Những Việc Cần Làm Trong Đời Người

6 ĐẾN THĂM CHIẾN TRƯỜNG XƯA, CẢM NHẬN SỰ TANG THƯƠNG VÀ BI TRÁNG



“Than ôi sa mạc mênh mông không bóng người, sông nước vây quanh, núi non hiểm trở. Một mầu ảm đạm thê lương, gió hiu hiu, trời xám ngắt. Cỏ cây xơ xác lạnh thấu xương. Chim vội bay đi, thú chạy bỏ đàn. Đây chiến trường xưa, bao người bỏ mạng. Lúc trời âm u, vang tiếng quỷ khóc”

– “Bài văn viếng chiến trường xưa” của Lý Hoa đời nhà Đường dường như đã miêu tả hết sự bi thảm thê lương nhưng hùng vĩ mà chiến trường xưa để lại cho người đời sau.

Thật là may mắn khi chúng ta được sinh ra trong thời hoà bình, chúng ta không tận mắt chứng kiến được sự khốc liệt của chiến tranh. Nhưng nếu chúng ta về thăm lại Xích Bích năm xưa, đến thăm những chiến trường còn hằn in những vết tích chiến tranh, trong những trận gió, cơn mưa sặc mùi máu, chúng ta sẽ tìm thấy những thứ không bao giờ mất: sự nhận thức về ý nghĩa của sự sống, sự dũng cảm lao vào mũi gươm lưỡi giáo, và khí phách anh hùng thấm đẫm cả dòng sông.

***

Cây giáo của tôi đâu mất rồi, cậu có nhìn thấy nó không. Tôi loay hoay tìm kiếm khắp mọi xó xỉnh trong túp lều doanh trại. Đêm hôm trước khi ra trận, rất nhiều chiến binh mang gươm đao ra mài dưới ánh trăng, dưới ánh trăng sáng với một hòn đá mài và một chút nước, lưỡi đao bỗng chốc trở nên sáng rực. Lưỡi đao này ngày mai nhất định sẽ nhuốm màu máu đỏ, mỗi khi tấn công vào kẻ địch, sẽ lại có một linh hồn ra đi oan uổng nữa.

Cậu có nhìn thấy cây giáo của tôi đâu không? Tôi hỏi một chiến binh đang mài đao.

Không thể bỏ quên trên người kẻ địch được, người chiến binh ngẩng đầu lên ánh trăng chiếu rọi vào đôi mắt sáng như sao của anh ta, tôi nhìn thấy trán anh ta nhẵn bóng, chưa từng hằn in vết thương. Đao của anh ta đã sáng rực từ lâu rồi, vậy mà anh ta vẫn cứ mài không nghỉ. Này người anh em, đao của anh đã sắc lắm rồi. Có thể chém đứt cổ bất kỳ tên địch nào rồi, anh nên nghỉ một chút đi, nghỉ ngơi lấy sức ngày mai còn phải đi trận nữa, tôi nói.

“Ông anh cứ đi tìm giáo của mình đi, tôi không chỉ mài đao không thôi đâu, mà còn đang mài dũng khí nữa đấy”. Người chiến binh trẻ nói.

Dưới ánh trăng sáng lại một đống lửa nữa được đốt lên, khi đi qua đống lửa tôi nhìn thấy lại có một chiến binh nữa đang bắt đầu mài đao. Doanh trại im lìm dưới ánh trăng, mái bạt nhấp nhô lay động trong gió, ánh trăng như một lớp sương dày bao trùm lên tất cả. Tôi bỗng nhớ ra bây giờ đã là mùa thu rồi, chết chóc sẽ diễn ra vào mùa thu, chúng ta đều là những chiến binh đang chờ ngày ra trận và giết giặc.

Nhưng cây giáo của tôi đâu rồi? Cây giáo của tôi lại bị mất đúng vào đêm hôm trước khi ra trận. Cây giáo của tôi không cần mài cũng rất sắc, 3 ngày trước đây nó còn dễ dàng đâm xuyên qua ngực 3 tên địch cơ mà. Máu tươi theo cán giáo chảy xuống tay tôi, bàn tay nhuốm đầy máu của tôi trong gió thu phát ra mùi tanh tanh.

