100 Nhu Cầu Tâm Lý Con Người

85. CƠ NĂNG CỦA NHU CẦU UỐNG NƯỚC



Nhu cầu uống nước là do niêm mạc cổ họng và xoang miệng bị khô.

Chính điều đó đã dẫn đến hành động uống nước.

Trên thực tế, cổ họng và niêm mạc bị khô được phản ánh mãnh liệt hơn so với nhu cầu ăn. Nhưng chỉ cần bạn làm ướt cổ họng là có thể tránh bị khô cổ họng. Nếu như dùng máy móc kích thích thực quản và dạ dày thì cũng giống như có thể kìm nén nhu cầu uống nước. Nhưng cũng giống như nhu cầu ăn, nhu cầu uống nước không chỉ do việc khô cổ họng dẫn đến.

Các nhà tâm lý học đã làm thí nghiệm với sơn dương và chứng minh được rằng: cơ năng của nhu cầu ăn uống cơ bản giống nhau, đều nằm ở đại não. Trong thí nghiệm, khi sơn dương bị kích điện vào đại não thì sẽ nảy sinh hành động uống nước. Nếu như trung tâm cơ năng thần kinh bị phá huỷ thì sơn dương hoàn toàn mất khả năng uống nước. Qua một thời gian, sơn dương sẽ mất nước mà chết. Điều này nói tác dụng của trung tâm thần kinh với nhu cầu uống nước.

Khi chúng ta cho muối vào nước uống cho dê, trung tâm cơ năng uống nước bị kích thích, sơn dương sẽ bắt đầu uống nước với lượng lớn, có khi đến 16 lít nước và cứ uống mãi dù đã hết khát. Hoạt động của trung tâm uống nước không những thúc đẩy hành động uống nước mà còn kích thích lợi tiểu, có tác dụng tốt cho hệ tuần hoàn cơ thể.

Uống nước có thể khiến cho nồng độ máu giảm xuống, đồng thời cũng làm giảm đi ảnh hưởng của hệ thống kích tố, còn có thể thông qua sự cân bằng của quá trình thuỷ phân để điều tiết sự bài tiết nước tiểu. Nhu cầu uống nước trực tiếp kìm nén kích tố và hoàn toàn khác với cơ năng muốn ăn.

Vì thế người mắc bệnh não hoặc đại não bị tổn thương sẽ dẫn đến chứng khát nước và chứng không cầm được đái. nếu như nảy sinh tác động ngăn chặn sự tiết ra kích tố chống lợi tiểu thì sẽ có hiện tượng đái nhiều hoặc thoát nước.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.