Kết giao tinh tế

Bí quyết tránh tỏ vẻ không thật thà



Dù bạn đang làm trong bất kỳ lĩnh vực nào, thì ngành của bạn có thể đều tổ chức hội nghị. Và, tất nhiên, những người tham dự đến để biết một điều gì đó. Chẳng hạn, khi bác sỹ, nha sỹ, và bác sỹ xương khớp đến tham dự hội nghị chuyên ngành, họ muốn học hỏi kiến thức từ những bác sỹ khác. Phần trình bày quan trọng của họ là nội dung.

Diễn đàn riêng của tôi thì không như vậy, những diễn giả (người thích gọi là “diễn giả chuyên nghiệp”), ngoài giọng nói to, mồm rộng và cái tôi lớn luân chuyển trong hội nghị của ngành, họ còn đánh giá về nhau. Không nhiều về nội dung, nhưng lại đa dạng trong kiểu cách, câu chuyện và nguồn gốc. Những người nói trong thính phòng lớn tại Hiệp hội những Diễn giả Quốc gia phải chịu sự chú ý sát sao từ một cánh đồng đủ loại người ba hoa.

Cách đây vài năm, hiệp hội đã mời một diễn giả danh tiếng đồng thời là tác giả nổi tiếng của hàng loạt cuốn sách bán chạy nhất để nói về những vấn đề chính. Ngay khi cửa mở, hàng trăm diễn giả ùa vào phòng lúc đó đã đông nghịt, mong muốn có được hình mẫu về nghệ thuật diễn thuyết nổi tiếng của người đàn ông này.

Đúng như mong đợi, diễn giả này đã làm cho đám đông say mê. Sinh lực và sự nhiệt tình của ông ấy khớp với nhau. Cử chỉ của ông rất sôi động. Nói đúng nghĩa, ông ấy là người chuyên nghiệp hàng đầu. Sau khi thuyết trình được khoảng mười lăm phút, ông tuyên bố, “Đây là một câu chuyện có thật.” Chúng tôi chờ đợi để nghe câu chuyện đó.

Diễn giả hạng nhất thể hiện một cử chỉ long trọng và bắt đầu:

Một chiến hạm hùng mạnh đang lướt qua vùng biển đông dữ dội trong một đêm tối tăm. Thuyền trưởng quan sát qua màn sương dày đặc và phát hiện thấy một ánh đèn từ xa.

Một vài diễn giả nhìn ngơ ngác bởi vì đó là chùm câu chuyện chúng tôi đã nghe trước đó.

Thuyền trưởng bật đèn để ra hiệu cứu trợ với tàu khác. “Cứu với! Chắc chắn sắp xảy ra va chạm! Hãy thay đổi hướng mười độ về phía bắc!”

Lúc này, khán giả đang hỏi nhau bằng giọng thì thầm. “Đây không phải là câu chuyện cũ rích mà tất cả chúng ta đều nghe rồi à?” Chúng tôi giả sử đó là một câu chuyện cười và ông ấy sẽ sớm đưa ra điểm nút của câu chuyện.

Hy vọng của chúng tôi mờ dần khi ông ấy tiếp tục:

Ánh đèn đằng xa nhấp nháy trả lời lại. “Cấp cứu! Chắc chắn sắp xảy ra va chạm! Các ông hãy thay đổi hướng đi.”

Lúc này thuyền trưởng của chiến hạm lớn nổi cáu và gửi lại một tin nhắn bằng mã Morse. “Không, các ông đi mà đổi hướng CỦA CÁC ÔNG mười độ về phía bắc đi!”

Anh ta thông báo một cách điên cuồng với thuyền trưởng khác về cỡ tầu của mình, về những khẩu súng và tầm quan trọng về sứ mệnh của anh ấy. Anh ấy kể với thuyền trưởng khác là anh ấy có một lựa chọn: “CÁC ÔNG HÃY DI CHUYỂN HOẶC LÀ SẼ BỊ NHẤN CHÌM TRONG DÒNG NƯỚC!”

Đến đoạn này, những khán giả thất vọng đã bắt đầu đi ra khỏi phòng. Ngài Nổi Tiếng đang kể một câu chuyện của một diễn giả nổi tiếng trước đây và đang cố gắng làm cho họ tin câu chuyện đó là có thật.

Mặc cho cộng đồng người Do Thái đang chán ngán, Diễn giả nổi tiếng vẫn tiếp tục, sôi nổi hơn thế:

Viên thuyền trưởng của chiến hạm tức điên lên lặp lại tin nhắn và thêm vào, “tôi là thuyền trưởng của một chiến hạm lớn nhất trong hải quân.”

Dấu hiệu trả lời xuất hiện qua làn sương mù, “tôi là ngọn hải đăng”.

Câu chuyện có tác động mạnh này thường được vỗ tay tán thưởng ngay cả với những khán giả khó tính nhất, cho dù thậm chí nó bị trình bày sai sự thật đi nữa. Lần này, chỉ có một số ít vỗ tay hời hợt.

Nếu Diễn giả nổi tiếng mở đầu như một câu chuyện viễn tưởng để tạo một điểm nhấn, chúng ta sẽ thích nghe lại câu chuyện đó – đặc biệt với niềm say mê, sự thích thú và cử chỉ sôi nổi của ông ta. Tuy nhiên, chúng ta lại cảm thấy buồn chán bởi vì chúng ta không còn kính trọng thần tượng này nữa. Tất cả chỉ vì một câu ông đã thốt ra, “Đây là một câu chuyện có thật.”

Hai từ đã hủy hoại ông ấy

Vào bữa tiệc tối hôm đó, một nhóm chúng tôi đang thảo luận về tác động của việc ai đó nói một điều gì là câu chuyện có thật. Một trong những đồng nghiệp được chúng tôi kính trọng nói, “Tôi không bao giờ sử dụng những từ này – ngay cả khi đó là câu chuyện có thật.”

“Tại sao?” chúng tôi hỏi, gần như tất cả cùng đồng thanh.

“Bởi vì nó sẽ làm cho mọi người nghĩ, “Ông ấy nói với chúng ta câu chuyện này là có thật. Điều đó có nghĩa là những câu chuyện còn lại còn lại thì không có thật, đúng không?”

Chúng tôi đã thảo luận cách diễn đạt tương tự như, “tôi sẽ nói thật với anh…” Điều đó đã ngầm hàm ý gì đối với những người đang nghe bạn nói? Điều đó cho họ biết là bạn không thành thực chút nào. Thay vì thế, bạn đã quyết định, chỉ một lần trong câu chuyện này, bạn sẽ thành thực.

Những cụm từ như “nói với bạn sự thật” hoặc “thẳng ra mà nói” đã bao hàm ý nghĩa tương tự. Tôi gọi chúng là “những cụm từ bịa đặt.”

MẸO NHỎ $65 Tránh những cụm từ bịa đặt

Thật đáng tiếc, ngay cả khi một công dân tuân thủ pháp luật nhất, chân thật nhất, đáng tin cậy nhất và lịch sự nhất sử dụng những cụm từ như “tôi sẽ nói thật với anh,” và “thẳng ra mà nói,” theo tiềm thức, mọi người vẫn nghĩ ngờ cô ấy đang nói dối những lần khác.

Rốt cuộc, tại sao cô ấy đưa ra một điều gì đó như là sự thật nếu mọi thứ cô ấy nói đúng là có thật? Đừng tiếp tục những âm tahnh giả tạo nữa. Hãy loại bỏ ngay những cụm từ bịa đặt đó.

Hỡi những người bạn trẻ, mẹo tiếp theo là dành cho các bạn!


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.