Tôi rất tự hào về cây giáo của tôi, sự vinh quang của nó được đổi bằng sinh mạng của biết bao kẻ địch. Sau này tôi đứng trên bờ sông nhỏ cạnh bãi chiến trường lặng lẽ suy ngẫm, chiến tranh đã kết thúc rồi, tôi không muốn những giọt máu tươi vẫn cứ phải rơi xuống tay tôi nữa. Lúc rửa tay tôi bỗng nhiên cảm thấy buồn nôn, và tôi đã nôn trên chiến trường mà mình vừa chiến đấu.

Lúc đó cây giáo đang nằm ở dưới chân tôi, những thứ mà tôi nôn ra không hề làm cho nó bị hoen ố, dưới ánh trăng nó vẫn lạnh lùng như băng giá. Tôi áp sát má vào mũi giáo, tôi muốn đâm thật đau để xua đi nỗi ô nhục trong lòng.

Tôi sẽ mãi mãi không bao giờ quên mình đã từng nôn mửa.

Cây giáo của tôi đêm nay không cánh mà bay, tôi cứ loay hoay tìm ở trong doanh trại tôi hỏi tất cả những chiến binh đang mài đao, họ đều nói cây giáo của tôi đã bị bỏ quên trên chiến trường rồi. Tôi nhắm mắt lại để hình dung lại hình dáng của cây giáo, trong óc tôi bỗng hiện lên bao nỗi kinh hoàng. Vào lúc trời tờ mờ sáng ngày mai, tôi và đồng đội của tôi sẽ tập kích vào doanh trại của kẻ địch, kết liễu tính mạng của kẻ địch khi chúng còn đang say trong giấc ngủ. Tôi biết lúc đó chắc chắn sẽ có rất nhiều máu tươi chảy xuống, sau nhiều năm sau, doanh trại của kẻ địch sẽ biến thành rừng hoa, mỗi bông hoa đều đỏ rực như máu.

Tôi tìm cây giáo của tôi, đêm trước hôm ra trận tôi là chiến binh tay không duy nhất trong doanh trại. Tôi xuyên qua doanh trại một mình đi đến bãi chiến trường 3 hôm trước. Dưới ánh trăng, việc đầu tiên là tôi phải qua vòng tra xét của những người lính đứng gác. Dưới ánh trăng, tư thế cầm giáo đứng gác của họ như tạc vào đêm tối và cũng vĩnh hằng như mặt trăng trên trời. Tôi nói là tôi đã để quên cây giáo ở trên bãi chiến trường, đêm nay tôi nhất định phải tìm thấy nó, bởi vì trước khi trời sáng tôi còn phải ra trận.

Người lính gác nói với tôi: “anh là binh sĩ duy nhất trong quân đội bị nôn mửa. Sự hèn nhát của anh đã thôi thúc anh phải trốn chạy khỏi chiến trường ngay trong đêm nay”. Làm sao tôi lại có thể làm như thế cơ chứ. Tôi ưỡn ngực lên cố kìm nén nỗi nhục đang trào dâng trong lòng. “Tôi nói với anh là tôi đi tìm cây giáo của tôi, nếu không thì anh cho tôi mượn, ngày mai lúc khải hoàn trở về tôi sẽ trả lại cho anh một cây giáo thật sắc mà tôi lấy được của kẻ địch”.

“Tôi không cần giáo của anh, cũng không thể cho anh mượn cây giáo của tôi được, anh hãy đi tìm cây giáo của anh đi”. Thái độ và sắc mặt của những người lính gác lúc để cho tôi đi lạnh như băng giá. Anh ta nói nếu tôi không tìm được cây giáo của tôi thì đừng có mà quay lại nữa, không tìm được binh khí thì không xứng đáng là người lính.

Tôi nhất định sẽ quay lại, cho dù không tìm được cây giáo. Tôi ngẩng cao đầu bước ra khỏi doanh trại, cảm thấy toàn thân tràn trề sức mạnh, tôi quay mình lại nhìn thẳng vào người lính gác và nói thật to: “Tôi – không – phải – là – kẻ – đào – ngũ”.

