100 Nhu Cầu Tâm Lý Con Người

22. NHU CẦU TỰ BÌNH LUẬN



Đầu những năm 1960, tại một xưởng dệt ở một thị trấn nhỏ thuộc miền Nam nước Mỹ đột nhiên xuất hiện một chứng bệnh kỳ lạ. chỉ trong vòng hai tuần, trong số 200 công nhân đã có 50 người mắc chứng bệnh này. Đặc điểm của căn bệnh này là buồn nôn, dị ứng, hạ đường huyết. Lúc đầu bác sỹ đoán đó là chứng bệnh trúng độc “Lục nguyệt trùng”. Nhưng qua kiểm tra, “Lục nguyệt trùng” không phải là nguyên nhân gây ra bệnh.

Chứng bệnh tương tự như vậy xảy ra thường xuyên. Năm 1983, nhân viên của ngân hàng ả rập đã mắc chứng bệnh này. Ban đầu người ta cho rằng bệnh nhân ngộ độc thức ăn nhưng qua kiểm tra thì không thấy chất gây ngộ độc. Cùng thời gian đó cũng xảy ra tình trạng tương tự ở một trung tâm kế toán. Đương thời người ta cho nguyên nhân là do một loại khí độc gây nên.

Những hiện tượng trên dù xảy ra ở bất cứ cá nhân nào cũng có điểm chung nhưng chỉ lưu hành ở một khu vực nhất định. Tuy có biểu hiện bệnh rõ ràng nhưng các bác sỹ đều không tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Trước kia, người ta cho đó là loại bệnh có tính truyền nhiễm. Hiện tại người ta gọi đó là loại “Bệnh tật có tính tập đoàn” (MPI).

Để làm rõ nguyên nhân gây bệnh, các nhà y học đã tiến hành điều tra triệt để về “Lục nguyệt trùng”. Trước hết họ nghĩ đến một số áp lực tâm lý có thể là nguyên nhân gây bệnh. Thế là họ tiến hành điều tra về tình hình kinh tế, đời sống tình cảm của các viên chức nói chung. Kết quả đúng như dự đoán của các nhà y học, những người bệnh đều rơi vào trạng thái tâm lý căng thẳng cao độ.

Sau đó các nhà y học lại tiến hành điều tra mối quan hệ giữa các viên chức vì họ cho rằng quan hệ giữa người với người là nguyên nhân quan trọng để truyền bệnh. Kết quả họ phát hiện ra rằng người bệnh đầu tiên có rất ít bạn bè, ở trong tình trạng cô lập và trước kia từng mắc chứng bệnh thần kinh. Tuy giai đoạn truyền bệnh không liên quan đến mảy may quan hệ nhân tế nhưng giai đoạn ban đầu lại có liên quan đến vấn đề xã giao này. Đặc biệt có một số người có bạn bè bị “Lục nguyệt trùng” cắn thì học tin rằng loại bệnh này có liên quan đến “Lục nguyệt trùng” và lo lắng bản thân sẽ bị nhiễm loại bệnh này. Trái lại, một số người có tâm lý bình tĩnh, bạn của họ không bị “Lục nguyệt trùng” cắn thì không tin căn bệnh đó có liên quan đến “Lục nguyệt trùng” và cũng khó mà nhiễm loại bệnh này.

Hiện tại nguyên nhân phát sinh MPI đáng tin cậy nhất vẫn là do “Quá trình so sánh xã hội”. Căn cứ vào một số lý luận đó, khi người ta không có cách nào đánh giá chính xác một số sự việc của bản thân thì hy vọng bản thân sẽ “Tự mình đánh giá”. Một cách làm của họ là thông qua so sánh với người khác tiến hành tự đánh giá. Những người cùng tổ chức, cùng tập đoàn luôn có ý kiến, thái độ và kỹ thuật giống nhau. Xuất phát từ cơ sở lý luận đó, người ta chia nguyên nhân phát bệnh MPI theo những điểm dưới đây:

1. Loại bệnh này phát sinh trong xã hội biến động, hoàn cảnh thay đổi, khi con người chịu áp lực lớn. Lúc đó con người hay lo đến tiền đồ bản thân, luôn luôn không yên tâm. Họ không biết có nên biểu hiện trạng thái đó ra không nên luôn luôn sống trong lo lắng.

2. Lúc ở trạng thái đó, có người phát bệnh trong trường hợp, có người phát bệnh trong nhà máy. Người bệnh lúc đầu do chịu các loại áp lực, sau mới chuyển bệnh sang cơ thể hoặc tinh thần.

3. Người bệnh đầu tiên truyền bệnh cho người bạn thân thiết nhất của mình. Nói chung, loại bệnh này lưu truyền ở những viên chức cùng vị trí hoặc lưu hành giữa người với người. Do con người ta không có cách nào giải thích nguyên nhân gây bệnh cho nên không thoát khỏi sự phiền muộn. Thế là con người dùng khí độc hoặc vi trùng để giải thích nhằm an ủi bản thân.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.