100 Nhu Cầu Tâm Lý Con Người

44. SÁU HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA LỰC LƯỢNG



Trong cuộc sống hàng ngày, con người thường sử dụng các biện pháp giao tiếp dưới đây:

“Nếu như người đó đã nói như vậy thì làm theo cách của người đó sẽ không sai” (Tâm lý thành phục)

“Không phục tùng cũng không có biện pháp” (Bất đắc dĩ)

“Không có lỗi gì, không bỏ qua cho anh ta” (Cự tuyệt)

Dù thế nào, chẳng ai muốn dựa theo sự sắp đặt của người khác. Con người ta thường căn cứ vào địa vị và quyền lực của đối phương để quyết định có vâng lệnh đối phương hay không?

Qua thực tế chứng minh, người ta rất dễ tiếp thu 6 ảnh hưởng của lực lượng.

1. Lực lượng quyền uy: Nếu như trong gia đình, nhà trường, đơn vị có người nào giữ địa vị và quyền lực thì mọi người sẽ nghe theo chỉ thị hoặc mệnh lệnh của người ấy. Nhưng gần đây, xã hội xuất hiện trào lưu “Hiện tại không phải là quá khứ” cho nên trẻ em đối với cha mẹ, trò đối với thầy, cấp dưới đối với cấp trên thường dùng thái độ phản kháng. Đó là thời đại băng hoại của quyền uy.

2. Lực lượng tin tức: Khi bản thân có tin tức làm người khác cần hoặc khi bạn có mối quan hệ xã hội nhất định, tin tức và quan hệ xã hội mà bạn có sẽ trở thành một loại lực lượng.

3. Lực lượng cổ vũ: Khi bạn có quyền cổ vũ đối phương tức là bạn đã nắm được một loại lực lượng.

4. Lực lượng trừng phạt: Khi bạn có quyền chỉ trích, trừng phạt những người không phục tùng mệnh lệnh thì sẽ khiến người xung quanh sợ hãi. Đó là một loại lực lượng.

5. Lực lượng chuyên gia: Người vừa nhìn thấy bạn là biết ngay bạn có kỹ thuật, kinh nghiệm, tri thức chuyên nghiệp thì trong lòng người đó sẽ hình thành tư tưởng “Khẳng định chính xác cá nhân đó”. Tự nhiên người ta sẽ nghe theo sự xếp đặt của bạn.

6. Lực lượng ảnh hưởng: Do bạn thích xử lý quan hệ ổn thoả với người khác nên được người khác tôn kính, quý mến, tín nhiệm v.v… Từ đó khiến người ta tạo thành một loại tư tưởng “vì người đó nói, tôi phải đi làm việc”. Nhưng điều đó không phải thành công trong chốc lát mà cần có sự nỗ lực trong một thời gian dài.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.