Những Việc Cần Làm Trong Đời Người

60 SẮP XẾP LẠI HÀNH TRANG ĐỜI NGƯỜI – CHỈNH ĐỐN LẠI CUỘC SỐNG, NẮM BẮT NGHỆ THUẬT GIỮ LẠI HAY BỎ ĐI



Hãy hồi tưởng lại (hoặc suy nghĩ về hoàn cảnh cuộc sống hiện tại của mình), bởi vì không thể vứt bỏ, không thể từ bỏ mà chúng ta phải đối mặt với biết bao nỗi khổ triền miên không dứt và đã rơi vào những tình cảnh không ngóc đầu lên được! Những nỗi khổ và tình cảnh tích tụ dường như không thể thoát khỏi này chỉ trở nên nhẹ nhàng và sáng sủa khi chúng ta hiểu được nghệ thuật và trí tuệ của sự vứt bỏ và từ bỏ. Vì thế cuộc sống sẽ đem đến cho bạn một bộ mặt hoàn toàn mới.

***

Nhiều năm nay tôi vẫn cứ muốn thanh lý cái đống tài liệu của tôi – những trang giấy đầy chữ chất đống ở dưới nền nhà, nhét kín cả các giá sách, tủ sách. Ít nhất thì cũng phải 15 năm rồi trong lòng tôi vẫn thầm nhủ: “Không thể cứ chần chừ mãi thế này được, phải xử lý thôi”.

Vào buổi sáng sớm hôm qua tôi đã ra tay. Tôi thuyết phục vợ tôi đưa con ra bãi biển chơi một ngày. Còn tôi thì làm việc một mạch đến tận nửa đêm. Tôi vốn muốn làm việc thâu đêm, nhưng tôi lại làm cho cả nhà bề bộn lên, đồ đạc vứt đầy nhà, phải đi bằng ngón chân mới đi được. Khi mở tủ lạnh ra, tôi giật mình kinh sợ khi nhìn thấy bên trong nào là áo thể thao, nào là tất, lại còn có cả mấy thứ đồ nghề thợ mộc của tôi nữa. Tôi lấy chúng ra để chuyển đến một vị trí khác, nhưng không cẩn thận đã va mạnh vào cái tủ sách thế là những chồng sách ở trên tầng cao nhất rơi lả tả xuống, thi nhau đập vào đầu vào mặt tôi.

Buổi tối, đầu tôi đau và sưng lên, mũi phải dán cao, mắt trái đau nhức hầu như không nhìn thấy gì nữa. Do giẫm vào chiếc dép ở phòng khách và bị trượt chân, nên bị bong gân mắt cá chân. Tôi không hiểu được tại sao cái dép chết tiệt kia lại nằm ở chỗ ấy. Tôi từ lâu đã để ý đến dép là thứ đi khắp mọi nơi, cái kéo cũng vậy. Đôi dép và cái kéo khác nhau ở chỗ: đôi dép rất thích thể hiện mình, khiến cho bạn dường như không thể thiếu được nó, trong khi đó cái kéo thì lại ẩn mình kín đáo.

Điều khiến tôi buồn bực nhất là tôi đã bỏ ra bao nhiêu công sức như vậy nhưng chẳng đem lại được kết quả gì. Tôi định đem tất cả sách vở tài liệu ra xem lại 1 lần để xem cái nào cần thiết thì giữ lại. Vì vậy tôi đã chuyển toàn bộ tài liệu, sách báo cũ, giấy tờ… xuống dưới để xem xem thế nào. Thật không ngờ đây lại là một sai lầm nghiêm trọng: sau 2 tiếng đồng hồ, đống giấy tờ tài liệu chất đầy nền nhà, bừa bộn gấp 3 lần lúc trước. Mới đến gần trưa thì đã không còn chỗ nào để ngồi nữa, tôi muốn đến cái quán cafe ở đầu phố để thư giãn một chút, nhưng cửa phòng bị những đống đồ đạc này chèn chặt không mở ra được.

Vì vậy tôi đã quyết định thay đổi chiến thuật, mỗi lần chỉ xử lý một việc, bắt đầu từ cái hộp giấy nằm ngay trước mắt. Tôi không tài nào cởi được cái nút dây buộc, muốn tìm cái kéo để cắt mà không tìm thấy đâu cả, chỉ nhìn thấy cái dép đáng ghét đó. Trong lòng tôi cơn giận dữ bốc lên, tôi điên tiết ném nó ra ngoài cửa sổ cho bõ tức. Sau cùng tôi đã dùng con dao thái rau ở trong bếp cắt đứt sợi dây buộc, cái thùng giấy vừa được mở ra thì tôi nhìn thấy bên trong toàn là biên lai hóa đơn, những bài viết cắt ở báo ra, những bức thư và cả một cái bánh ngọt nữa.

