Những Việc Cần Làm Trong Đời Người
39 THA THỨ CHO NGƯỜI ĐÃ TỪNG LÀM BẠN TỔN THƯƠNG
Tha thứ là nhún mình một cách hợp lý nhưng không làm tổn thương bản thân; tha thứ là chấp nhận thương đau và cũng là cách chữa trị vết thương cho mình. Cố chấp chỉ làm cho vết thương thêm trầm trọng. Tại sao lại không cởi bỏ tấm áo cà sa của kẻ bị nạn để làm một người rộng lượng.
Tha thứ là phương thuốc tốt duy nhất để chữa trị vết thương đau, là một kỹ năng sống quan trọng. Nó giúp cho bạn tìm được hướng đi đúng trong sự cuồng loạn của đau đớn, oán hận và hiểu lầm.
Hãy để cho khoan dung mở ra cánh cửa hòa giải! Kẻ thù của ngày hôm nay có thể sẽ trở thành bạn tốt vào ngày mai.
Trong thời kỳ đại chiến thế giới thứ 2 quân giải phóng đã chạm chán với quân địch trong 1 khu rừng rậm, sau một cuộc giao tranh nảy lửa, 2 chiến sỹ đã bị mất liên lạc với cánh quân, 2 chiến sỹ này đều đến từ cùng một thị trấn. Hai người lặn lội trong rừng sâu, họ khích lệ và động viên nhau, cùng an ủi nhau, hơn 10 ngày đã trôi qua mà vẫn không liên lạc được với đơn vị, hôm đó họ bắn được một con Hươu, nhờ vào thịt con Hươu mà họ sống được mấy ngày. Nhưng có lẽ là do chiến tranh đã khiến làm cho các loài thú bị chết hoặc bỏ chạy sạch vì vậy mà sau đó họ không gặp được một con vật nào nữa. Họ chỉ còn lại một ít thịt Hươu đang vác trên vai 1 người chiến sỹ trẻ. Đúng hôm đó họ lại đụng độ với kẻ địch trong rừng sâu, sau cuộc giao chiến, họ đã may mắn thoát được. Đúng vào lúc họ cho rằng đã được an toàn thì một tiếng nổ vang lên, chiến sỹ trẻ đi trước dẫn đường đã bị trúng đạn, may thay chỉ bị thương ở bả vai, người chiến sỹ đi ở phía sau hoảng hốt lao đến, anh ta sợ đến toát mồ hôi ra, ôm chặt lấy người bạn chiến đấu của mình khóc rưng rức, sau đó vội xé vạt áo của mình ra để băng vết thương cho bạn.
Tối hôm đó, chiến sỹ không bị thương cứ luôn miệng gọi tên bố mẹ mình, 2 mắt mở trợn trừng, cả 2 đều cho rằng họ sẽ không thể vượt qua được cửa ải đêm nay. Mặc dù đói run người, nhưng chẳng ai muốn ăn thịt Hươu nữa. Chỉ có ông trời mới biết được họ đã sống qua đêm ấy như thế nào. Ngày hôm sau họ đã được đơn vị cứu thoát.
30 năm sau, người chiến sỹ bị thương là Anderson nói: “Tôi biết rất rõ ai đã bắn tôi, anh ta chính là người bạn đi cùng với tôi, lúc anh ta ôm lấy tôi, tôi đã chạm phải nòng súng vẫn còn nóng của anh ta. Nhưng tôi không thể hiểu được là tại sao anh ta lại bắn tôi. Nhưng ngay sau đó tôi đã quyết định tha thứ cho anh ta. Tôi biết anh ta muốn giành lấy cho mình chỗ thịt Hươu đó. Tôi cũng biết anh ta muốn tiếp tục sống là vì bố mẹ anh ta, suốt 30 năm qua tôi cứ giả vờ như không biết chuyện này, và cũng không nhắc đến. Chiến tranh thật tàn khốc. Bố mẹ anh ta đã không thể đợi được anh ta trở về, tôi và anh ta đã cùng nhau truy điệu bố mẹ anh ta. Hôm đó, anh ta quỳ xuống xin tôi tha thứ cho anh ta, tôi không cho anh ta nói tiếp nữa. Chúng tôi đã làm bạn với nhau mười mấy năm trời, tôi đã hoàn toàn tha thứ cho anh ta rồi”.
Một người có thể tha thứ cho sự cố chấp bảo thủ, ngạo mạn vô lễ, tự cao tự đại của người khác, nhưng rất khó tha thứ cho sự phỉ báng độc ác và sự nguy hại đến tính mạng của mình. Nhưng chỉ có lấy đức báo oán, chấp nhận thương đau, để thế giới bớt đi hận thù, bớt đi bất hạnh, quay về với nhân từ, thân thiện, hiền hòa, mới là tột đỉnh của sự khoan dung.
