Những Việc Cần Làm Trong Đời Người

59 NHƯỜNG LẠI VINH DỰ CHO NGƯỜI KHÁC



Trong đời mình nhà vật lý học Curie đã từng đoạt giải Nobel, 10 lần được tiền thưởng, 16 huân huy chương các loại, 117 phẩm hàm danh dự. Một hôm có một người bạn đến nhà bà chơi, bỗng nhiên nhìn thấy cô con gái nhỏ của bà đang chơi với cái huy chương vàng do học hội Hoàng Gia Anh vừa ban tặng. Người bạn này giật mình nói: “Bà Curie, có được huy chương vàng do học hội Hoàng Gia Anh ban tặng là một vinh dự lớn, tại sao bà lại đưa cho trẻ con chơi?”.

Curie mỉm cười nói: “Tôi muốn cho đứa con tôi biết ngay từ khi nó còn nhỏ là vinh dự cũng giống như thứ đồ chơi, chỉ để chơi mà thôi, quyết không được giữ khư khư nó suốt đời, nếu không sẽ chẳng làm được việc gì nữa”.

Xin hãy ghi nhớ: danh lợi chỉ là phù du. Khi một việc nào đó bạn có thể làm được, người khác cũng có thể làm được, bạn nên nhường cho người khác làm; khi một vinh dự nào đó bạn có thể giành được mà người khác cũng có thể giành được, bạn nên nhường cho người đó; khi một chức vụ bạn có thể đảm nhận, người khác cũng có thể đảm nhận, bạn nên nhường lại cho người khác đảm nhận.

***

Có hai nhà du hành vũ trụ lần đầu tiên đặt chân lên mặt trăng, ngoài một người mà mọi người đều hết sức quen thuộc là Amstrong ra, còn có một người nữa là Edwin Aldrin. Câu nói “Bước tiến nhỏ nhất của cá nhân tôi là bước tiến lớn nhất của toàn nhân loại” vào thời điểm đó đã trở thành câu danh ngôn của toàn nhân loại.

Trong cuộc họp báo chúc mừng sự thành công của lần đầu tiên đặt chân lên mặt trăng, một phóng viên hỏi Aldrin một câu hỏi rất đặc biệt: “Bởi vì Amstrong là người bước xuống trước nên ông ấy đã trở thành người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng, ông có cảm thấy nuối tiếc không”.

Bầu không khí bỗng dưng lắng xuống, mọi người có vẻ cảm thấy lúng túng bối rối, nhưng Aldrin đã trả lời một cách hết sức phong độ: “Các vị xin đừng quên rằng khi quay trở lại trái đất, tôi là người đầu tiên ra khỏi con tàu vũ trụ”. Ông nhìn xung quanh mỉm cười rồi nói tiếp: “Vì vậy tôi là người đầu tiên từ hành tinh khác đặt chân lên trái đất”.

Mọi người vừa cười vui vẻ vừa vỗ tay tán thưởng ông – bởi vì sự phóng khoáng và cởi mở của ông đối với danh lợi.

Thời Chiến Quốc (từ năm 475 – 211 trước công nguyên) có một danh tướng tên là Ngô Khởi. Ông ta vừa là một nhà mưu lược hàng đầu, đồng thời cũng là một người điên cuồng vì hám danh lợi. Vì danh lợi, ông ta đã không từ một thủ đoạn nào. Để có được sư tín nhiệm của Quốc vương nước Lỗ, ông ta đã giết cả người vợ đã từng mang theo rất nhiều vàng bạc châu báu để chạy theo ông ta, chỉ bởi vì vợ ông ta là con gái nước Tề – kẻ thù của nước Lỗ, ông ta lại bị những kẻ tiểu nhân ngấm ngầm mưu hại, gục ngã trên mặt trận tinh thần, lên voi xuống chó. Vì chạy theo danh lợi mà được ghi vào sử xanh là cái thành công của Ngô Khởi. Do lừng danh thiên hạ không biết thu mình lại dẫn đến mất mạng lại là chỗ thất bại của ông ta. Trên con đường tiến đến danh lợi, Ngô Khởi có lẽ là một tấm gương điển hình.

***

Danh lợi có lẽ là tham vọng lớn nhất của con người. Danh lợi quả thực là đã đem lại cho người ta quá nhiều điều có lợi, sức cám dỗ của nó lớn đến nỗi có thể đủ để thay đổi kết cấu từng phần tử của mỗi con người. Người tốt trở thành người xấu, người bình thường trở thành người điên, tất cả đều do ảnh hưởng của danh lợi. Danh lợi kỳ diệu là vậy, đương nhiên sẽ có nhiều người hết lòng yêu quý nó. Nói một cách công bằng, danh lợi có cả mặt tốt và mặt xấu. Một mặt quy luật cạnh tranh quyết định sau cùng sẽ phải có người thất bại, những người dốc hết tâm sức nhưng kết quả lại trắng tay sẽ đau khổ muốn chết. Mặt khác, cây cao nhất rừng phải chịu nhiều gió thổi hơn. Cho dù bạn có danh lợi song toàn thì mọi việc cũng chưa chắc đã theo ý muốn. Chỉ cần những mũi tên bắn lén từ phía sau cũng đủ để cho bạn lao đao rồi. Nếu như bạn không có đủ năng lực để chống đỡ, để tránh những mũi tên bắn lén này, sớm muộn gì bạn cũng bị chính cái danh lợi này hại lại. Đúng như người xưa đã nói: “ta đây chẳng có tội gì, kẻ có tội là miếng ngọc bội này”, danh lợi chính là miếng ngọc bội này.

