TIẾU NGẠO GIANG HỒ

129. Mượn bồ câu, Định Tĩnh đưa thơ



“Kịch” một tiếng. Đầu túi đao đụng vào huyệt khí hải ở bụng dưới gã này.
Gã chỉ kịp thở rốc lên một tiếng rồi té nhào xuống.
Lệnh Hồ Xung la lên: -Úi chà! Chàng nhảy lùi lại một bước. Đốc đao lại đụng
vào huyệt Thần đường trên bả vai một người khác.
Người này té xuống không ngớt lăn long lóc dưới đất.
Lệnh Hồ Xung hai chân vấp lên người hắn. Chàng lại cất tiếng thóa mạ: -Mẹ
quân khốn kiếp này!
Người chàng bắn ra. Túi đao lại đâm trúng vào mình một tên giáo chúng cầm
đao.
Gã này là một trong ba tên hảo thủ vây đánh Định Tĩnh sư thái. Lưng gã bị
đụng mạnh, thanh đao cầm tay bị tuột ra văng đi.
Định Tĩnh sư thái cơ linh cực kỳ mau lẹ, bà phóng chưởng đánh vèo một cái
vào trước ngực gã khiến gã miệng thổ máu tươi, coi chừng khó sống được.
Lệnh Hồ Xung lại la lên: -Coi chừng! Coi chừng!
Chàng lùi lại mấy bước, lưng chàng hướng về phía một người sử Phán quan
bút.
Người này liền phóng bút nhằm điểm vào huyệt Thần đạo ở xương sống
chàng.
Lệnh Hồ Xung lảo đảo người đi xông về phía trước. Túi đao của chàng lại điểm
trúng huyệt đạo hai tên giáo chúng.
Người sử Phán quan bút chân tay mau lẹ dị thường, nhảy xổ tới phía chàng.
Lệnh Hồ Xung la hoảng: -Ối mẹ ôi!
Rồi chạy về phía trước. Người kia băng mình rượt theo.
Lệnh Hồ Xung đột nhiên dừng bước lại. Đốc đao cắp dưới nách thò ra một
nữa.
Người kia không ngờ chàng đang chạy trốn rất gấp đột nhiên đứng sững lại.
Tuy võ công hắn cao cường nhưng biến chiêu không kịp. Trong lúc hấp tấp,
huyệt Thông cốc ở giữa chỗ ngực và bụng giáp nhau bị đụng vào đốc đao của
Lệnh Hồ Xung thò ra.
Người kia lộ vẻ cực kỳ cổ quái. Đối với việc xảy ra hắn không tin là sự thực,
nhưng người hắn dần dần mềm nhũn rồi té xuống.
Lệnh Hồ Xung xoay mình nhìn lại thấy cuộc đánh nhau trên sườn núi đã dừng
tay. Gần một nữa trong bọn đệ tử phái Hằng Sơn đã lên đến đỉnh núi đang
đứng đối lập với giáo chúng Ma giáo. Còn một nữa nửa đang thoăn thoắt leo
lên.
Lệnh Hồ Xung lại hô lớn: -Những quân giặc cỏ kia! Đã thấy bản tướng đến
đây, sao không quỳ cả xuống mà xin đầu hàng? Thế thì kỳ thiệt! Lạ thiệt!
Chàng múa túi đao quát lên một tiếng rồi xông về phía giáo chúng.
Người cầm đầu bọn giáo chúng cũng không khám phá ra được lai lịch của
Lệnh Hồ Xung. Lập tức bọn chúng vung gươm đao lên đoán đỡ.
Quần đệ tử phái Hằng Sơn đều muốn tiến lên trợ lực, nhưng Lệnh Hồ Xung vội
la: -Bọn giặc cỏ này rất lợi hại và hung hăng lắm.
Người chàng đã từ trong đám đông chạy ra. Chân bước trầm trọng, lúc chạy
thì lôi thôi lốc thốc thỉnh thoảng lại trượt chân té huỵch xuống đất. Lúc vung
túi đao lên thường khi đụng cả vào trán mình đến ngất đi. Nhưng mỗi lần
chàng xông vào đám đông hoặc ở trong đó chạy ra là lại đánh ngã năm sáu
tên hảo thủ.
