100 Nhu Cầu Tâm Lý Con Người

26. TÌNH CẢM QUY THUỘC ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý CHÍ GIÚP ĐỠ



Có một người phụ nữ dẫn một em bé đi mua đồ trên phố. Khi người phụ nữ đó từ trong một cửa hiệu bước ra thì thấy một người nằm trên đất. Cô bé nói với mẹ: “Mẹ ơi! Nhìn người kia đáng thương chưa! Không biết ông ấy còn sống hay đã chết?”. Nghe con gái nói, người mẹ nhìn kỹ người đó. Chỉ thấy toàn thân ông ta ướt đầm, mặt đầy bụi bặm, bên mình có một bình rượu chỏng chơ. Nhìn thấy tất cả những cảnh đó, người mẹ không nói gì, vội kéo con đi. Đang đi thì người phụ nữ nhìn thấy một người mù quơ chiếc gậy bươc lên bậc thềm, người phụ nữ bèn giúp đỡ người đó.

Các nhà tâm lý đã nghiên cứu hành động giúp đỡ của con người và nhận xét rằng: Trên đường ray, nếu có người mắc bệnh đột ngột hoặc đột nhiên hôn mê thì lập tức có rất nhiều người giúp đỡ. Nhưng nếu có người vì say mà ngã thì có rất ít người giúp đỡ. Vì thế, nhìn một cá nhân giúp đỡ người khác chủ yếu là nhìn người được giúp đỡ đang ở trong hoàn cảnh nào.

Các nhà tâm lý học cho rằng sự giúp đỡ người bệnh và người say tồn tại khoảng cách rất lớn vì sự nhận thức và tình cảm của con người ta rất khác nhau. Khi nghiên cứu về vấn đề này, các nhà tâm lý đã rút ra kết luận rằng:

Thứ nhất: Khi người giúp đỡ thấy người khác bị nạn, sự cảm nhận và tình cảm của họ sẽ rất khác nhau. Cũng có thể nói, lúc nhìn thấy người bệnh thì tình cảm điển hình của người giúp đỡ là đồng cảm và thương xót, là một loại tình cảm theo hình thức khẳng định. Nhưng khi nhìn thấy người say, người ta dễ có cảm giác khinh miệt, ghét bỏ, thể hiện tình cảm theo thể phủ định. Tình cảm khẳng định có thể khiến con người giúp đỡ người khác nhưng tình cảm phủ định có thể khiến con người ta có mắt như mù.

Thứ hai: Người gặp nạn có thể cố gắng để tránh tai nạn sẽ gây được cảm tình của người giúp đỡ. Cũng là nói người say có thể cố gắng để bản thân khỏi ngã còn người bệnh cấp hoặc ở tình trạng bị thương thì không có cách nào thay đổi được tình thế. Bản thân đã cố gắng hết sức nhưng không tránh khỏi tai nạn thì sẽ được người khác để tâm giúp đỡ.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.