Chiêu Bài Quản Lý Vàng Của Bill Gates

2. NGẮM CHUẨN THỊ TRƯỜNG TOÀN CẦU



Sau khi được khai thác thành công, sản phẩm mới của Microsoft sẽ được sản xuất theo nhiều bản với nhiều ngôn ngữ khác nhau, mục đích của Microsoft chính là phổ cập sản phẩm của mình đến khắp mọi nơi trên thế giới. Microsoft ngắm chuẩn thị trường toàn cầu, có thể nhìn thấy được con mắt hơn người của Microsoft.

Microsoft đã giành được ưu thế trên thị trường phần mềm toàn cầu nhờ vào hai phương pháp, một là “biên độ” sản phẩm, hai là “mức độ” sản phẩm. Về mặt “biên độ”, Microsoft thông qua sự đa dạng các sản phẩm, thông qua các sản phẩm đa chức năng để tranh giành thị trường. Về “mức độ”, Microsoft không ngừng khai thác các sản phẩm mới, các sản phẩm này ngày càng có tính ứng dụng cao, hấp dẫn khách hàng. Với hai phương pháp này, sản phẩm của Microsoft đã nhanh chóng lan rộng khắp thế giới.

Bill Gates thường nói với nhân viên của mình rằng, muốn đứng vững trên thị trường toàn cầu, Microsoft luôn phải đi trước các công ty khác. Khi bạn dừng lại, nhìn lại quãng thời gian phát triển trong quá khứ, bạn sẽ phát hiện Microsoft đã tiến bộ hơn nhiều. Bill Gates dám đánh cược lớn hơn đối với tương lai của Microsoft, đó cũng là một nguyên nhân khiến Microsoft có thể không ngừng tiến bộ. Không nên chỉ nhìn vào những thứ có trước mắt mà phải nghĩ nhiều hơn nữa đến tương lai.

Dos là một ví dụ điển hình. Từ khi Dos ra đời, phần mềm hệ thống này đã tạo ra cơn sốt trên thị trường, nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường phần mềm hệ thống toàn cầu. Có người hỏi, tại sao Microsoft không tiếp tục nâng cấp Dos mà lại bắt đầu khai thác hệ điều hành Windows mới? Nguyên nhân là vì sự xuất hiện của phần mềm văn phòng đã đặt dấu chấm hết cho Dos. Sự xuất hiện của phần mềm văn phòng Word, Excel… đã thúc đẩy Microsoft phải thay đổi phần mềm hệ thống.

Để triển khai một thế tiến công mới, Microsoft bắt đầu một cuộc hành trình dài của Windows. Mặc dù khi hệ điều hành Windows mới được đưa ra, thị trường có vẻ không đón nhận lắm, nhưng sau vài lần cải tiến, sản phẩm của Microsoft đã thể hiện được sức hấp dẫn mạnh mẽ của nó. Ví dụ: khi Microsoft đưa ra sản phẩm Windows 1.0 và Windows 2.0, hai bản này có kết cấu đơn giản, chức năng đơn nhất, rất khó đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, cũng không khác mấy so với hệ điều hành Netware của công ty Novell. Sau đó, Microsoft đưa thêm vào hệ điều hành Windows phần mềm xử lí chữ và phần mềm bảng điện tử, hệ điều hành Windows của Microsoft bắt đầu thể hiện được ưu thế của mình.

Sau này, Microsoft tiếp tục đưa vào hệ điều hành Windows các phần mềm tổ hợp văn phòng, phần mềm kế toán và các phần mềm đa phương tiện khác. Từ đó, hệ điều hành Windows của Microsoft không còn đối thủ cạnh tranh.

Cùng với thời gian, sản phẩm của Microsoft không ngừng đổi mới chức năng, đó chính là bí quyết chiến thắng của sản phẩm Microsoft. Ngoài ra, sản phẩm của Microsoft thao tác đơn giản, người dùng cũng dễ dàng học cách sử dụng, bởi vậy, trong ngành phần mềm máy tính của Mỹ, sản phẩm của Microsoft nhận được rất nhiều lời nhận xét, bình luận tốt. Những sản phẩm của Microsoft không những tính năng được nâng cao mà còn giành được thị trường đầu tiên.

