Những Việc Cần Làm Trong Đời Người

83 NÓI “KHÔNG” VỚI NGƯỜI BẠN CẢM THẤY KHÓ TỪ CHỐI NHẤT



Bạn đã từng rơi vào tình cảnh này chưa: rõ ràng là mình muốn nói “không” với anh ta, nhưng lúc ấy lại không sao nói ra được từ này, về đến nhà càng nghĩ càng cảm thấy buồn bã: “Đúng ra phải từ chối thẳng luôn lúc ấy”, “mình sao lại vô dụng thế nhỉ, không dám nói ra sự thật lòng mình”. Bạn cứ tự trách mình, cảm thấy hối hận lúc đó đã không làm như thế, sau này trở nên lo lắng ủ rũ, lâu dần sẽ không tài nào giải toả được.

Tại sao bạn lại không thể nói “không”? Bởi vì bạn không muốn làm mất lòng người đó!

Nhưng khi chúng ta phải chịu thiệt thòi ấm ức để cho người khác được vui thì họ đâu có ý tốt báo đáp bạn xứng đáng, thậm chí đã quen lợi dụng bạn rồi. Lâu dần bạn sẽ bắt đầu đầy bụng ấm ức, oán thán ngày đêm, điều này không chỉ có lỗi với chính bản thân bạn mà còn liên luỵ đến cả những người xung quanh, bởi vì sự không vui của bạn sẽ khiến cho mọi người cảm thấy áp lực.

Vậy thì cần phải nắm được chừng mực giữa “có” và “không” như thế nào? Thực sự là nhiều lúc nói “không” không hề đơn giản chút nào cả.

***

Đốc Hành (tiếng Hán có nghĩa là: Ngoan ngoãn làm theo) năm nay con đã 13 tuổi rồi nhỉ. Con cũng đã cao ngang với mẹ con rồi, ai cũng khen con là “ngoan ngoãn vâng lời” – bất luận là ai, bảo con làm gì, con đều nói: “Vâng ạ”, sau đó thì chăm chỉ đi làm, nếu như hỏi ý kiến con hoặc để cho con lựa chọn thì con lại chẳng cần suy nghĩ gì cả mà trả lời ngay “tùy ạ”.

Cảm giác của mẹ con cũng luôn rất tốt. “Con thực sự làm mẹ đỡ được rất nhiều rắc rối”.

Hôm đó bỗng có một người đàn ông trung niên khoảng 40 tuổi miệng gào thét xông thẳng vào nhà mình: “Thằng con yêu quý của bà làm hỏng vườn cây giống của nhà tôi rồi!”. “Ông nói đùa thế nào ấy, con tôi mà lại làm chuyện ấy à?” mẹ con hoàn toàn không tin vào chuyện đó nên đã đuổi thẳng người đàn ông ấy ra khỏi nhà. Sau bữa cơm tối, mẹ con mới nhớ đến chuyện “bịa đặt” kia nên rất tự tin hỏi con một câu cho có chuyện. Nhưng con lại ấp úng trả lời, câu trả lời của con khiến cho bố mẹ không thể nào tin được: “Con, con biết như thế là không tốt, nhưng đám Trần Tinh cứ kéo con đi”.

“Con muốn nói không, nhưng không tài nào mở mồm ra được” con giải thích với bố bằng một vẻ thật đáng thương.

Lúc đó mẹ con mới ý thức được từ xưa đến nay con luôn được mọi người khen là ngoan ngoãn vâng lời đã tạo nên một sự nguy hiểm tiềm ẩm cho con: một mực làm theo lời người khác, môi trường và người khác đã ảnh hưởng đến con quá lớn rồi đến mức không còn biết được đúng sai nữa!

Tội này chưa qua thì tội kia đã đến, 2 ngày sau lại có một phụ huynh tìm đến tận nhà nói là con và mấy đứa trẻ nữa đã bắt nạt con gái nhà người ta.

Con vẫn nói cái câu nói cũ rích “con biết là không tốt, nhưng chúng nó cứ lôi con đi..”, “Thôi đi, đừng nói nữa” lúc đó mẹ con cảm thấy không tài nào chịu đựng được nữa rồi, bố cần phải dạy cho con biết nói không”, dạy cho con biết từ chối. “Đốc Hành, con đã thường xuyên cùng với người khác làm chuyện xấu, vậy thì sau này con không được chơi với đám Trần Tinh, Vương Cương nữa. Nếu như mẹ còn thấy con chơi với đám ấy, thì mẹ sẽ đánh đòn, đám bạn ấy đều là chí cốt của con nên mẹ con không còn cách nào khác ngoài việc làm như vậy với con”.

“Vâng ạ” con đồng ý ngay, nhưng xem ra có vẻ hơi miễn cưỡng. Buổi trưa khi con vừa đi học về đến nhà thì mẹ con liền đánh cho con một trận nên thân vì mẹ con đến trường thì phát hiện ra con đang nói chuyện với thằng Vương Cương.

Buổi chiều con vừa đi học về mẹ con liền nện ngay cho con một trận nữa. Bởi vì mẹ con tuy không đến trường nhưng đoán là con vẫn tiếp tục nói chuyện với chúng.

Liên tiếp mấy ngày sau mẹ con tuy không đến trường nhưng vẫn liên tục nện con và vẫn với cái lý do đó.

