Những Việc Cần Làm Trong Đời Người
71 DŨNG CẢM ĐƯƠNG ĐẦU VỚI HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
Đối với cảnh ngộ khó khăn, đầu tiên cần phải nói “bình thường”, tiếp nhận nó, sau đó chiến đấu với nó, có thua cũng vẫn là thắng. Ví dụ như đối với cái chết, bạn vừa nghe thấy thì đã lo lắng, tức giận, hoảng hốt, vì thế nó sẽ đi tìm đến bạn với khuôn mặt hung dữ đáng sợ hơn nhiều; nếu như bạn bình tĩnh thản nhiên nhìn nó, thì nó cũng bình thường thôi. Chết là cái quái gì, chẳng qua cũng giống như bạn chưa sinh ra mà thôi. Cái chết chẳng qua chỉ là sự doạ nạt bạn lúc bạn còn đang sống, ai sợ nó người ấy đã thua, ai thản nhiên đối với nó, người ấy đã thắng. Đương nhiên bạn không thể lừa dối mình, thực ra chuyện này bạn muốn lừa cũng không lừa được. Nhưng đầu tiên bạn cần phải nói “không” đối với nó, kiên quyết nói “không” đối với nó, thực ra tất cả cảnh ngộ khó khăn, bao gồm cả cái chết, đều lợi dụng sự sợ hãi hoang mang các bạn để làm tổn hại bạn.
***
Có một cô con gái luôn oán trách cuộc sống với bố mình, cô ta oán trách việc gì cũng khó khăn. Cô ta không biết phải ứng phó với cuộc sống như thế nào, muốn vứt bỏ nó đi. Cô ta chán ghét sự tranh đấu và phấn đấu, vừa giải quyết được một vấn đề thì vấn đề mới lại ngay lập tức nảy sinh.
Bố cô ta là đầu bếp, ông đưa cô con gái vào bếp, sau đó ông lấy ra 3 chiếc xoong, mỗi chiếc cho một ít nước rồi đặt lên bếp đang rực cháy. Một lát sau nước trong xoong bắt đầu sôi. Ông cho vào chiếc xoong thứ nhất 1 ít cà rốt, chiếc xoong thứ 2 một quả trứng gà, chiếc xoong cuối cùng cho một 1 ít bột cafe. Ông cho các thứ đó vào nước sôi trong xoong rồi đun tiếp, không nói 1 câu gì cả. Cô con gái chép chép cái miệng ngao ngán chờ đợi xem người bố đang làm gì. Khoảng 20 phút sau, ông bố bắc xoong ra rồi vớt cà rốt vào 1 chiếc bát, trứng gà vào một cái bát, còn cafe thì múc vào 1 cái cốc. Làm xong những việc này ông mới quay lại hỏi cô con gái: “Con có nhìn thấy cái gì không?”
“Cà rốt, trứng gà, cafe” cô con gái trả lời.
Ông bố giải thích nói 3 thứ này đều rơi vào cùng một nghịch cảnh – nước sôi nóng bỏng, nhưng phản ứng của chúng lại hoàn toàn khác nhau. Trước khi cho vào trong xoong, cà rốt vừa rắn chắc vừa kiên cường, không hề có một chút yếu mềm, nhưng sau khi cho vào nước sôi, nó trở nên mềm ra, nhũn đi. Trứng gà vốn dễ vỡ, chỉ có mỗi cái vỏ mỏng dính bảo vệ dịch thể bên trong, nhưng sau khi cho vào nước sôi và đun lên, dịch thể bên trong của nó lại trở nên cứng rắn. Còn bột cafe thì rất đặc biệt, sau khi cho vào nước sôi, nó hoà tan vào nước và làm thay đổi cả nước. “Cái nào là con?” ông bố hỏi con con gái “khi rơi vào nghịch cảnh, con sẽ phản ứng thế nào? Con sẽ làm như cà rốt, trứng gà hay bột cafe”.
Còn bạn thì sao! Nhiều người trông thì có vẻ cứng rắn kiên cường, nhưng khi gặp phải đau khổ hoặc nghịch cảnh thì sợ co lại, trở nên mềm nhũn mất hết sức mạnh và ý chí như là cà rốt sau khi luộc. Có người tâm tình bất định giống như trứng gà khi chưa luộc, nhưng sau khi trải qua sống chết, chia tay ly dị hoặc thất nghiệp, họ lại trở nên kiên cường cứng rắn, bất khuất. Có người giống như bột cafe, làm thay đổi cả nghịch cảnh đã đem lại đau khổ cho họ, và ở vào 1000C nó sẽ toả ra mùi thơm ngào ngạt, nước càng nóng, mùi vị của nó càng thơm ngon. Nếu bạn giống như cafe, thì khi rơi vào tình cảnh tồi tệ nhất, bạn không những trở nên kiên cường mà còn làm thay đổi hoàn toàn tình thế.
Bạn hãy tử hỏi mình xem sẽ đối phó với nghịch cảnh như thế nào, như cà rốt, trứng gà hay cafe?
***
Trên đời này chẳng có ai lại thuận buồm xuôi gió từ đầu đến cuối. Ai cũng có lần rơi vào nghịch cảnh. Mất đi sự tín nhiệm, vô cớ bị trù dập bài xích, kinh tế túng thiếu, sự nghiệp trắc trở… toàn là khó khăn và bất mãn. Những điều này làm cho vô số người trở nên phiền não. Có người thì trách trời oán người, có người thì vứt bỏ tất cả, có người thì lại trả thù xã hội, thậm chí còn có cả người tự làm tổn thương mình. Tất cả họ đều đã không hiểu được một đạo lý là: nghịch cảnh chính là trường học tốt nhất tôi luyện con người. Hãy nhìn lại từ cổ chí kim, trong nước và nước ngoài, nghịch cảnh hầu như là hòn đá tảng của các bậc vĩ nhân quân vương. Văn Vương bị bắt mới viết “Chu Dịch”, Khổng Tử vì gặp tai ách mà viết ra “Xuân Thu”, Khuất Nguyên bị lưu đầy mà viết ra “Ly Tao”, Tả Khâu bị mù mà viết ra “Quốc Ngư “… trong số những bậc thánh nhân này có ai là không được tôi luyện trong ghịch cảnh đâu!.
