100 Nhu Cầu Tâm Lý Con Người
96. MƯỜI BA CÁCH HIỂU VỀ TỰ SÁT
1. người nói muốn tự sát tuyệt đối không phải muốn tự sát.
2. Người nói muốn tự sát chẳng qua là muốn để người khác chú ý mà thôi, tốt nhất là không để ý đến họ.
3. Tự sát thường nảy sinh lúc người khác không để ý/
4. Người buồn phiền nói đến tự sát sẽ hình thành một tâm lý bệnh hoạn, tốt nhất là tránh nói đến vấn đề đó.
5. Người đang trị bệnh thần kinh không tuỳ tiện tự sát.
6. Người tự sát là mắc bệnh thần kinh.
7. Tự sát với di truyền có mối liên quan cho nên không có cách nào tránh được.
8. Người bị buồn phiền mà sợ tự sát thì sau khi hồi phục sẽ có thể thoát khỏi nguy hiểm.
9. Người có lần đã tự sát mà không thành công vì vậy sẽ đau khổ và cảm thấy xỉ nhục mà không tự sát nữa.
10. Có người đã qua một lần tự sát thất bại cuối cùng vẫn tự sát được.
11. Người đã quyết tâm tự sát cuối cùng vẫn tự sát được.
12. Người tự sát phần nhiều là là những người già chỉ sống được 2-3 năm nữa.
13. Con em của mình tốt nhất là không nên tự sát
Trên đây tổng kết 13 cách nhìn về tự sát. Vậy trong 13 điểm đó, điểm nào có lý, điển nào sai lầm?
Tự sát là phương thức cực đoan nhất biểu hiện nhu cầu công kích bản thân. Trong 13 cách hiểu sai lầm về tự sát, từ mục 1 – 4 là cách hiểu sai lầm có liên quan đến tín hiệu tự sát. Tuy có một số người trước khi tự sát không có bất cứ biểu hiện gì nhưng cứ 10 người tự sát có 8 người biểu hiện ra bên ngoài. Người thực tình muốn tự sát đều không tránh khỏi việc chọn lựa giữa sự sống và cái chết. Cho nên chỉ cần tập trung sự chú ý là ta có thể phát hiện ra ý định của họ.
Các nhà tâm lý học đã chia tín hiệu tự sát làm 3 giai đoạn:
1. Tín hiệu nguy hiểm nói chung
Hành động biểu hiện là sự công kích, phản kháng. Thí dụ như uống rượu quá nhiều, ăn uống nhiều hoặc không ăn uống, sáng dậy rất sớm hoặc đêm không ngủ, chia tay với bạn bè v.v… Tất cả những dấu hiệu đó đều trở thành những dấu hiện tự sát.
2. Sự thay đổi hành động vốn có
Tính cách đột nhiên thay đổi, tình cảm khác thường, ý chí học tập giảm, thành tích kém, không tập trung, thích cô độc. Một số nhân tố đó cũng dễ dẫn đến tự sát.
3. Có những hành động lạ lùng
Có những hành động lạ lùng như hay giúp đỡ người khác, miệng lảm nhảm thất vọng hoặc tuyệt vọng, tặng đồ vật quý của mình cho bạn bè người thân, thu xếp đồ dùng hay viết chúc thư. Hành động của giai đoạn này là những tín hiệu cuối cùng của việc tự sát.
Từ mục 5 -8 là cách hiểu sai lầm về tinh thần tự sát. Các nhà tâm lý học đã thông qua điều tra chứng minh có 10% số người tự sát mắc bệnh tâm thần. Rất nhiều người mắc bệnh u uất tự sát vào lúc ban đầu mắc bệnh hay tự sát vào giai đoạn hồi phục. Nhưng đến giai đoạn cuối, người tự sát ngày một giảm.
Từ mục 9- 11 nói về những người tự sát chưa thành công, có nguy hiểm là sẽ tự sát tiếp nữa. Nhưng nói chung, thời gian than thở của họ kéo dài, thông qua trị liệu có thể làm giảm thời gian tự sát.
Mục 12 nói lên rằng số lượng người già tự sát rất cao. Số lượng người trẻ tuổi tự sát so với người già tuy tằng nhanh về tỉ lệ nhưng số người trẻ tuổi tự sát không chết nhiều gấp mấy lần người già.
Mục 13 không dùng để giải thích được.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.