100 Nhu Cầu Tâm Lý Con Người

94. NHU CẦU YÊU THƯƠNG VÀ CÔNG KÍCH ĐỐI VỚI BỀ TRÊN



Trái với sự ngược đãi trẻ em, trẻ em cũng có những hành động ngược đãi chống lại cha mẹ tức là cái gọi là bạo lực trong nội bộ gia đình. Những sự việc ngược đãi cha mẹ thường nảy sinh ở những nam sinh từ năm thứ hai bậc trung học đến năm thứ nhất bậc cao trung. Một số em học sinh đó có biểu hiện bên ngoài bình thường nhưng khi trở về nhà lại coi cha mẹ là đối tượng công kích, không những dùng hành vi bạo lực mà còn nhục mạ, ra lệnh cho cha mẹ.

Vậy thì vì sao lại xuất hiện hiện tượng đó? Dưới đây chúng ta tiến hành phân tích toàn diện để hiểu vấn đề.

1. Quan hệ khúc mắc giữa cha mẹ với con cái

Trong gia đình có bậc cha mẹ bị ngược đãi, người mẹ luôn luôn có cảm giác không yên ổn. Để giải thoát khỏi cảm giác không yên ổn đó, các bà mẹ quá quan tâm và hay can thiệp vào việc của con cái. Một mặt người cha giao cho người mẹ trách nhiệm giáo dục con cái và thường rất ít khi tiếp xúc với con. Điều này tạo thành trách nhiệm quá nặng cho người mẹ mà người cha hầu như không có trách nhiệm gì. Ngoài ra, cha mẹ rất ít khi bàn bạc với nhau trong việc giáo dục con cái vì thế mà quan hệ mẹ con ngày càng thân thiết. Người mẹ không thể tách rời khỏi con mình, còn đứa con cũng không thể không có mẹ. Cũng là nói đứa con đã thay thế người cha. Nhưng nói chung trong lòng đứa trẻ vẫn có mâu hình người cha lý tưởng. Chúng ta gọi loại tâm lý này của các em là “hành vi vượt quá bản thân”. Nhưng vì trẻ em không được tiếp xúc với người cha cho nên tâm lý này không chín muồi nên các em rất khó kìm nén bạo lực.

2. Sự không chín muồi trong việc tự lập của bản thân

Do quan hệ giữa cha mẹ với con cái có khúc mắc dẫn đến con cái có khúc mắc dẫn đến con cái hình thành tính ngạo mạn và ỷ lại. Nhưng trẻ em đến tuổi học trung học sẽ hình thành nhu cầu rời xa gia đình mà tự lập. Vì thế, một mặt các em cần nhu cầu yêu thương của mẹ mà lại có nhu cầu phản kháng và công kích lại cha mẹ.

3. Thể nghiệm sự giày vò

Trẻ em muốn làm gì trong gia đình cũng được nhưng khi ở trường và ở tập thể các em không được làm những gì mình muốn. Thí dụ, khi các em gặp tình huống thất bại hay không được bài thi v.v… Do một số tình huống đó, các em sẽ dùng hình thức bạo lực đổ lên người mẹ sự bất mãn của mình.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.