Những Việc Cần Làm Trong Đời Người

19 GẶP MỘT DANH NHÂN MÀ BẠN THẦM NGƯỠNG MỘ



Tôi là một kẻ sùng bái của các thần tượng

Tôi sùng bái mặt trời, sùng bái núi cao, sùng bái biển cả;

Tôi sùng bái nước, sùng bái lửa, sùng bái núi lửa, sùng bái giang sơn vĩ đại;

Tôi sùng bái sinh, sùng bái tử, sùng bái quang minh, sùng bái đêm tối;

Tôi sùng bái Panama, Vạn Lý Trường Thành, Kim Tự Tháp;

Tôi sùng bái tinh thần sáng tạo, sùng bái sức lực, sùng bái máu, sùng bái trái tim;

Tôi sùng bái bom, sùng bái bi ai, sùng bái phá hoại;

Tôi sùng bái những kẻ phá hoại thần tượng, sùng bái chính tôi!

Tôi lại là một kẻ phá hoại thần tượng!

Quách Mạt Nhược

***

Sau lần đầu tiên gặp nhà văn vĩ đại người Nga Lev Tolstoy (Lep Tonxtoi), nhà soạn nhạc thiên tài người Nga ChaiKovsky đã cảm động viết nên những dòng văn sau đây:

“Ngày 1/7/1886 khi lần đầu gặp Tolstoy, trong lòng tôi cảm thấy hoang mang lo sợ. Tôi nghĩ, chỉ cần ông ấy liếc nhìn tôi một cái là có thể thấu hiểu hết được những bí mật trong sâu thẳm tâm hồn tôi. Trước mặt ông, không ai có thể che đậy được những ý nghĩ bất chính trong lòng mình. Ông ấy giống như một bác sỹ khám vết thương cho bệnh nhân, biết được những bộ phận nào trên cơ thể con người mẫn cảm nhất. Nếu như ông ấy có một lòng nhân từ (ông ấy là người nhân từ thật) sẽ không chạm vào các bộ phận đó, chỉ dùng sắc mặt biểu thị ông biết tất cả rồi; nếu như ông ấy là người vô tình, ông ấy sẽ dùng đầu ngón tay chọc vào chỗ đau nhất của con người. Nói chung là bất kể tình huống nào tôi cũng đều cảm thấy sợ hãi, nhưng ông ấy đã không làm như thế”.

“Nhà văn thấu hiểu đời người này khi ở cùng với người khác, ông rất giản dị thẳng thắn và thành khẩn, không hề có cái vẻ “nhìn thấu tất cả” như lúc đầu tôi vẫn sợ. Không cần phải đề phòng bị tổn thương vì ông không bao giờ làm tổn thương người khác. Một điều rất rõ là không phải ông muốn coi tôi là “mẫu vật” để nghiên cứu, mà ông chỉ muốn nói chuyện về âm nhạc với tôi. Ông rất thích âm nhạc… Tolstoy ngồi xuống bên cạnh tôi, nghe tôi biểu diễn bản nhạc hợp xướng đầu tiên của tôi. Tôi nhìn thấy những giọt nước mắt trên gò má ông đang chảy xuống. Trong cả đời tôi, là một nhà soạn nhạc, tôi chưa bao giờ cảm thấy mãn nguyện như lúc này”.