Nhà viết truyện ngụ ngôn lừng danh người Nga – Andrey Krylov đã nói về danh lợi như sau: “Người như thế này càng đáng được tôn kính, anh ta lặng lẽ ẩn mình trong bóng tối, âm thầm lao động trong những ngày dài vất vả không có thù lao, không có được vinh quang, cũng chẳng có được sự biểu giương; chỉ có một thứ tư tưởng đang cổ vũ anh ta làm việc miệt mài; việc làm của anh ta đem lại lợi ích cho đại chúng”. Khi bạn không muốn tất cả sự tập trung đều dồn vào bạn, bạn lại muốn để cho người khác được hưởng sự vinh quang, tinh thần của bạn sẽ có một sự thay đổi kỳ diệu, bạn sẽ được hưởng thụ cảm giác yên tĩnh trong lòng.

Khi trái tim chúng ta muốn có được sự quan tâm chú ý của người khác, nó sẽ tìm mọi cách để nói cho người khác ấy biết: “Hãy nhìn tôi đây! Tôi rất đặc biệt. Câu chuyện của tôi thú vị hơn của bạn nhiều”. Tiếng nói của trái tim chúng ta tuy chưa trực tiếp nói ra, nhưng lại tin rằng: “Thành tựu của mình quan trọng hơn thành tựu của bạn một chút”. Cái “mình” này là bộ phận của chúng ta muốn được nhìn thấy, nghe thấy, tôn trọng và coi là đặc biệt. Chính là cái bộ phận này làm gián đoạn câu chuyện của người khác, hoặc là nôn nóng không thể chờ đợi được đến lượt mình nói, để kéo trọng tâm của cuộc nói chuyện và sự chú ý về mình. Đại bộ phận chúng ta hoặc ít hoặc nhiều đều có thói quen này. Chẳng qua chỉ là mức độ không giống nhau mà thôi. Khi bạn đứng ra và kéo chủ đề cuộc nói chuyện về mình, bạn sẽ dùng thủ đoạn để làm giảm đến mức tối thiểu hứng thú mà đối phương có được, kết quả là bạn đã làm cho khoảng cách giữa bạn và đối phương càng thêm xa, và chẳng ai được lợi cả.

Không nên mở miệng ra là nói là: “Tôi cũng đã từng làm qua việc giống như thế này”, hoặc là “Thử đoán xem hôm nay tôi đã làm gì rồi”, bạn hãy kiên nhẫn chờ đợi xem tình hình thế nào đã. Bạn chỉ cần nói: “Tuyệt quá nhỉ”, hoặc là “Xin hãy nói tiếp đi…”, như thế này là được rồi. Người nói chuyện với bạn sẽ cảm thấy hứng thú, bởi vì bạn rất say mê và chú ý vào những điều họ nói, họ cảm thấy bạn bị cuốn hút vào và là người hiểu và thông cảm với họ, nên họ cũng sẽ không cảm thấy cần thiết phải cạnh tranh với bạn, ngược lại họ sẽ cảm thấy vô cùng thoải mái khi ở bên cạnh bạn.

Điều cần phải nói đến là không nên một mình độc chiếm lấy sự vinh dự, mà nên san sẻ cho người khác nữa. Hãy để cho những người bạn hoặc cấp dưới mà vẫn âm thầm lặng lẽ giúp đỡ bạn được hưởng chung sự vinh dự này. Bạn cần phải biết là thành tựu mà bạn có được vào ngày hôm nay hoàn toàn không phải là chỉ do một mình cá nhân bạn làm nên, cho dù bạn chưa từng nhìn thẳng vào vấn đề này, nhưng bạn không thể phủ định được là đã từng có người giúp đỡ bạn.

Khi bạn có thể công khai thừa nhận trước mình và người khác là những thành tích mà bạn có được vào ngày hôm nay không phải là chỉ do một mình cá nhân bạn làm nên, một cảm giác hoàn hảo và hài hòa sẽ trào dâng lên trong lòng bạn và cũng hiện rõ lên trong các mối quan hệ của bạn. Nếu như xung quanh bạn đều là những người chính trực và có năng lực, và những người này lại có cùng quan niệm và có quan niệm về giá trị giống như bạn, bạn sẽ phát hiện ra rằng thẳng thắn và cởi mở nhường lại công lao cho người khác không phải là một chuyện gì đó quá lớn.

Nhiều khi người ta muốn trao đổi kinh nghiệm, cùng chia sẻ với người khác sự vinh dự, chứ không phải là muốn vứt bỏ đi. Đương nhiên cũng không được vì thế mà rắp tâm chiếm đoạt vinh dự của người khác. Khi bạn vứt bỏ những tham vọng vô hạn về sự vinh quy, sự chú ý mà trước đây bạn muốn có được từ người khác sẽ được sự yên tĩnh trong nội tâm và lòng tự tin thay thế, mà sự yên tĩnh và tự tin này lại có được từ việc để cho người khác cùng hưởng thụ sự vinh quang với mình


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.