Tôi đang định ném cả cái thùng giấy này vào rọt rác thì dường như có một sức mạnh vô hình nào đó ngăn tôi lại. Tôi nghĩ mình ném nó đi ngộ nhỡ Nhà nước bỗng nhiên nói là mình còn một khoản thuế nữa chưa nộp, lúc đấy thì biết giải thích thế nào. Tôi tưởng tượng cái cảnh tôi phải đối mặt với nhân viên thu thuế để giải thích rằng tôi đã ném hết những tờ biên lai vào thùng rác rồi… tôi không dám nghĩ tiếp nữa.

Tất cả những bài viết cắt từ báo ra đều là những bài viết vào thập niên 60 và đều rất thú vị. Tôi muốn giữ nó lại để sau này có thời gian đem ra đọc. Nhưng ngày đó vẫn chưa đến. Trên thực tế cái ngày đó có lẽ sẽ không bao giờ đến. Nhưng tôi vẫn quyết định tiếp tục giữ lại số bài viết này, bởi vì biết đâu có ngày các con tôi sẽ cần đến nó.

Tôi muốn quẳng cái đống thư cũ ấy đi, chỉ giữ lại các con tem thôi. Nếu như tôi không đọc lại các bức thư đó thì có lẽ tôi đã quẳng chúng đi rồi. Tôi cứ đọc đám thư đó cho đến tận buổi chiều, sau đó lại rà soát lại 2 tập tài liệu nữa, ngoài một cái hóa đơn của năm 1970 ra, tôi chẳng tìm được cái gì đáng vứt đi cả. Khi tôi di chuyển từ cái tủ sách này sang cái tủ sách kia, lại giẫm phải một chiếc dép còn lại, khiến cho tôi loạng choạng suýt ngã, tôi điên tiết nhặt nó lên và ném ngay ra ngoài cửa sổ để cho nó đi theo người “bạn tình” của nó.

Sau đó tôi mạnh dạn đem cái hóa đơn của năm 1970 và cái bánh ngọt kia ném vào sọt rác, rồi bê cái hộp giấy và những tập tài liệu đặt quay trở lại chỗ cũ. Lúc đó đã là nửa đêm, tôi cảm thấy toàn thân mệt mỏi rã rời nên quyết định tạm dừng công việc lại.

1 giờ sáng, vợ và con tôi mới về đến nhà, căn phòng sau khi dọn xong cũng chẳng khác gì lúc chưa dọn, vẫn như vậy. “Anh mệt sắp chết đến nơi rồi!” tôi nói với vợ tôi. “Hả, anh làm gì mà mệt ra nông nỗi này?”, vợ tôi ngạc nhiên hỏi tôi. “Ngày mai anh sẽ kể cho em nghe sau”, tôi mệt mỏi nói với vợ tôi, “bây giờ anh không muốn nói đến chuyện này”.

“Anh có tài mấy cũng không thể nào đoán ra được em đã nhặt được cái gì trên con phố trước mặt nhà mình đâu!” vợ tôi vui sướng nói với tôi, hai tay giấu ở đằng sau lưng dường như đang cầm 1 cái gì đấy.

“Ôi trời ơi, đôi dép của tôi” tôi sững người ra, suýt nữa thì tức phát khóc lên.

***

Chắc chắn là bạn cũng đã từng dọn dẹp nhà cửa trước khi đón chào năm mới. Khi bạn cho các thứ vào trong thùng hoặc bao, bạn có cảm thấy kinh ngạc là chỉ trong mấy năm qua mà bạn đã tích được nhiều thứ thế này không? Bạn có cảm thấy hối hận là tại sao không sớm sắp xếp, chọn lọc ra những thứ cần thiết rồi loại bỏ những thứ không cần thiết để hôm nay đã phải mệt đến nỗi không đứng lên được nữa không?

Sự ân hận này đã dạy cho rất nhiều người hiểu được một điều là: phải dọn dẹp, chọn lọc loại bỏ những thứ không cần thiết kịp thời, sau này mới đỡ khổ. Tại sao đời người lại không thể như thế này nhỉ? Trong cuộc đời, chả phải là ai cũng đang tích lũy các thứ đó sao? Những thứ này bao gồm: danh dự địa vị, của cải, tình cảm, mối quan hệ, sức khỏe, tri thức v.v… ngoài ra đương nhiên là cũng bao gồm cả sự buồn phiền, u uất, thất bại, suy sụp, áp lực v.v… Tất cả những thứ này, cái cần sớm vứt bỏ thì lại chưa vứt bỏ, cái cần sớm tích luỹ thì lại chưa tích luỹ.

