Những Việc Cần Làm Trong Đời Người

72 TRỞ THÀNH MỘT TÌNH NGUYỆN VIÊN HOẶC VÔ TƯ GIÚP ĐỠ NHỮNG NGƯỜI KHÓ KHĂN



Sau cùng con người cần phải tự khẳng định mình về mặt đạo đức, cần phải thông qua xã hội để chứng minh mình là tín đồ của lòng nhân ái chứ không phải vì lợi lộc. Khi con người làm tốt việc này, một thế giới lý tưởng sẽ được xuất phát từ ý chí nguyện vọng trong nội tâm của họ chứ không phải là mệnh lệnh của họ. Nếu như xuất phát từ mệnh lệnh thì hành vi sẽ bị biến tướng, sẽ trở thành một sự phiền phức nằm ngoài cái gọi là tự mình. Chỉ có những việc làm lương thiện xuất phát từ nội tâm thì mới khơi dậy niềm vui mãnh liệt về đạo đức và mới có được sức mạnh tinh thần lâu dài. Chỉ có người tình nguyện thực sự mới cảm thấy bản thân mình có ích đối với người khác, cảm nhận được sự thực hiện giá trị của mình.

***

Tuần trước tôi phải ở nhà một mình, trong tay tôi có 2 vé xem biểu diễn âm nhạc tối thứ 6. Tôi gọi điện cho bạn thân của mình, thật là không may: người thích âm nhạc thì lại không có thời gian, còn người có thời gian thì lại không thích âm nhạc cổ điển.

Vé vào xem biểu diễn không đắt lắm – tôi cũng có thể bỏ đi một chiếc để một mình xem cũng được, nhưng tôi cứ cảm thấy có cái gì đó dường như đang níu tôi lại, bảo tôi không được làm như thế.

Suốt một buổi sáng tôi cố gắng không nghĩ đến chuyện này nữa. Chiếc vé vào cửa nằm bơ vơ trong cái ví của tôi, tôi cố gắng tránh không để ý đến nó nữa, nhưng đến giữa trưa thì tấm vé này dường như đã nặng đến hàng tấn, nó tạo nên sức ép làm cho tôi ngột thở. Sau cùng tôi quyết định lên xe đến cái viện dưỡng lão gần nhà. Khi bước vào phòng trực ở tầng 2 thì tôi nhìn thấy hộ lý trưởng. “Ở đây có ai thích âm nhạc có thể đi được, không ngại đi xem biểu diễn nhạc cổ điển với một người không quen không?” Tôi hỏi.

Mấy vị hộ lý nhìn nhau rồi bắt đầu thảo luận xem ai là người thích hợp đi xem.

Alan? George? Flosy? Sau một hồi mọi người đều nhất trí Alan là thích hợp nhất. Chúng tôi tìm thấy bà ở nhà ăn, nhưng bà lại từ chối nói: “Không được, tôi không muốn đi”, giọng bà có vẻ sợ sệt.

Sau đó chúng tôi quyết định đi tìm Flosy.

Khi chúng tôi đến phòng của Flosy thì nhìn thấy bà đang ngồi trên chiếc xe lăn, 2 tay thả lỏng trên đầu gối. Năm nay bà khoảng 80 tuổi, đôi mắt dường như không còn nhìn thấy rõ nữa, bà đi đôi giầy vừa to vừa thô lại vừa nặng, cái đế của nó phải dày đến hàng chục phân.

“Bà Flosy, cậu thanh niên trẻ này có một chiếc vé xem biểu diễn âm nhạc tối nay, cậu ta muốn mời bà đi xem cùng” người hộ lý nói với bà ta.

Tôi bật cười vì câu nói của người hộ lý, chỉ có ở viện dưỡng lão tôi mới bị gọi là cậu thanh niên trẻ.

Bà Flosy quay mặt lại, bà nhìn chằm chặm vào mặt tôi qua cặp kính lão dày cộp.

“Vậy hả, đi được, đã lâu rồi tôi không đến chỗ đông người” bà nói.

Chúng tôi nói chuyện về âm nhạc một lát, bàn về những khó khăn có thể gặp phải khi lên xuống xe, sau đó hẹn giờ đến đón bà, mọi việc xong xuôi tôi lên xe rời viện dưỡng lão về nhà,

7h30 tối tôi lái xe đến viện dưỡng lão. Trời đã tối, bà Flosy đã ăn mặc chỉnh tề và ngồi trên chiếc xe lăn đợi tôi đến. Bà đeo đôi găng tay len màu xanh, trong tay đang cầm một chiếc ví, tôi chào người hộ lý xong, chúng tôi liền xuất phát ngay.

Mọi việc diễn ra rất thuận lợi, bà Flosy lên xe mà không gặp phải khó khăn nào đáng kể, chiếc xe lăn của bà được cho vào trong cốp xe phía sau. Khi đến nơi một nhân viên của nhà hát đã giúp tôi đẩy xe lăn đưa bà Flosy vào phòng chờ, còn tôi thì đi tìm chỗ để xe.