Hãy nhìn ra thế giới, nhà đại phát minh người Mỹ Thomas Edison đã bị buộc phải thôi học ở bậc tiểu học vì bị cho là đứa trẻ thiểu năng; nhà văn, nhà hoạt động xã hội Keller vừa mù vừa điếc lại vừa câm; Beerthoven – nhà soạn nhạc thiên tài người Đức đã để lại cho người đời những tác phẩm âm nhạc bất hủ trong khi ông lại bị điếc; Maxim Gorki chưa từng học qua trường lớp nào nhưng lại trở thành một nhà văn vĩ đại.
So với những thất bại và bất hạnh mà họ phải chịu, thì chút thất bại nhỏ bé của chúng ta nào có thấm vào đâu!
Mỗi con người chúng ta đều nhìn cuộc sống với tâm trạng của riêng mình. Những người có tấm lòng như sông suối thì khi gặp phải nghịch cảnh, họ chỉ xem như là sự ngược dòng nhất thời, vượt qua chỗ nước ngược thì lại ngàn dặm xuôi dòng. Trong khi đó những người có tấm lòng như khe rãnh thì khi gặp phải nghịch cảnh thì cảm thấy trời đã tuyệt đường, chỉ có thể đứng mãi ở đấy thôi. Có thể thấy, mấu chốt của sự phấn đấu tiến lên trong đời người là ở chỗ tạo nên cho mình một tấm lòng rộng lớn. Bởi vì chỉ có tấm lòng rộng lớn mới có thể dung nạp cả khó khăn và thất bại, mới có thể phát hiện ra trong đại dương mênh mông vô bờ bến chỗ nào cũng có thể bơi thuyền được. Nghịch cảnh khó khăn khiến cho những kẻ tầm thường trở nên đê hèn nhỏ mọn và xằng bậy, khiến cho người kiên cường trở nên cứng rắn trở nên thông minh. Nước hoa đựng trong một cái lọ không có miệng, chỉ khi đạp vỡ cái lọ đó ra mùi thơm của nước hoa mới toả ra được, một hòn đá vô dụng chỉ khi trải qua sự chạm khắc của người thợ mới trở thành một tác phẩm nghệ thuật tuyệt đỉnh. Cái đẹp không bao giờ tự nhiên phơi bày ra trước mắt bạn, sự cảm thụ tâm lý đầy vết thương là món quà mà cuộc sống ban tặng cho bạn. Mỗi vết thương trong lòng đều để lại một vết sẹo, nó là những kỷ niệm quý giá trên con đường trưởng thành của bạn, là một lần tôi luyện, một lần thành công.
Nghịch cảnh lại là một tấm gương lớn để chúng ta nhìn rõ mình. Khả năng đối phó với nghịch cảnh thể hiện ra dũng khí và ý chí của một con người.
Sau nghịch cảnh sẽ là con đường thẳng thênh thang, tuy nhiên sau con đường ấy vẫn còn có những thác ghềnh và nghịch cảnh khác. Đây chính là logic của cuộc sống.
Một người nếu như đã tôi luyện cho mình dù trong nghịch cảnh vẫn bình tĩnh vững bước, vậy thì trong hoàn cảnh thuận lợi tại sao lại không thể mạnh dạn tiến về phía trước cơ chứ?
Gibran nói nếu không thông qua con đường đêm tối, loài người không tài nào có thể đến được với bình minh. Helen Keller thì cảm nhận được một cách sâu sắc là trong quá trình có được kinh nghiệm cuộc sống phong phú, nếu như lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió thì chúng ta sẽ mất đi niềm vui tột đỉnh từ nơi sâu thẳm của tâm hồn.
Chỉ có vượt qua thung lũng âm u hiểm trở để lên đến đỉnh núi mới cảm nhận được niềm vui tột độ. Nếu như không có cuộc chiến đấu gian khổ với nghịch cảnh, thì làm gì có thắng lợi của kẻ mạnh. Nếu như không có gian khổ vất vả, chiến thắng khó khăn làm gì có niềm vui của kẻ thành công! Sau nghịch cảnh sẽ có hai kết cục, một là sự nản chí của kẻ thất bại, hai là sự vui sướng của người thành công. Một lần chiến thắng nghịch cảnh, đời người sẽ thêm 1 lần phong phú và thành công, người bị khuất phục bởi nghịch cảnh, chỉ còn biết cúi đầu ủ rũ trước thất bại mà thôi. Trong cuộc sống hiện tại 2 kiểu người như thế này là rất nhiều.
Một đứa trẻ muốn học đi, trước tiên phải học ngã. Người lỗi lạc có một đặc điểm là họ không bao giờ lay động trong nghịch cảnh. Ngã xuống lại đứng dậy, lại ngã lại đứng dậy. Ngã xuống bao nhiêu lần, đứng dậy bấy nhiêu lần, gân cốt của họ vì ngã quá nhiều mà trở nên rắn chắc, ý chí của họ vì được tôi luyện mà trở nên kiên cường. “Nếu như đã có 1000 kẻ thất bại đang phủ phục dưới chân bạn, thì hãy coi tôi là kẻ thứ một nghìn lẻ một”, câu nói này mới chính là dũng khí của kẻ kiên cường.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.