Cả hai phe thấy tình trạng như vậy đều không khỏi kinh ngạc đến thộn mặt ra.
Nghi Hòa và Nghi Thanh song song tiến lại la hỏi: -Tướng quân! Tướng quân
làm sao vậy?
Lệnh Hồ Xung hai mắt nhắm nghiền tựa hồ mê man bất tỉnh.
Lão già cầm đầu Ma giáo thấy mới trong khoảnh khắc mà bên mình một người
bị chết, mười một người bị điểm huyệt té nhào về tay một viên võ quan điên
khùng. Vừa rồi lúc võ quan xông vào trận chính lão đã ra hai chiêu cầm nã mà
xuýt nữa bị đối phương điểm trúng huyệt đạo, trong lòng lão ngấm ngầm kinh
hãi, miệng lẩm bẩm: -Bản lãnh người này cao thâm không biết đến đâu mà
lường, bên mình trong mười một người bị điểm ngã thì năm người bị phái
Hằng Sơn bắt giữ. Cuộc diện hôm nay biết thu xếp cách nào cho được?
Lão liền lớn tiếng hỏi: -Định Tĩnh sư thái! Những đệ tử quý phái trúng ám khí
có cần lấy thuốc giải không?
Định Tĩnh sư thái thấy mấy tên đệ tử bên mình bị trúng ám khí đều mê man
bất tỉnh. Vết thương tím bầm máu đen chảy ra thì biết rằng ám khí có chất
kịch độc. Bà vừa nghe đối phương hỏi câu này đã hiểu ý lão ngay liền đáp: –
Lấy thuốc giải ra, bên này sẽ trả lại người!
Lão kia gật đầu. Lão nói khẽ mấy câu thì thấy một tên giáo chúng cầm chiếc
bình sứ đi tới trước mặt Định Tĩnh sư thái. Hắn khom lưng đưa bình thuốc lên.
Định Tĩnh sư thái đón lấy bình thuốc rồi lớn tiếng tuyên bố: -Hễ thuốc giải phát
sinh hiệu nghiệm thì bên này thả người ngay.
Lão già bên Ma giáo đáp: -Được lắm! Định Tĩnh sư thái phái Hằng Sơn chắc
không phải là kẻ nuốt lời hứa.
Rồi lão vẫy tay một cái. Hai người chạy ra khiêng thi thể người bị chết về. Hai
người khác lại nâng gã sử Phán quan bút dậy. Cả bọn Ma giáo theo mé Tây
xuống núi.
Chỉ trong khoảnh khắc bọn Ma giáo rút lui hết chẳng còn một ai.
Lệnh Hồ Xung dần dần hồi tỉnh. Chàng la lên: -Đau quá!
Chàng đưa tay lên sờ chỗ trán bưu rồi đảo mắt nhìn quanh ra chiều kinh ngạc
cất tiếng hỏi: -Ô hay! Những quân đầu trộm đuôi cướp chạy đâu hết cả rồi?
Nghi Hòa cười khanh khách nói: -Ông tướng này thật ly kỳ cổ quái! Vừa rồi
nhờ có tướng quân xông vào trận địch đánh loạn một hồi, khiến cho bọn giặc
đó phải một phen bở vía, bỏ chạy siểng liểng.
Lệnh Hồ Xung cười ha hả nói: -Hay tuyệt! Hay tuyệt! Đại tướng quân ra trận
oai phong lẫm liệt, sát khí đằng đằng quả nhiên khác bọn tầm thường. Bọn
giặc cỏ kinh hồn táng đởm cúp đuôi mà chạy. Úi chao!
Chàng đưa tay lên sờ chỗ trán bướu rồi nhăn mặt lại, ra chiều đau đớn vô
cùng.
Nghi Thanh hỏi: -Tướng quân! Tướng quân bị thương chăng? Bọn bần ni có
đem theo thuốc dấu, lấy rịt cho tướng quân nhé?
Lệnh Hồ Xung đáp: -Không sao! Không sao đâu! Bậc đại trượng phu da ngựa
bọc thây cũng là chuyện thường …
Nghi Hòa bĩu môi cười nói: -Không khéo thì bọc thây da ngựa. Còn câu “da
ngựa bọc thây” nghĩa là gì?