Sùng bái thần tượng là khuynh hướng mà tâm lý, hành vi gần như quay về với bản năng, được truyền thụ và kế thừa trong quá trình tiến hoá không ngừng của bản thân loài người, là sự biểu lộ ra bên ngoài và là sự phóng đại của nguyện vọng, lí tưởng, tình cảm, lòng tin, và khát vọng trong nội tâm của loài người. Sùng bái thần tượng trên thực tế đã để lộ ra khát vọng và ước mơ tận đáy lòng của con người. Việc ngày nay xuất hiện rất nhiều tốp Fan hâm mộ cầu thủ bóng đá, diễn viên điện ảnh, ca sỹ… khiến cho rất nhiều người cảm thấy ngạc nhiên và không thể hiểu nổi, dường như những đám người si mê và sự điên cuồng của họ là sự lưu hành của một căn bệnh và là sự sa sút của tinh thần thời đại trong xã hội ngày nay. Thực ra hành động cuồng nhiệt này đã có từ rất lâu rồi, hơn nữa nó còn xuất hiện dưới các hình thức khiến cho mọi người phải giật mình kinh hãi, nó để lại những dấu ấn sâu đậm trong lòng kí ức của nhân loại. Trong những lớp người khác nhau thì sự biểu hiện của Tâm lý sùng bái thần tượng cũng khác nhau. Thần tượng trong tim của người lớn cũng khác rất xa với thần tượng trong tim của thanh thiếu niên, đồng thời sự sùng bái và chạy theo các thần tượng của mỗi cá nhân lại không hoàn toàn giống nhau. Sự sùng bái thần tượng ở những người trẻ mạnh mẽ, lộ rõ và quyết liệt hơn, tất cả được thể hiện trong từng lời nói, hành động của họ. Những người lớn thì lại khác, sự sùng bái thần tượng của họ tương đối hàm xúc, kín đáo và ôn hoà hơn, sự biểu lộ tình cảm của họ thường rất ít thấy hoặc chỉ thể hiện trong thầm lặng. Sức mạnh của sự sùng bái là rất lớn, bởi nhiều người thường gán cho thần tượng những sắc thái lý tưởng hoá, điều đó đã làm cho nguyện vọng của họ được đáp ứng. Hãy lấy các minh tinh làm ví dụ, họ sở dĩ có thể khiến cho các Fan hâm mộ chạy theo hàng đàn là có nguyên nhân của nó, Abraham.H.Maslow đã phân tích rõ nguyên nhân này. Ông cho rằng mỗi một con người đều có một nhu cầu tâm lý tự mình thực hiện. Cái gọi là tự mình thực hiện chính là 1 con người hy vọng khai thác và lợi dụng hết toàn bộ tư chất, năng lực, tiềm năng của mình để cuối cùng đạt được thành công. Nhưng các khán giả đang sống trong hiện tại do sự hạn chế của nhiều điều kiện khác nhau, tạm thời chưa thể hoàn thành được “tự mình thực hiện”. Sau khi họ xem xong vai diễn xuất sắc, đúng những gì họ mơ ước, họ cảm thấy thoả mãn và ngay lập tức họ đã đem nguyện vọng “tự mình thực hiện” gắn vào minh tinh sắm vai diễn này một cách vô thức, và họ chìm vào cảnh tượng hư cấu, họ tưởng tượng mình là Ken.Takakura, Sylvester Stallone, và từ trong cảnh tượng đó cảm nhận được niềm vui phấn khởi trên tinh thần và thị giác, bất giác nảy sinh mối liên hệ tình cảm với minh tinh, kết thành tình bạn không thể chia cắt được. Đặc biệt là những người cô độc về mặt tình cảm hoặc tinh thần thì lại coi minh tinh là tri âm tri kỷ trong lòng mình, mong muốn tìm được sự an ủi sâu sắc khi xem minh tinh mà mình sùng bái sắm vai diễn.

Những người bình thường nếu muốn gặp được danh nhân mà mình ngưỡng mộ dường như là chuyện rất khó, nhưng cũng không phải là chuyện không bao giờ có thể làm được. Đã từng có một thanh niên nông thôn có ý nghĩa hết sức kỳ quặc, anh ta viết thư cho nguyên thủ các quốc gia; một người hâm mộ âm nhạc của Trung Quốc đã viết thư cho nhà chỉ huy dàn nhạc nổi tiếng thế giới mà anh ta hâm mộ và yêu thích nhất, kết quả là đã nhận được mấy tấm ảnh có chữ ký của các nhà chỉ huy dàn nhạc nổi tiếng, trong đó có cả nhà chỉ huy dàn nhạc bậc thầy Karajan. Những con người cố chấp này muốn thông qua phương thức độc đáo của mình để tiếp xúc với thần tượng trong lòng mình, đây là khoảnh khắc cả đời khó quên của họ. Đương nhiên là nếu muốn mà không thể gặp được, thì cũng chẳng có gì phải ân hận cả, bởi vì bạn đã cố gắng hết sức rồi.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.