Bà Flosy đã quyết định ngồi trên chiếc xe lăn xem biểu diễn. Chỗ ngồi của tôi giáp với lối đi, như vậy là bà có thể áp chiếc xe lăn vào bên cạnh chỗ tôi. Trước khi những chiếc đèn trên sân khấu tắt đi, chúng tôi đã nói chuyện với nhau, nói về những nhân vật và những thành phố mà 2 bên đều biết. Khi tiếng nhạc vang lên, tôi đọc cho bà nghe từng chi tiết – Johann Sebastian, Antonin Drorak, Beerthoven, Verdi Ginsppe…

Buổi hoà nhạc chính thức bắt đầu. Trong vòng một tiếng rưỡi đồng hồ, bà Flosy cứ ngồi im lặng, đôi mắt bà không rời khỏi sâu khấu, dù là chẳng nhìn rõ cái gì cả. Bà lắng nghe những giai điệu âm nhạc trầm bổng du dương, thỉnh thoảng một nụ cười lại xuất hiện trên khoé miệng của bà. Từ đầu chí cuối, đôi găng tay vẫn cứ nằm trên đôi tay bà, cái ví tiền cũng không rời khỏi tay bà.

Buổi hoà nhạc đã kết thúc. Khi những tiếng vỗ tay dần dần lắng xuống, bà hỏi tôi có thể đưa cho bà một tờ nội dung chương trình được không, “bà không nhìn thấy, nhưng bà rất muốn có một tờ” bà nói với tôi.

Sau đó chúng tôi lên xe, tôi đưa bà trở về viện dưỡng lão. Bà cảm ơn tôi đã mời bà đi xem. Người hộ lý nói vui mấy câu rồi đẩy chiếc xe lăn đưa bà trở về phòng, bóng 2 người mất hút vào màn đêm tối. Bà vẫn cứ đeo đôi găng tay, đôi tay bà đặt lên trên chiếc ví, dưới chiếc ví là tờ nội dung buổi hoà nhạc tất cả đều nằm trên đầu gối bà.

Tình nguyện viên không bao giờ vì mục đích lợi lộc, họ là những người cống hiến thời gian, trí lực, thể lực và cả tài sản của mình cho người khác và xã hội. Họ tham gia vào việc xóa đói giảm nghèo, giúp đỡ người nghèo khó, xây dựng văn minh khu dân cư, bảo vệ môi trường, các hoạt động và phương thức xã hội khác. Hàm ý của “tình nguyện viên” và công việc của họ là: cống hiến thời gian và sức lực, cống hiến kỹ thuật và tài năng, điều quan trọng hơn cả là cống hiến tấm lòng nhân ái. Tình nguyện viên không chỉ dùng đôi tay và bộ não mà còn dùng cả tấm lòng để giúp đỡ người khác. Ý nghĩa sự phục vụ của họ là hết sức to lớn vượt xa bản thân sự phục vụ. Họ giúp những người khác khắc phục nhược điểm của bản thân, đem lại cho người khác sự tự tin và niềm hy vọng. Đồng thời, “cống hiến” và “cùng hưởng” là nguyên tắc của họ. Tình nguyện viên phục vụ không phải là sự ban ơn của những ông nhà giàu tốt bụng đối với người nghèo, mà nó là sự lựa chọn cống hiến cho xã hội, phục vụ người của mọi tầng lớp người cần được giúp đỡ. Cho tặng và báo đáp để làm tăng thêm sự tín nhiệm và bao dung giữa con người với con người, là nền móng để xây dựng xã hội công bằng ổn định.

Giá trị và ý nghĩa của tình nguyện viên không thể dùng tiền bạc mà đo, cái mà nó đem lại là hương thơm và sự ấm áp cho nhân gian không tiền bạc nào có thể mua được, đó là quan tâm và giúp đỡ, tình hữu nghị và sự cảm thông.

Trước tiên hãy quyết định xem đối tượng nào mình quan tâm, và quyết định mình cần phải mất bao nhiêu thời gian – cho dù một tháng chỉ có một tiếng cũng không sao – sau đó thì quyên tặng khoảng thời gian này, ngoài niềm vui mà bạn có được, thì đừng bao giờ hy vọng vào bất cứ sự báo đáp bằng vật chất nào khác.

Trở thành tình nguyện viên cũng có nghĩa là cần bỏ ra thứ quý giá nhất của đời người đó là thời gian. Hãy nói với chính mình và mọi người là bạn rất coi trọng sự chia sẻ này. Ngoài ra làm như vậy còn có thể tăng thêm mối liên hệ giữa bạn và xã hội. Cảm thấy mình thuộc về một tập thể lớn hơn cá nhân mình hoặc gia đình mình là một cảm giác hoàn toàn mãn nguyện.

Xét trên nhiều phương diện, bỏ ra thời gian là sự đáp lại món quà mà ngày nào chúng ta cũng nhận được nhưng chúng ta hầu như đều cho rằng lẽ đương nhiên – cuộc sống. Nếu như muốn biểu thị chúng ta là một bộ phận của một đoàn thể lớn, muốn biểu thị giữa chúng ta đều có điểm chung, thì việc bỏ ra một chút thời gian chỉ là một cách thức quá nhỏ bé. Nhưng khi bạn bỏ ra thời gian để làm tình nguyện viên thì có nghĩa là bạn khẳng định sự thuộc về đoàn thể của bạn.

Bắt đầu từ ngày hôm nay, bạn hãy ngồi xuống để xem lại xem những đối tượng bạn chọn có cần đến sự giúp đỡ của bạn không. Họ nhất định sẽ rất vui khi có được sự giúp đỡ của bạn. Trên thực tế, khi bạn xuất hiện ở nơi cần sự giúp đỡ, bạn sẽ có cảm giác dường như bạn là một trong những người quan trọng nhất trên thế giới này.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.