100 Nhu Cầu Tâm Lý Con Người

19. NHU CẦU TỰ BIỂU HIỆN



Chúng ta thường chứng kiến ở các cửa hàng bán đồ chơi những em bé khóc đòi cha mẹ chúng mua đồ chơi cho chúng. Nếu cha mẹ chúng không đáp ứng được là chúng gào lên thảm thiết cho đến lúc ý muốn của chúng được đáp ứng chúng mới cười vui vẻ. Trẻ em có ý thức khi làm điều đó không? Hay chúng chỉ biết rằng: “Nếu ta khóc thì ta sẽ được mẹ mua thứ đồ chơi mà ta thích”. Chúng ta thường thông qua biểu hiện bản thân để đối phương đáp ứng nhu cầu. Phương pháp đó gọi là “Phương pháp tự biểu hiện”. Các nhà tâm lý học chia phương pháp tự mình biểu hiện thành 5 loại hình:

1. Phương pháp phục tùng:

Thông qua ma lực tự biểu hiện mình mà giành được sự quý mến của người khác. Chủ yếu là dùng lời nói, hành động giống như người khác để giành được sự tin tưởng. Ở một số đơn vị, người có vị trí thấp thường phục tùng người có vị trí cao để được thăng, thưởng. Phương pháp đó cũng có thể giành được sự quan tâm của cấp trên.

2. Phương pháp uy hiếp:

Tin tưởng bản thân có sức mạnh uy hiếp đối phương. Vả lại căn cứ vào từng thời gian và trường hợp, lực lượng đó nhất định có tác dụng. Lực lượng đó nhất định khiến đối phương sợ hãi, đồng thời đối phương sẽ không có cách nào giải thoát khỏi lực lượng đó. Người có địa vị càng cao càng dễ sử dụng phương pháp này. Đương nhiên người ở vị trí thấy cũng có thể chờ thời cơ sử dụng phương pháp này, cũng giống như trẻ em khóc đòi đồ chơi, công nhân bãi công giành được sự đãi ngộ.

3. Phương pháp tự tuyên truyền:

Phương pháp này thông qua năng lực tự biểu hiện của bản thân mà giành được sự tôn trọng và thân thiện của đối phương. Những người ở vị trí cao thường dùng phương pháp này để cấp dưới phục tùng theo mình hoặc là người ở vị trí thấp thường dùng phương pháp này để tự tiến cử mình lên cấp trên. nhưng lúc chứng minh bản thân có khả năng, mấu chốt là không nên ngạo mạn mà nên biểu hiện để cho người ta có cảm giác dễ chịu.

4. Phương pháp mô phạm:

Đó là phương pháp tự mình biểu hiện nhân cách hoàn thiện và tinh thần đạo nghĩa. Nó thông qua sự tìm tòi lòng trung thành của đối phương và bản thân biểu hiện sự hy sinh. Một số nhà cách mạng, lãnh tụ tôn giáo, các nhà chính trị lớn đều dùng phương pháp này.

5. Phương pháp kích động lòng thương cảm:

Đó là cách dùng sự mềm yếu của bản thân để đối phương đồng cảm, đồng thời có thể giành được sự giúp đỡ của đối phương. Nhưng đồng thời với sự giúp đỡ của đối phương, lòng tự tôn của bản thân sẽ bị động chạm.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.