Khi chúng ta bước vào một cuộc chiến, giẫm đạp lên xác của cả ta và địch. Chúng ta có thể nhìn thấy vô số chiến binh trước khi ngã xuống đều có những tia máu phun ra thành những đường cong, trên mỗi đường cong đều nở ra một bông hoa bằng máu.

Vào lúc hoàng hôn một buổi chiều đầu thu, có lá cờ giương lên, có lá cờ gục xuống những chiến binh phóng lửa đều đã biến thành lửa, khói lửa nghi ngút làm cay xè mắt. Chúng ta hãy lắng nghe âm thanh của chiến tranh đang vang lên dồn dập, tiếng ngựa hý, tiếng đao kiếm vang lên chua chát, cả sự rung chuyển của mặt đất mỗi khi có một chiến binh ngã xuống. Chúng ta nhìn thấy tất cả các bãi chiến trường đều có những khoảng đất màu đỏ tươi, đôi mắt của chúng ta phải nhìn xuyên qua được lớp khói bụi mới thấy rõ được tốc độ chảy của máu. Nó mãi mãi trong lịch sử trở thành bối cảnh của bức tranh trưng bày ở Kim Lăng – cố đô của 6 triều đại.

Bước vào chiến tranh, thực chất là chúng ta đã bước vào lịch sử, giờ đây những thứ bạn không được lãng quên không chỉ có những chiến binh, chiến mã đã bỏ mạng trên chiến trường mà còn có cả những thứ để han gỉ sau hàng nghìn năm: đao, giáo, cung và tên.

Thực chất không phải chúng ta tìm đến chiến tranh mà là chiến tranh tìm đến chúng ta. Chúng ta không còn sự lựa chọn nào khác, chỉ còn con đường duy nhất là chiến đấu.

Bạn cần phải nhìn thấy sự dũng mãnh và quả cảm của người chiến binh cầm giáo trước buổi sớm mùa thu đó, cây giáo của anh ta chứa chất lời nguyền rủa của biết bao linh hồn vang lên dưới bầu trời bao la, thách thức với tính mạng. Người chiến binh cầm giáo biết rằng mình muốn trở thành anh hùng, quá trình này được hoàn thành trong sự chết chóc. Cây giáo của anh ta đâm xuyên qua ngực từng tên địch một, anh ta quăng xác của kẻ địch vào cái góc của bãi chiến trường, sức mạnh của anh như chẻ tre. Người chiến binh cầm giáo là chiến binh xuất sắc nhất trong trận đánh tập kích trước bình minh, đôi mắt của anh ta dường như nhìn xuyên qua bóng tối, nhìn thấy cả sự sợ hãi trong lòng kẻ địch. Kẻ địch chết vô số nhưng vẫn không ngừng xông lên, người chiến binh cầm giáo nhanh nhẹn như sóc, liên tục tránh những mũi thương đao lao tới tấp, cây giáo của anh ta tuy sắc nhọn, nhưng cũng có lúc không thể đâm thủng được khiên đỡ của kẻ địch. Có lúc đối thủ của anh ta còn hung hãn hơn cả anh ta. Tôi là chiến binh đã từng bị nguyền rủa, tôi sẽ phải bước vào thế giới của quỷ dữ. Trong tiếng gào thét phẫn nộ của người chiến binh cầm giáo vang lên tiếng hồi đáp của vô số linh hồn quỷ sứ, khi ngọn giáo của anh ta chỉ về phía chân trời, những tia nắng đầu tiên đã theo mũi giáo chiếu vào lòng bàn tay anh ta. Ánh nắng đã xua tan lớp khói bụi âm u, tuy chỉ là gió thu vi vu, sự giết chóc dưới ánh nắng vẫn vô cùng bi thảm, tàn khốc. Chúng ta nhìn thấy sau khi ngọn giáo đâm xuyên qua cái khiên mũ máu tươi sẽ phun ra, máu tươi cũng không thể làm mờ mũi giáo, mũi giáo vẫn lấp lánh dưới ánh sáng mặt trời.

Người chiến binh cầm giáo khí thế hiên ngang tung hoành ngang dọc, sau cuộc chiến, tên của anh ta sẽ được lưu truyền trong đội ngũ tất cả các chiến binh.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.