***
Nhà văn nổi tiếng người Ả Rập Ali có một lần đi du lịch cùng với Zibo và Masca. Khi họ vừa đến một thung lũng thì Masca bị trượt chân xuống dưới, may thay Zibo đã dốc hết sức và kéo được anh ta lên. Masca bèn khắc vào hòn đá ở bên cạnh dòng chữ: “ngày…… tháng…. năm… Zibo đã cứu mạng Masca”. Họ tiếp tục đi, mấy ngày sau thì đến bên một con sông, Zibo và Masca cãi nhau vì một chuyện nhỏ, Zibo tức giận đã bạt tai Masca một cái. Masca liền chạy ngay đến bãi cát ven sông và viết lên trên dòng chữ: “Ngày….. tháng….. năm Zibo đã bạt tai Masca một cái”.
Khi họ kết thúc chuyến du lịch và trên đường quay về, Ali tò mò hỏi Masca: “Tại sao cậu lại viết chuyện Zibo cứu cậu lên trên hòn đá và chuyện Zibo đánh cậu lên trên bãi cát?”
Masca trả lời: “Tôi không bao giờ quên ơn Zibo đã cứu tôi nên tôi viết lên trên tảng đá, còn về việc Zibo đánh tôi, tôi viết lên trên bãi cát là muốn cùng với sự mất dần đi của dòng chữ trên bãi cát tôi sẽ quên đi tất cả”.
Chỉ có ghi nhớ công của người khác đối với mình, quên đi nỗi oán thù của mình đối với người khác, thì trong hành trình cuộc đời bạn mới cảm thấy tự do thanh thản.
Trong cuộc trắc nghiệm tư vấn tâm lý đối với tất cả những người bị bạo hành, dù là bị quấy rối tình dục hay bị hành hung thì trong quá trình chữa trị, tha thứ vẫn là điều quan trọng nhất.
Có một cô gái từng bị quấy rối tình dục, lòng căm hận của cô ta không thể nào xóa đi được, vì vậy sự uất ức của cô ta cũng không có cách nào giải tỏa được. Cho đến một ngày, khi cô ta hiểu được ý nghĩa sâu xa của sự khoan dung, cô tự nhủ: “Người làm tổn thương mình là người thân của mình, mình lại không thể báo thù, cho dù có báo thù đi chăng nữa thì được cái gì cơ chứ? Mình đã ôm nỗi khổ bao lâu nay rồi chi bằng hãy tha thứ cho anh ta là tốt hơn cả”. Ngay sau đó bệnh tình của cô ta có chuyển biến đáng kể.
Chỉ khi người ta tha thứ cho người đã làm tổn thương mình thì áp lực mới được giải tỏa, mới lấy lại được trạng thái tâm lý cân bằng. Bạn muốn giữa ở trong lòng để tiếp tục tìm cách báo thù rồi lại tự hành hạ mình hay là muốn bỏ qua để rửa sạch sự ô uế của nó rồi mở ra một cuộc sống mới.
Đối với người bị hại thì tha thứ đương nhiên là sẽ có cảm giác phải chịu tổn thất một cách vô lý, nhưng nếu cứ ở mãi vào trạng thái căm giận thì chỉ có khiến cho mình thêm buồn bực đau khổ mà thôi.
Đương nhiên bạn có thể biến căm thù thành sức mạnh để đi báo thù đối phương nhưng sẽ không bao giờ tốt bằng biến căm thù thành sức mạnh để mở ra một tương lai mới trong sự khoan dung tha thứ.
Sự tha thứ cao thượng nhất là sự tha thứ cho những người đã từng làm tổn thương mình. Tuy đây không phải là một việc làm đơn giản, nhưng nếu như chúng ta làm được thì chúng ta sẽ cảm nhận được sức mạnh và sự giàu có của chúng ta. Khi một người có thể tha thứ cho người khác thì chắc hẳn cũng có thể tha thứ cho chính mình. Bởi vì sau khi anh ta tràn đầy sự tự tin vào bản thân mình, anh ta sẽ không cần phải đề phòng người khác. Anh ta dám nhìn thẳng vào khuyết điểm của mình, có đủ sự nhẫn lại cần thiết đối với những xung đột và thất bại khó có thể tránh khỏi trong đời người. Anh ta có thể tích cực tham gia vào các hoạt động đa dạng phong phú, từ đó khắc phục được nhược điểm của bản thân, làm cho mình ngày càng trở nên hoàn thiện. Anh ta cũng không sợ phạm phải sai lầm, bởi vì anh ta hiểu được giá trị tiềm ẩn đằng sau những sai lầm, mỗi khi phạm phải sai lầm, anh ta sẽ không than thở như những người khác: “Thật là chán lại phạm sai lầm rồi”, mà anh ta sẽ nói: “Để xem sai lầm này sẽ khiến cho mình nghĩ được cái gì?” sau đó anh ta sẽ biến dụng sai lầm này thành bàn đạp để đi tìm con đường mới giải quyết vấn đề.