Nghi Thanh đưa mắt nguýt Nghi Hòa nói: -Ngươi còn muốn bày trò, nói chuyện
đó làm chi?
Lệnh Hồ Xung nói: -Bọn ta người phương Bắc đọc là “da ngựa bọc thây”. Các
vị phương Nam đọc có khác đôi chút.
Nghi Hòa quay lại cười nói: -Bọn bần ni cũng là người phương Bắc.
Định Tĩnh sư thái đưa thuốc cho những tên đệ tử đúng bên để đem chữa
thương cho mấy người bị trúng ám khí.
Rồi bà đến trước Lệnh Hồ Xung khom lưng thi lễ nói: -Lão ni là Định Tĩnh ở
phái Hằng Sơn không dám hỏi đến oai tính đại danh thiếu hiệp.
Lệnh Hồ Xung nghe bà nói vậy run lên, nghĩ thầm trong bụng: -Bà này là tiền
bối trong phái Hằng Sơn quả nhiên có cặp mắt khác thường. Bà biết rõ mình
còn nhỏ tuổi và giả làm một vị tướng quân.
Chàng liền khoanh tay đáp lễ nói: -Kính chào sư thái! Bản tướng họ Ngô, tên
gọi Thiên Đức, được bổ làm Tham tướng ở Phủ Toàn Châu! Hiện giờ bản
tướng đang trên đường phó nhiệm.
Định Tĩnh sư thái bụng bảo dạ: -Người này có võ công tuyệt thế quyết chẳng
cam tâm làm tôi mọi cho triều đình. Nhưng y đã nói vậy là không muốn lộ chân
tướng. Bữa nay phái Hằng Sơn ta mà không nhờ được y cứu viện thì toàn
quân tất bị tan rã. Ơn đức cao cả này không biết phải tìm cách nào báo đáp
mới được.
Nghĩ vậy bà liền nói: -Cổ nhân đã có câu “Bậc đại ẩn lánh mình ở chốn triều
trung, bậc trung ẩn náu mình ở giữa chợ, còn hạng tiểu mới ẩn lánh mình ở
chốn thâm sơn”. Té ra tướng quân là một cao nhân ẩn ở triều đình. Bản lãnh
tướng quân tinh thâm đến mức độ khôn lường. Lão ni từng trải giang hồ đã
lâu ngày mà không nhận ra được tướng quân ở môn phái nào. Sư thừa là ai,
nên lại càng kính phục.
Lệnh Hồ Xung cười ha hả đáp: -Thực ra võ công bản tướng lợi hại vô cùng!
Trên có thể đánh tuyết hoa phủ núi, dưới đánh cây già rể cái, giữa đánh hắc
hổ lấy tim … Úi chà! Úi chà!
Chàng vừa nói vừa khoa chân múa tay vung quyền đánh ra. Đoạn chàng lại
làm như dùng quá sức để đôi xương đau đón như dần.
Lệnh Hồ Xung liếc mắt nhìn trộm Nghi Lâm thấy nàng kinh hãi ra chiều rất
quan tâm, thì nghĩ bụng: -Cô tiểu sư muội này thật là người có lương tâm. Giả
tỷ cô nhận ra mình thì chẳng hiểu cô nghĩ sao?
Định Tĩnh sư thái dĩ nhiên biết chàng giả vờ như vậy.
Bà mỉm cười nói: -Tướng quân là chân nhân không muốn lộ bản tướng. Vậy
bần ni chỉ còn biết ngày đêm thắp nến tâm hương cầu chúc cho tướng quân
phúc thể khang cường mọi sự tốt lành.
Lệnh Hồ Xung nói: -Đa tạ! Đa tạ! Sư thái cầu đức Bồ tát phù hộ cho bản
tướng mau đặng thăng quan phát tài, cờ bạc đánh đâu được đấy, lấy cả chục
bà vợ trai gái đầy đàn đầy đống. Ha ha!
Đoạn chàng nỗi lên tràng cười rồi chắp tay từ biệt dông tuốt.