Hệ điều hành Windows của Microsoft là một sản phẩm ưu việt, đem lại cho Microsoft nhiều lợi nhuận. Để khai thác Windows 1.0, Microsoft đã tiêu tốn thời gian cả một năm của hơn 50 nhân viên khai thác phần mềm, đến cuối năm 1985, Microsoft chính thức công bố giá bán là 100 đô la Mỹ. Windows 1.0 được khai thác dựa trên MS – Dos 2.0, bộ nhớ trong 256K, độ phân giải màu là 256. Windows 1.0 có giao diện hình hóa, hỗ trợ thao tác bằng chuột và thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng một lúc. Giao diện cơ bản nhất trong Windows 1.0 là cửa sổ. Ngoài ra, Windows 1.0 còn bao gồm một số chương trình ứng dụng mà hiện nay vẫn còn được sử dụng trong hệ điều hành Windows, ví dụ như máy tính, đồng hồ, lịch…

Không lâu sau, Microsoft lại tiến hành cải tiến Windows 1.0, đưa ra Windows 2.0. Có thể nói, sự xuất hiện của bộ vi xử lí Intel 286 đã đẩy nhanh sự xuất hiện của Windows 2.0 trên thị trường. Bộ xử lí Intel 286 có khả năng nâng cao tốc độ xử lí, mở rộng bộ nhớ trong, đối với một số chức năng thông dụng, Microsoft đã thiết kế các phím nóng và tổ hợp phím.

Tháng 5 năm 1990, Windows 3.0 được đưa ra thị trường. Windows 3.0 có giao diện đơn giản, thao tác thêm cá tính hóa, cuối cùng đã giành được sự tín nhiệm của khách hàng. Để mở rộng hơn nữa thị phần, Microsoft lần lượt đưa ra các phiên bản Windows 3.0 với nhiều ngôn ngữ khác nhau. Việc này đặt nền móng cho việc khai thác thị trường ở các nước không nói tiếng Anh sau này. Khi đó lại có bộ xử lí Intel 386 tiên tiến hơn, khiến Windows 3.0 như hổ thêm cánh. Windows 3.0 không những có chức năng hệ điều hành 32 số mà hiệu quả hiển thị hình ảnh cũng được cải thiện rất nhiều. Windows 3.0 còn tương thích với phần cứng máy tính, chỉ cần lắp chương trình khởi động tương ứng là có thể yên tâm sử dụng.

Microsoft có thể làm mưa làm gió với hệ điều hành Windows cũng là nhờ vào Dos. Dos không những giá thấp mà chức năng lại tốt. Việc này khiến cho việc máy tính có thể vận hành một cách dễ dàng đã trở thành hiện thực. Cuối những năm 80 của thế kỷ 20, sự xuất hiện hàng loạt các phần mềm mới khiến cho Dos không còn đường tiêu thụ, thế là Microsoft bắt đầu khai thác hệ điều hành Windows. Dù các đối thủ cũ đã vượt qua Microsoft về phương diện Dos nhưng về phương diện thị phần, Microsoft vẫn chiếm ưu thế, vì hệ điều hành Windows đã nhanh chóng tương thích với rất nhiều chức năng của Dos.

Tuy nhiên, Dos thực sự phải đối mặt với việc phải rút khỏi thị trường khi phần mềm Excel 2.0 ra đời. Ngành phần mềm máy tính rất quan tâm đến phần mềm Excel 2.0, chức năng của nó rất hoàn hảo. Sự thành công của Excel 2.0 cũng là thành công của hệ điều hành Windows, nó khiến cho hệ điều hành Windows đứng vững trên thị trường phần mềm hệ thống. Do Dos không đáp ứng được mặt này nên cuối cùng nó sẽ phải rút khỏi thị trường phần mềm.

