100 Nhu Cầu Tâm Lý Con Người
18. NHU CẦU HÀNH ĐỘNG CHÍNH ĐÁNG
Người ta có nhiều phương thức giải thoát cho bản thân. Dù là người nào hay ở địa vị nào cũng khó tránh khỏi thất bại, có lúc còn vi phạm đến cả vấn đề đạo đức và pháp luật. Trong tình huống đó tự nhiên con người yêu cầu bản thân tự giải thoát và thuyết minh. Phương pháp tự mình thuyết minh mà con người thường dùng đã hình thành những phương thức sau:
1/ Giải thích: Tuy nhận sự quở trách của người khác vì sai lầm mà bản thân mắc phải nhưng lại muốn thanh minh rằng: Hành vi sai lầm đó chẳng phải xuất phát từ ý muốn của bản thân.
– Phủ định bản thân có ý đồ đó, cường điệu hành động đó không phải là hành động có kế hoạch mà hoàn toàn ngẫu nhiên. Có thể do tuổi tác cao, phán đoán sai, tài liệu không đủ, bản thân quá nhiều ảo giác, không chú ý… khiến cho bản thân không biết trước được và đành mắc phải sai lầm.
– Không phải làm trong trạng thái hoàn toàn tỉnh táo. Thí dụ như dùng thuốc, say rượu, lao động nặng nhọc, cơ thể có bệnh… Tức là bản thân không có cách nào để khống chế vì thế mất đi sự bình tĩnh, không có cách nào phát huy tính chủ động của bản thân.
– Phủ nhận bản thân và sự kiện có liên quan với nhau, cho rằng bản thân không làm hoặc không nhớ việc ấy.
2. Chính đáng hoá: Tuy thừa nhận bản thân chịu trách nhiệm về hậu quả hành động nhưng không thừa nhận là sai lầm, thất bại, cho rằng không đáng bị chỉ trích, cũng là để làm chính đáng hoá hành động của bản thân.
– Quy tội cho đối tượng quyền uy như thần thánh, chính phủ tạo ra sai lầm cho bản thân.
– Chối phắt sai lầm của mình là do các loại hình thái ý thức tạo thành.
– Tự mình phòng vệ.
– Để bảo vệ danh dự bản thân.
– Xuất phát từ mỗi người hoặc trung tâm tập đoàn.
– Cho rằng bản thân vì lợi ích của đối phương mới làm.
– Phủ định sự tổn hại, không nhận là thua, cũng không nói là do sai lầm.
– Cho rằng xã hội và những người khác đều làm như vậy.
– Cho đó là giá trị nhân đạo, là tình yêu thương, hoà bình và chân lý.
– Là để bản thân thực hiện, phát huy khiến tinh thần khoẻ mạnh, lương tâm yên ổn.
3. Giải thích mà không phải giải thích: Tuy có lý do nhưng không thể nói ra. Có một số bí mật không thể để người khác biết được. Nghĩ rằng nên làm như thế thì làm như thế.
4. Tạ tội: Nhận rằng bản thân làm sai, giờ đang hối hận, quyết tâm từ nay về sau không phạm sai lầm như thế nữa. Vì thế mà nói cho người khác biết để tạ tội.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.