Quần đệ tử phái Hằng Sơn ngó theo chàng chân bước loạng choạng đi về phía
Nam rồi vây lấy Định Tĩnh sư thái nhao nhao lên.
Một cô hỏi: -Thưa sư bá, ông tướng ấy lai lịch như thế nào?
Cô khác hỏi: -Ông ta điên thật hay giả vờ?
Người khác hỏi: -Bản lãnh y cao cường thật hay là gặp vận hên, đánh bừa
đánh bãi mà trúng địch nhân?
Lại còn cô nữa hỏi: -Đồ nhi coi chừng ông tướng này dường như chưa lớn tuổi.
Phải vậy không?
Định Tĩnh sư thái thở dài quay lại ngó mấy cô đệ tử trúng ám khí thì thấy vết
thương sau khi rịt thuốc màu đen đã hồng trở lại, mạch chạy nhanh hơn,
không còn nguy hiểm nữa. Chính phái Hằng Sơn cũng có thuốc trị rất linh
nghiệm, rồi sau sẽ chữa thêm. Bà liền giải khai huyệt đạo cho năm tên giáo
chúng Ma giáo rồi thả họ về.
Đoạn bà bảo quần đệ tử: -Bây giờ các ngươi hãy lại chỗ gốc cây kia nghỉ một
lúc.
Rồi bà ngồi xuống phiến đá lớn, nhắm mắt nghĩ thầm: -Lúc người này xông
vào trận địa Ma giáo thì tên trưởng lão cầm đầu bọn chúng đã động thủ với y.
Thế mà chỉ trong khoảnh khắc y điểm huyệt được năm người. Chiêu thức của
y không rõ là bộ môn của phái nào trong võ lâm hiện nay. Thật ta chưa từng
thấy nhân vật nào lợi hại như vậy. Chắc y phải là đệ tử của một cao nhân dị sĩ.
Nếu những nhân vật như vậy mà là bạn chứ không phải thù thì là cái may lớn
cho phái Hằng Sơn vậy.
Định Tĩnh trầm ngâm hồi lâu rồi sai đệ tử lấy nghiên bút và một tấm lụa mỏng
bà viết thơ.
Bà viết xong cất tiếng gọi: -Nghi Chất đâu? Lấy con bồ câu đem đây.
Nghi Chất là đệ tử chân truyền của Định Tĩnh sư thái dạ một tiếng rồi bắt con
chim ở trong lồng trúc cô đeo trên lưng ra.
Định Tĩnh sư thái cuộn mảnh lụa nhỏ lại nhét vào trong ống trúc nhỏ đậy nắp
lại. Bà lại sai đốt nhựa lên và dùng sắt nhỏ cột vào chân chim gắn lại cho cẩn
thận.
Bà lâm râm nói nhỏ mấy câu rồi liệng chim lên không.
Con bồ câu vỗ cánh bay đi. Mới trong khoảnh khắc nó chỉ còn là một chấm nhỏ
xa tít.
Định Tĩnh sư thái từ lúc viết thơ đến lúc thả bồ câu, cử động chậm chạp, khác
hẳn với lúc bà xông xáo vào trận địch, thân thủ mau lẹ phi thường.
Định Tĩnh ngửa mặt lên trời trông cho đến khi cái chấm đen biến vào đám mây
trắng mà bà vẫn còn ngửa cổ nhìn hoài.
Mọi người không một ai dám lên tiếng, vì biết rằng cuộc chiến vừa rồi tuy nhờ
được ông tướng trò hề xen vào đánh giúp được địch, song thực ra cục diện
hãy còn nghiêm trọng vô cùng.
Mọi người đã thoát chết mà Định Tĩnh sư thái vẫn chua yên tâm họ biết phong
thư bà viết đó, để đem tình trạng cuộc chiến trình bày với chưởng môn bản
phái là Định Nhàn sư thái.
Sau một lúc lâu, Định Tĩnh sư thái nhìn một cô bé chừng 15, 16 tuổi, vẫy tay
một cái.
Cô bé này lập tức đúng dậy chạy đến trước bà khẽ gọi: -Sư phụ!