Tha thứ là động lực quan trọng đối với sự trưởng thành của tâm hồn. Tha thứ có thể làm giải tỏa nỗi hận thù, xây dựng lại thái độ thân thiện giữa con người với con người. Những người cố chấp thường là cho rằng mình là người thông minh, nhưng nếu nhìn xa hơn nữa sẽ thấy họ chẳng có gì là thông minh cả.
***
Bốn bước tạo nên khoan dung:
Nếu như nói khoan dung là phẩm chất cao đẹp, thì tất nhiên nhiều người trong số chúng ta không có được lòng nhân từ này. Tha thứ cho người đã từng làm tổn thương đến bạn sẽ đem lại sự hòa bình cho bạn. Nếu như bạn không muốn quên đi sự căm tức do chuyện nhỏ trong quá khứ tạo nên thì bạn sẽ không thể nào cảm nhận được sự thanh thản. Ngoài ra, nghiên cứu khoa học cho thấy; Khoan dung khiến cho con người khỏe mạnh hơn. Nếu như đối với bạn khoan dung là một việc hết sức khó khăn thì bốn bước dưới đây sẽ giúp bạn biết cách tha thứ cho người khác.
- Không nên chờ đợi người khác đến xin lỗi. Thông thường một khi chúng ta quyết tâm chờ đợi đối phương đến xin lỗi thì sẽ phải mất đến mấy năm để tiêu tan nỗi tức giận. Người phải trả giá lại chính là chúng ta. Điều này chẳng khác gì trao sự bình an vào tay đối phương, để cho đối phương làm chủ tâm trạng của mình. Bởi vì chỉ cần bạn nghĩ đến chuyện không vui đó là bạn ngay lập tức nổi giận và cảm thấy bị tổn thương.
- Hãy thông cảm cho đối phương, người ta làm như vậy có lẽ là do vô ý, sợ hãi hoặc đau khổ. Bạn có thể thử đặt mình vào địa vị của người đó hoặc đứng trên góc độ của người đó viết cho mình một lá thư, có thể thử bào chữa cho đối phương.
- Hãy thử nghĩ đến cảm giác nhẹ nhõm sau khi được người mình yêu quý tha thứ cho mình. Ai cũng có thể sẽ phạm sai lầm, liệt kê ra những khuyết điểm và thất bại của mình sẽ đau khổ hơn rất nhiều so với trách người khác, nhưng làm như vậy sẽ có lợi cho việc cân bằng tâm lý. Hãy thử tưởng tượng một ngày nào đó bạn đắc tội với 1 người mà bạn quý mến, nhưng người đó lại đại lượng tha thứ cho bạn, tâm trạng của bạn sẽ ra sao?
- Hoàn thành động tác kết thúc có tính tượng trưng. Khi bạn quyết định tha thứ cho đối phương, nếu như không có người đến giúp bạn hoàn thành sự bày tỏ này, có lẽ bạn cũng khó có thể biết được mình đã thực sự tha thứ hay chưa, vì vậy bạn có thể tự tìm cho mình một phương thức hợp lý, ví dụ như nâng một hòn đá lên cao, khi bạn quyết định tha thứ thì hãy ném nó đi; hoặc thắp lên ngọn nến rồi tưởng tượng là sự tức giận của mình đã tan vào ngọn lửa này rồi.
Cần phải ghi nhớ: Khoan dung không có nghĩa là bạn sẽ quên đi ngay sau khi bạn quyết định tha thứ, cảm giác tổn thương thông thường vẫn còn tồn tại trong một khoảng thời gian rất dài sau đó. Thậm chí có lúc bạn lại cần phải tha thứ một lần nữa.
Nhưng theo nghiên cứu của Đại học Starford thì người đã tha thứ cho đối phương sẽ cảm thấy chuyện đã từng làm cho họ đau khổ và căm giận sẽ không còn khiến cho họ đau khổ nữa.
Tha thứ cho người khác có lúc giống như tấm gương phản chiếu sự
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.