Hãy tự hỏi mình một câu hỏi: có phải là mình ngày nào cũng bận túi bụi và mệt đến nỗi không thể tĩnh tâm để “dọn dẹp” bản thân mình được? ý nghĩa của việc “dọn dẹp” tâm hồn giống như sự “dọn dẹp nhà kho” của các thương nhân. Bạn luôn cần phải hiểu được trong kho còn những cái gì, một số loại hàng hóa nếu như bạn không thể tiêu thụ được theo hạn định, có lẽ một ngày nào đó chúng sẽ tích luỹ lại quá nhiều và sẽ làm bạn vỡ nợ.

Rất nhiều người rất thích cái cảm giác mới hoàn toàn sau khi nhà cửa được quét dọn lại. Sau khi bạn lau sạch những hạt bụi trên cửa sổ và những vết bẩn trên nền nhà, sắp xếp lại các thứ ngay ngắn ngăn nắp.

Bạn sẽ cảm thấy hết sức nhẹ nhõm thoải mái.

Vào những lúc quan trọng trong đời người, chúng ta cũng cần phải kịp thời “quét dọn”. Những bước ngoặt như đi học, xuất ngoại, bắt đầu vào nghề, xây dựng gia đình, sinh con, thay đổi công việc, về hưu… đã buộc chúng ta phải “bỏ đi con người cũ của mình, tiếp nhận con người mới của mình”, phải “dọn dẹp” lại mình một lần nữa.

Tuy vậy nhiều lúc có những nguyên nhân cản trở việc tiến hành “quét dọn” của chúng ta như quá bận, quá mệt, hoặc là sợ rằng sau khi “quét dọn” xong sẽ phải đối mặt với một sự bắt đầu mới lạ. Hơn nữa bạn lại không thể xác định được những cái nào là bạn cần. Bây giờ vứt bỏ đi, ngộ nhỡ sau này cần đến mà không thể tìm được thì biết làm thế nào.

Thực ra “quét dọn” tâm hồn vốn là một quá trình đấu tranh và phấn đấu. Tuy nhiên bạn có thể tự nói với mình là: lần quét dọn này không có nghĩa là đây là lần cuối cùng. Hơn nữa chẳng có ai quy định một lần bạn phải quét dọn sạch sẽ ngay. Bạn có thể mỗi lần quét dọn một chút, nhưng bạn cần phải vứt bỏ ngay lập tức những thứ làm liên luỵ đến bạn.

Ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời, những thứ mà chúng ta vẫn học đều là dùng phép tính cộng để đối phó với các bài toán của cuộc sống. Từ sự ăn uống trưởng thành trên mặt sinh lý, sự được yêu và được quan tâm trên mặt tình cảm, sự không ngừng học tập hấp thụ trên mặt kiến thức cho đến sự tích luỹ tăng trưởng trên mặt thành tựu. Lâu nay chúng ta vẫn luôn không ngừng tích luỹ cả những thứ hữu hình và vô hình, để làm cho mình giàu có đầy đủ và lớn mạnh. Chúng ta tin rằng lúc mà trên mọi phương diện chúng ta đều to lớn như cây đại thụ, thì cũng là lúc chúng ta tiến rất gần đến thế giới vui sướng và giàu có.

Nhưng những ý nghĩ thế này đôi khi lại trở thành nhân tố chính giữ chân chúng ta làm cho chúng ta khốn đốn và trì trệ. Bởi vì phép tính cộng không phải là phương pháp duy nhất để đối phó với các bài toán trong cuộc sống, đôi khi bạn cần phải dùng “phép trừ” mới giải được. Cái gọi là “phép trừ” chính là nghệ thuật vứt bỏ và từ bỏ.

Đời người giống như một chuyến đi du lịch. Bạn có thể kê khai ra một tờ giấy và quyết định xem trong cái ba lô của mình nên đựng những thứ gì thì mới giúp bạn đạt được mục đích. Nhưng hãy ghi nhớ là, mỗi khi dừng lại ở một nơi nào đó thì cần phải thanh lý lại những thứ trong ba lô: cái gì cần giữ lại thì giữ, cái gì cần vứt đi thì hãy vứt đi để cho cái ba lô nhẹ đi như vậy bạn mới cảm thấy nhẹ nhàng và 


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.