Định Tĩnh sư thái nhẹ nhàng xoa đầu vuốt tóc cô hỏi: -Quyên nhi! Vừa rồi con
có sợ không?
Cô bé gật đầu đáp: -Hài nhi sợ lắm! May nhờ vị tướng quân kia phi thường
dũng cảm mới đánh đuổi được bọn ác nhân đi.
Định Tĩnh sư thái tủm tỉm cười nói: -Không phải ông tướng đó dũng cảm phi
thường mà là bản lãnh y cao thâm khôn lường.
Cô bé hỏi: -Thưa sư phụ! Bản lãnh ông cao lắm ư? Thế mà sao hài nhi thấy
ông ra chiêu loạn xạ, không cẩn thận đến nổi đụng cả túi đao vào trán sưng vù
lên. Rồi thanh yêu đao của ông han rỉ đến thế nào mà dính chặt vào túi không
rút ra được?
Quần đệ tử thấy Định Tĩnh sư thái chuyện trò với tiểu sư muội Tần Quyên, liền
bu quanh lại.
Nguyên Tần Quyên đã được Định Tĩnh sư thái thu làm đệ tử quan sơn. Cô
thông minh linh lợi nên rất được sư phụ thương yêu.
Quần đệ tử phái Hằng Sơn mười phần thì hết sáu phần là người xuất gia làm
ni cô, còn bốn phần là tục gia đệ tử.
Trong đám sau này có người đã lấy chồng vào hạng trung niên, có người đã
thành bà già năm, sáu chục tuổi. Tần quyên là một cô gái nhỏ tuổi nhất trong
phái Hằng Sơn.
Nghi Hòa hỏi xen vào: -Có phải y ra chiêu bừa bãi đâu. Đó là y giả vờ để giấu
diếm võ công thượng thặng cho khỏi lộ hình tích. Như thế mới lại càng cao
minh. Thưa sư bá! Sư bá coi vị tướng quân đó lai lịch ra sao? Thuộc môn phái
nào?
Định Tĩnh sư thái từ từ lắc đầu đáp: -Nếu ta mà đoán được đôi chút thì đã
chẳng quan tâm lắm. Võ công người này chỉ có thể miêu tả bằng bốn chữ “cao
thâm khôn lường” còn ngoài ra ta cũng chẳng hiểu chi hết.
Tần Quyên kéo áo bà nói: -Sư phụ ơi! Sư phụ quan tâm điều chi? Làm sao mà
phải quan tâm? Ông tướng đó chẳng đã giúp mình để đuổi hộ địch nhân rồi ư?
Định Tĩnh sư thái thở dài đáp: -Nếu địch nhân cầm gươm giáo ra giao chiến
thật mặt với chúng ta thì chẳng có chi đáng sợ.
Đánh được thì địch nhân phải trốn chạy, mà đánh chẳng được thì bị địch nhân
giết chết. Việc gì phải quan tâm? Nhưng nếu chúng ta bị bưng mắt thì chẳng
khác chi kẻ đui mù, mỗi bước đường là nột bước kinh tâm, chẳng hiểu chân
mình sẽ đặt vào đâu, có đặt vào đất liền hay lại đặt vào phiến băng trôi nổi,
không chừng còn bước cả xuống vực sâu thẳm muôn trượng. Như vậy thì
chẳng quan tâm sao được?
Tần Quyên gật đầu hỏi lại: -Thưa sư phụ! Có phải phong thơ vừa rồi sư phụ
gửi về cho chưởng môn sư thúc không? Liệu đến ngay được chăng?
Định Tĩnh sư thái đáp: -Con chim bay đi đến am Bạch Vân ở Tô Môn là một
trạm rồi đổi chim khác. Từ am Bạch Vân đến am Diệu Tướng ở Tế Nam lại đổi
chim đến am Thanh Tĩnh ở Hà Khẩu lại đổi lần nữa. Tức là bốn con chim bồ
câu tiếp sức mới đưa được thơ về đến núi Hằng Sơn.
Nghi Hòa nói: -May mà chúng ta chưa bị tổn hại người nào. Mấy vị sư tỷ sư
muội rịt thuốc giải rồi sau hai ngày thì không có gì đáng ngại nữa.