Excel cũng là phần mềm bảng hiện nay bán rất chạy. Phần mềm Word hiện nay chúng ta thường sử dụng là phần mềm xuất sắc sau này của Microsoft. Khi Microsoft mới đưa ra phần mềm Word, do nguyên nhân từ bản thân Microsoft mà Word không tạo ra được làn sóng mới, dù sau này Microsoft đã có rất nhiều cải tiến song không có nhiều khởi sắc.

Còn bộ phần mềm Office mà Microsoft đưa ra hiện nay chính là sự tấn công của Microsoft đối với các đối thủ cạnh tranh. Microsoft đã kết hợp rất hoàn hảo bộ phần mềm Office và hệ điều hành Windows, như vậy vừa nâng cao được tỉ lệ thị phần trên thị trường phần mềm, vừa khiến hệ điều hành Windows có thể xưng bá trên thế giới. Còn phần mềm Office chúng ta sử dụng hiện nay còn được thêm vào những kỹ thuật mới, khiến cho chức năng ứng dụng của những phần mềm này càng thêm toàn diện.

Mỗi ngày Microsoft đều đang đẩy nhanh tốc độ đổi mới sản phẩm, đặt nền móng cho chiến lược toàn cầu của Microsoft.

Bước vào thế kỷ 21, cùng với việc ngắm chuẩn được thị trường toàn cầu, Microsoft cũng gặp phải một khó khăn rất lớn. Từ “Vụ án lũng đoạn” ở tòa án Mỹ, dư luận cũng đưa ra nhiều tin khác nhau về Microsoft. Chính vào lúc này, Bill Gates về hưu. Microsoft cũng như mọi lần, không chịu lùi bước. Bên ngoài cho rằng việc Bill Gates về hưu là để “lùi một bước để tiến hai bước”.

Lúc này, Microsoft phải đối mặt với nhiều áp lực, nội bộ Microsoft hoang mang, còn các đối thủ cạnh tranh thì vui mừng. Trong tình hình đó, Steve Balmer – người sắp kế nhiệm không làm Bill Gates thất vọng, ông đã tuyên bố một cách quyết đoán phương hướng phát triển của Microsoft trong thế kỷ mới, đó là tạo ra “Microsoft.net”.

“Net” có nghĩa là mạng lưới, chỉ mạng Internet. Điều này cũng chỉ ra mục tiêu phát triển của Microsoft trong thế kỷ mới. Microsoft không còn lấy Microsoft làm trung tâm như truyền thống, mà cố gắng dốc sức phát triển mạng Internet.

Hiện nay, mạng Internet đã phủ khắp toàn cầu, xâm nhập vào cuộc sống của mỗi chúng ta. Bởi vậy, Bill Gates lấy Internet làm trung tâm, tỏ rõ chiến lược toàn cầu của ông. Bill Gates cho rằng, sự phát triển của mạng Internet đem lại rất nhiều tiện ích cho các doanh nghiệp và mỗi cá nhân, mà mục tiêu của Microsoft chính là đưa tất cả các sản phẩm của mình vào “Microsoft.net”, đó vừa là một hệ thống sản phẩm, vừa là một hệ thống dịch vụ sản phẩm, khách hàng có thể thông qua “Microsoft.net” để đặt mua các sản phẩm mình cần, cũng có thể thông qua “Microsoft.net” để có được sự ủng hộ và dịch vụ về sản phẩm.

Theo lộ trình trong thế kỷ mới của Microsoft, kế hoạch lớn này đã bắt đầu được tiến hành. Quá trình phát triển mấy chục năm trong quá khứ, Microsoft luôn thể hiện những ý tưởng phi thường của mình, điều này cũng dự báo Microsoft sẽ thực hiện được mục tiêu trong thế kỷ mới một cách thuận lợi. Khi Microsoft công bố kế hoạch mới, có người đã nói như thế này: Bill Gates lùi một bước nhỏ còn Microsoft lại tiến lên một bước lớn.

Không lâu nữa, có thể chúng ta sẽ nhìn thấy một thế giới như thế này, đâu đâu cũng thấy máy tính có cài hệ điều hành Windows, còn máy tính nội bộ thì lại chạy trên “Microsoft.net”.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.