Đốc Hành, mẹ con làm như vậy có phải là hơi quá không? Đánh con chỉ bởi vì “có lẽ như vậy”. Thực ra mẹ con đang ép con đưa ra kháng nghị đối với hành vi của bố: “Con thấy không muốn, cho rằng không đúng, thì hãy nói không” cho dù với cả bố mẹ.

Con à, mẹ con thực sự không muốn con cứ luôn nhân nhượng người khác một cách vô nguyên tắc rồi làm chuyện xấu, rồi đánh mất mình.

Con ạ, con cần phải học cách “nói không”, học cách từ chối.

***

Khi một người có thể khắc phục được tâm lý “ngại từ chối” và có đủ khả năng “từ chối người khác” thời gian tiết kiệm được từ điều này là rất khả quan. Trên thực tế người vượt qua được trở ngại tâm lý “ngại từ chối” và có đủ kỹ xảo từ chối là không nhiều.

Nguyên nhân của sự “ngại từ chối người khác” không ngoài những điểm sau đây:

  1. Chấp nhận sự nhờ vả dễ hơn là từ chối sự nhờ vả. Nếu như chỉ vì ham cái “dễ” này thì có thể sẽ phải trả giá đắt vì lực bất tòng tâm, gánh vác không nổi. Vì vậy đứng trước sự nhờ vả, trước tiên phải xem xét kỹ hậu quả của tiếp nhận và từ chối. Có quan trọng không? Có giúp ích gì cho việc thực hiện mục tiêu của mình không? Sẽ phải trả giá thế nào? Nếu như từ chối sẽ phải gánh chịu hậu quả ra sao? Sau khi tiến hành phân tích kỹ lưỡng đối với “vốn và lãi” này rồi hãy quyết định tiếp nhận hay từ chối.
  2. Muốn làm một người tốt được nhiều người yêu quý thì bất kể sự từ chối nào cũng đều là đắc tội, nhưng bạn chỉ cần và chỉ có thể có được sự yêu quý những người thấu tình đạt lý, bạn không thể có được sự yêu quý của kẻ ngang ngược. Một khi việc họ nhờ mà bạn không làm được, thì sự yêu quý mà bạn muốn có sẽ tan thành mây khói.
  3. Sợ rằng từ chối sẽ chọc giận đối phương dẫn đến trả thù Từ chối có thể sẽ dẫn đến không vui hoặc chọc giận đối phương, nhưng cũng không thể vì thế mà đồng ý. Nếu như có kỹ xảo từ chối, sẽ giảm thiểu thậm chí tránh được lo ngại này.
  4. Không biết được là từ chối người khác cũng có thể đem lại điều tốt. Thực ra người bị từ chối còn có thể có được điều tốt. Từ chối là một sự biểu hiện “làm theo năng lực”, có một số việc để cho người khác làm sẽ thích hợp hơn, hoặc chính bản thân người cần nhờ làm thì tốt hơn. Từ chối có lợi cho hành vi nghĩ lại và xem xét lại bản thân mình của người muốn nhờ vả.
  5. Không biết phải từ chối như thế nào

Bạn cần giải quyết theo kỹ xảo. Bạn nên làm như sau:

Kiên trì lắng nghe yêu cầu của đối phương. Cho dù đối phương mới nói được một nửa thì bạn đã biết ngay là không thể không từ chối, nhưng để hiểu thấu dụng ý của anh ta và biểu thị sự tôn trọng đối với người muốn nhờ vả mình, bạn phải chăm chú lắng nghe anh ta nói.

Nếu như không thể quyết định được có nên từ chối ngay lập tức hay không, bạn cần phải nói rõ cho đối phương biết là bạn cần phải suy nghĩ kỹ, và nói cho họ biết đích xác thời điểm đưa ra câu trả lời, để tránh cho đối phương hiểu lầm là bạn lấy cớ suy nghĩ để thoái thác.

Khi từ chối sự nhờ vả cần phải tỏ ra niềm nở nhiệt tình, tốt nhất là cảm ơn họ đã nghĩ đến bạn sau đó thì tỏ ra rất lấy làm tiếc và xin lỗi. Nếu như bạn xin lỗi quá mức cần thiết, đối phương sẽ tưởng lầm bạn thực sự cảm thấy thiếu nợ người ta, vì vậy họ sẽ tiếp tục tìm cách ép bạn.

Khi từ chối cũng cần phải thể hiện thái độ kiên định, đừng để cho đối phương cảm thấy có hy vọng thuyết phục được bạn.

Tốt nhất là nói ra lý do từ chối. Một khi nói ra lý do rồi thì chỉ cần nhắc lại câu từ chối mà không nên thanh minh biện luận với họ.

Tuy nhiên không phải tất cả mọi sự từ chối đều phải nói ra lý do, ví dụ như đối với người nhiều lần nhờ vả thì chỉ cần ôn hòa nói: “Xin lỗi, lần này tôi không thể nào giúp được, mong bạn thông cảm cho”, làm như vậy thông thường thì sẽ không dẫn đến hậu quả xấu.

Bạn cũng hiểu là điều mà bạn từ chối là sự nhờ vả của anh ta chứ không phải là con người anh ta.

Sau khi từ chối, nếu như cần thiết và có thể thì hãy giúp bằng cách khác tối kỵ thông qua người thứ 3 để từ chối, bởi vì làm như thế này có thể sẽ khiến cho bạn trở nên yếu mềm, hoặc khiến đối phương tưởng rằng bạn không chân thành.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.