100 Nhu Cầu Tâm Lý Con Người
95. CHỨNG BỆNH CUỒNG TỰ NGƯỢC ĐÃI MÌNH
Từng có hiện tượng một nữ thanh niên nhiều lần tự cứa tay mình. từ năm 1960, người ta bắt đầu chú ý đến hiện tượng tự ngược đãi mình. Năm 1967, các nhà tâm lý học gọi hiện tượng này là “Chứng tổng hợp tự sát thương bản thân”.
Nói chung, hành vi tự làm tổn thương mình là do nhu cầu công kích bản thân mạnh hơn nhu cầu tự mình phòng vệ. Trên thực tế, khi đương sự tự cứa tay mình thì bản thân không có cảm giác đau nhưng sau sự việc sẽ bừng tỉnh lại và trở nên chán ghét hành động của bản thân, cảm thấy hối hận về hành vi của mình. Hành vi tự mình phòng vệ là thực hiện mục đích tự sát nhưng động cơ trực tiếp cắt tay không phải là muốn chết thật mà chỉ là muốn thưởng thức một chút thôi.
Có một số tình huống tương tự. Nhiều người tự cứa chân tay hết vào viện lại ra viện. Có những người cố tình bôi máu động vật vào miệng mình và nói dối bác sĩ rằng miệng của họ bị ra máu. Ngoài ra có một số người còn nói hệ hô hấp của họ mắc bệnh nhưng kỳ thực họ chỉ khát nước mà thôi. Phàm những người thuộc loại hình người này, chúng ta có thể gọi đó là những người bệnh mắc chứng tự làm tổn thương mình.
Có một số người nói với bác sĩ rằng bệnh của bản thân rất nặng phải tự mình chữa trị lấy. Mà đại đa số những người đó đều từng qua mấy lần phẫu thuật. Các bác sĩ gọi đó là những người bệnh phẫu thuật rắc rối. Có người để được vào bệnh viện đã không tiếc việc làm bị thương bản thân. có người thậm chí còn châm kim hoặc dùng dao rạch bụng mình. có thể nói loại người đó có một chút thần kinh không bình thường. Với họ, sự đau khổ có lẽ lại là niềm vui. Thể hiện sự chịu đựng đau khổ cũng là để biểu hiện tính cách trung tâm của bản thân.
Hành vi tự mình sát thương là hành vi chuyển nhu cầu công kích lên bản thân mình và không bao hàm nhu cầu công kích người khác. Hành vi đó tuy không tạo nên tự sát nhưng dần dần huỷ hoại bản thân. Chúng ta gọi đó là hiện tượng tự sát dần dần.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.