Định Tĩnh sư thái mãi ngoẹo đầu ngẫm nghĩ nên Nghi Hòa nói gì cũng không
đẻ tâm nghe.
Đột nhiên bà quay vào nhìn Nghi Lâm giữa đám đông hỏi: -Nghi Lâm! Ngươi
bảo võ công của Lệnh Hồ Xung không bằng Điền Bá quang, mấy lần gã không
đánh lại hắn. Phải vậy chăng?
Nghi Lâm chưng hửng, hai má ửng hồng.
Một khi nàng nghe ai đề cập đến tên Lệnh Hồ Xung là trống ngực đập loạn
lên, tựa hồ có tật giật mình. Nàng tưởng chừng người ta đã nhìn thấu tâm can
mình. Nhưng nàng lại có một cảm giác rất êm ái và muốn cho người ta lúc nào
cũng nhắc đến chàng bất phân nhật dạ mới vừa lòng.
Định Tĩnh sư thái thấy nàng đỏ mặt lên ra chiều bẻn lẻn thì nghĩ bụng: -Con
nhãi này nghe đến tên Lệnh Hồ Xung là thần thái khác lạ. Phải chăng y động
lòng trần tục?
Bà nhắc lại: -Ta hỏi ngươi có đúng không?
Nghi Lâm kinh hãi ngửng đầu lên đáp: -Đúng thế! Võ công của Lệnh Hồ huynh
quả không bằng Điền Bá Quang. Lúc y ra tay cứu đệ tử liền bị hắn đâm trúng
mấy đao suýt nguy đến tính mạng.
Định Tĩnh sư thái gật đầu lẩm bẩm như nói để mình nghe: -Lệnh Hồ Xung biết
rõ gốc ngọn Ngũ nhạc kiếm phái ta. Gã lại cấu kết với Ma giáo thì mối họa
không nhỏ. Nếu không phải tiết lộ tin tức thì làm sao bọn Ma giáo lại biết bọn
mình qua Tiêu Hà Lĩnh vào lúc này?
Nghi Lâm nghe thế vội nói: -Thưa sư bá! Y Lệnh Hồ sư huynh không thể biết
được chúng ta qua Tiêu Hà Lĩnh vào lúc này.
Định Tĩnh trợn mắt nhìn nàng hỏi: -Sao ngươi lại biết là gã không hay?
Nghi Lâm đáp: -Lệnh Hồ sư huynh không hiểu lúc này hiện giờ ở nơi đâu.
Không chừng y ở Tái Bắc, có khi y đến Quan Đông rồi cũng nên. Sao y lại cấu
kết với Ma giáo để hại bọn mình.
Định Tĩnh sư thái hắng giọng một tiếng vẻ mặt không vui bà nói: -Nghi Lâm!
Ngươi là người xuất gia lục căn phải thanh tịnh. Hơn nữa, ngươi đã quy y đầu
Phật mà còn lầm đường thì hối không kịp đó.
Nghi Lâm chấp tay dập đầu khẽ đáp: -Đệ tử không dám!
Định Tĩnh sư thái thấy cặp lông mi dài của nàng lấp lánh hạt châu thì biết là
mình đã quá nghiêm khắc. Lòng bà rất thương xót liền vỗ vai nói: -Địch nhân
chạy trốn xa rồi. Chắc trong nhất thời chúng chưa dám trở lại xúc phạm.
Chúng ta gặp đại địch một cách đột ngột, e rằng mỏi mệt lắm rồi. Bây giờ hãy
lấy lương khô ra ăn rồi qua rừng bên kia nằm nhủ dưới bóng cây một lúc.
Mọi người vâng lời. Có người chất bếp nấu nước uống.
Nguyên phái Hằng Sơn chuyến này xuống phía Nam giữ hành tung rất bí mật.
Ngày nghỉ đêm đi.
Mấy chục người xuống tới đây mà nhân vật giang hồ chưa ai hay biết. Thế mà
bọn Ma giáo đã được tin ở dây phục kích nên Định Tĩnh sư thái càng thêm
phần kinh hãi.
Đoàn người ngủ mấy giờ rồi dậy ăn cơm trưa.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.