là Gunter.

Tại một trong những cuộc họp bàn tròn bất thường của công ty, Giám đốc Điều hành đã thông báo là Gunter sẵn sàng chỉ dẫn bất kỳ ai cần đào tạo thêm về hệ thống mới này. Khi ông Santos tiếp tục hát bài ca ngợi, tôi lén nhìn Gunter. Anh ta đang nhìn vạt áo mình vẻ ngượng ngập, nhưng tôi có thể nói vẻ mặt anh ta đầy tự hào, thích thú với những lời khen của sếp.

Santos tiếp tục, “tôi dám chắc tất cả chúng ta đều biết ơn Gunter. Một số người đã nói với tôi là bất kể khi nào máy tính của họ gặp trục trặc, Gunter đều đến sửa cho dù anh ấy đang phải làm việc và…”

Tuy nhiên, khi Santos chưa nói hết câu, một nhân viên cắt ngang, “Ôi, những chiếc máy tính mới đã được đặt ở một số vị trí không thuận tiện. Chẳng hạn…”

Devin, nhân viên ngắt lời đó, vẫn cứ đều đều nói, và những lời khen ngợi Gunter dường như đã bị mọi người lãng quên. Duy chỉ có Gunter là không quên.

Devin cứ thế nói cho đến khi người đàn ông cận thị ngắt lời của anh ta. Nếu Devin truyền mẹo phán đoán cảm xúc vào những động mạch của mình, anh ta sẽ không bao giờ lấy đi của Gunter những lời khen đáng giá còn lại.

Thực tế, không phải Gunter là người mất tất cả trong ngày hôm đó. Nếu vài tuần sau nữa, máy tính của Devin bị hỏng, bạn có nghĩ là Gunter sẽ đến ngay để giúp anh ta không?

Không chỉ là những lời khen

Không chuyển chủ đề trong những trường hợp mà một ai đó đang được khen. Hãy giữ phán đoán cảm xúc giống với những người xung quanh bạn. Nếu bạn thấy mọi người trong nhóm bạn rất thích chủ đề lúc đó, hãy lấy tay che miệng lại.

Chẳng hạn, bạn, Sara và một số người khác đang ngồi quây quần trong phòng khách của một ai đó. Cả nhóm đang tranh luận về những đứa con của Sara, kỳ nghỉ của Sara hoặc về một thứ gì khác của Sara mà cô ấy rất thích nói đến. Cho dù bạn cảm thấy cuộc tranh luận thật là buồn tẻ, hãy đừng thay đổi chủ đề. (Hãy để một người khác làm việc đó. Sớm muộn gì họ cũng sẽ chuyển chủ đề mà.) Hãy để Sara hưởng cuộc trò chuyện hiện tại cho đến khi nó biến mất một cách tự nhiên hoặc một người nào khác thực hiện công việc thay đổi chủ đề.

Hãy phán đoán là Sara sẽ không hài lòng nếu chủ đề đột ngột bị thay đổi – và cô ấy sẽ không hài lòng với người đã thay đổi chủ đề đó.

MẸO NHỎ #29 Đừng bao giờ thay đổi chủ đề mà người khác cảm thấy đặc biệt.

Đừng bao giờ thay đổi chủ đề hoặc bỏ đi khi bạn thấy cuộc trò chuyện quan trọng hoặc đặc biệt đối với một người trong nhóm. Đặc biệt nếu những người khác đang ca ngợi người đó, hãy tỏ vẻ ôm hôn thắm thiết. Trên thực tế, đừng ngắt quãng cuộc trò chuyện sôi nổi khi mọi người đang ca tụng người đó.

Đừng quá vô tình, ngay cả khi bạn không tham gia vào cuộc trò chuyện, hãy cứ ở trong phòng khi phần đối đáp đang diễn ra “hồi hộp”. Hành động ngắt quãng chẳng khác gì bạn đã bỏ họ mà đi.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.