100 Nhu Cầu Tâm Lý Con Người

39. NHU CẦU SO SÁNH



Các nước trên thế giới đều công nhận người Nhật Bản thuộc loại hình cạnh tranh. Họ đặc biệt nhanh nhậy khi so sánh với người khác. Từ một góc độ khác mà nói, ý thức bạn bè trên đất nước Nhật Bản cũng rất mạh mẽ.

Trẻ em Nhật chịu ảnh hưởng tư tưởng cạnh tranh của người lớn vì thế các em cũng kế thừa tính hiệp đồng tạo thành trong ý thức bạn bè.

Các nhà tâm lý học đã tiến hành so sánh, nghiên cứu tính hiệp đồng và tính cạnh tranh trong trẻ em một số nước Nhật Bản, Mỹ, Tây Ban Nha, Pháp, v.v.. Kết quả thực tế đã chứng minh trẻ em các nước đều tăng trưởng cùng với lứa tuổi, tính cạnh tranh của các em cũng ngày một mạnh lên. Nhưng trẻ em Nhật Bản giàu tính cạnh tranh nhất.

Ngoài ra dù trẻ em ở bất cứ nước nào cũng đều có sự so sánh bản thân với người khác. Khi tiến hành so sánh thành tích của bản thân với thành tích của người khác thì sẽ biến thành tính cạnh tranh. Trẻ em Nhật Bản thể hiện rõ nhất điểm đó.

Chính xác như vậy, trẻ em Nhật Bản từ nhỏ đã phải thi cử, thi đấu trong các câu lạc bộ thể dục thể thao, thi âm nhạc v.v… Trong các tiết mục vô tuyến cũng thường phát những trường hợp thi cử đạt thành tích cao của một số học sinh. Điều này khiến các em nuôi dưỡng tính cạnh tranh hàng ngày. Xã hội bắt đầu xuất hiện quan điểm: “Trẻ em là tấm gương của xã hội”. Nếu như nói trẻ em cạnh tranh thái quá thì cũng là bằng chứng rõ nhất về sự cạnh tranh thái quá của người lớn trong xã hội.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.