Chiêu Bài Quản Lý Vàng Của Bill Gates

6. TỰ TẠO RA QUAN ĐIỂM DÙNG NGƯỜI, LÀM MỘT NHÀ QUẢN LÝ CHUYÊN NGHIỆP



Microsoft có mấy trăm nghìn nhân viên, muốn quản lí tốt một đội ngũ lớn như vậy không phải là một chuyện dễ dàng. Bill Gates đã không hổ danh là một nhà quản lí chuyên nghiệp hoàn hảo.

“Nghi nhân bất dụng, dụng nhân bất nghi”, “Tri nhân thiện dụng”, đó đều là những đạo dùng người của người xưa. Những đạo dùng người này cũng được thể hiện khá rõ nét ở Microsoft. Bởi vậy, ở Microsoft, các nhân viên đều có thể phát huy hết năng lực của mình, được đặt đúng chỗ.

Đầu những năm 80 của thế kỷ 20, Microsoft đã chiếm lĩnh thị trường hệ điều hành của máy tính cá nhân, đồng thời quyết định tiến công vào lĩnh vực phần mềm ứng dụng. Bill Gates quyết định đưa Microsoft từ con đường phát triển đơn nhất là khai thác phần mềm điều hành, chuyển sang con đường phát triển đa nguyên là vừa khai thác phần mềm điều hành, vừa khai thác phần mềm ứng dụng. Cùng với xu thế của thị trường phần mềm ứng dụng, Bill Gates gặp phải một vấn đề rắc rối, đó là vấn đề marketing. Để bổ sung vào chỗ thiếu hụt, Bill Gates đi khắp nơi để tìm kiếm nhân tài. Cuối cùng, cũng mời được Roland Hansen về làm cho công ty Microsoft. Bill Gates giao cho ông ta chức Phó Chủ tịch phụ trách kinh doanh, phụ trách quảng cáo, tiêu thụ và dịch vụ cho các sản phẩm của Microsoft.

Ronald Hanson khi nhậm chức đã nói lên cách nhìn của mình về kinh doanh: sức mạnh của thương hiệu là vô tận. Ronald Hanson cho rằng, muốn giành được khách hàng thì sức hấp dẫn nằm ở thương hiệu; khi khai thác thị trường, thương hiệu là sức chiến đấu. Thương hiệu không phải dựa trên sự tin tưởng vào xuất thân, cũng không phải là mãi mãi, chỉ có thể dựa vào chính bản thân doanh nghiệp để tạo ra thương hiệu cho chính mình, khiến thương hiệu của mình trở nên nổi tiếng, như vậy, sau khi đưa sản phẩm ra thị trường, dựa vào tiếng tăm của thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp mới dễ dàng có được chỗ đứng. Từ đó về sau, trong đầu óc của nhân viên Microsoft mới có khái niệm về thương hiệu, nhân viên Microsoft mới bắt đầu hành trình gây dựng thương hiệu đầy gian khổ. Microsoft đã có được sự cải thiện đáng kể về mặt thiết kế sản phẩm cũng như dịch vụ hậu mãi. Microsoft cũng bắt đầu in thương hiệu của mình lên trên bao bì sản phẩm.

Cùng với quy mô sản xuất ngày càng lớn, thị phần thị trường của Microsoft cũng không ngừng mở rộng, đứng vững trên thị trường nước ngoài. Chính vào lúc đó, Phó Chủ tịch đời đầu tiên của Microsoft dường như đã không còn phù hợp với nhu cầu phát triển của Microsoft bởi các phương pháp quản lí mà ông áp dụng đều là những phương pháp cũ, không phù hợp với tình hình phát triển thực tế của Microsoft. Ông chủ động xin từ chức.

Để nhanh chóng có người thay thế, Bill Gates đã phải vắt óc để suy nghĩ. Sau cùng, Bill Gates nghĩ đến Sherry – Chủ tịch công ty máy tính Tandy. Vì Sherry và Bill Gates là bạn cũ nên Bill Gates chủ động mời ông về giữ chức Phó Chủ tịch Microsoft. Ngoài ra, ông còn thay nhà cung cấp văn phòng phẩm của công ty, cắt giảm 10% phí văn phòng. Microsoft dưới sự quản lí có hiệu quả của Sherry bắt đầu phát triển với tốc độ nhanh chóng.

Năm 1983, Microsoft bắt đầu khai thác hệ thống điều hành Windows, đồng thời tuyên bố sẽ đưa ra thị trường vào cuối năm 1984. Nhưng đến tháng 9 năm 1984, hệ điều hành Windows vẫn chưa có, Sherry bắt đầu phải đối mặt với áp lực dư luận trong và ngoài Microsoft. Đối mặt với những lời chỉ trích, Sherry tiến hành điều tra một cách kỹ lưỡng, ông nhanh chóng phát hiện ra căn nguyên của vấn đề, hóa ra sự quản lí ở nhóm hạng mục Windows rất hỗn loạn. Sherry đã áp dụng các biện pháp xử lí quyết đoán, chia nhóm Windows ra thành mấy nhóm nhỏ, chỉ định người phụ trách từng nhóm. Về phương diện khai thác hệ thống Windows, Sherry đưa ra rất nhiều sự ủng hộ, đồng thời tăng cường nhân viên khai thác. Còn ông và Bill Gates thì tập trung nghiên cứu khung tổng thể của Windows.

Với những cách giải quyết của Sherry, tốc độ khai thác hệ thống điều hành Windows đã có được sự cải thiện. Tài lãnh đạo xuất sắc của Sherry khiến Bill Gates vô cùng hài lòng. Rất nhanh, Windows 1.0 được đưa ra thị trường, tiếp theo là Windows 3.0. Từ đó, hệ thống Windows đã lan rộng khắp toàn cầu.

Chính quan điểm dùng người độc đáo của Bill Gates đã đưa Microsoft dần dần có được sự phát triển lớn mạnh. Nói đến việc dùng người, chúng ta nghĩ đến việc quản lí. Quản lí như thế nào, làm thế nào để trở thành một nhà quản lí chuyên nghiệp, đó là vấn đề mà đại bộ phận những người quản lí đang theo đuổi.

Sự thành công của Microsoft không thể thiếu phương thức quản lí độc đáo của Bill Gates. Rất nhiều công ty trong quá trình phát triển đều có thể gặp phải những vấn đề về quản lý. Microsoft không gặp phải vấn đề tương tự vì trong nội bộ Microsoft, tầng lớp lãnh đạo vừa có kiến thức chuyên môn sâu rộng lại vừa có tài quản lí xuất sắc, họ có thể nhanh chóng thay đổi phương hướng phát triển của sản phẩm.

Ở Microsoft, việc lựa chọn nhân viên kỹ thuật để đưa vào tầng lớp quản lí đều có những tiêu chuẩn và tiền đề nghiêm ngặt. Tiền đề là có trình độ kỹ thuật hơn người, có sở trường. Tiêu chuẩn là có khí chất lãnh đạo. Một trong những mục tiêu để cất nhắc nhân viên kỹ thuật lên làm quản lí là khuyến khích họ tiếp tục phát huy tác dụng dẫn dắt trong lĩnh vực kỹ thuật. Bởi vì tầng lớp lãnh đạo của Microsoft cũng làm công việc thiết kế phần mềm, bởi vậy, họ cũng có những kỹ thuật siêu việt, nếu không sẽ không thể có được sự chấp nhận của những nhân viên khác trong công ty. Trong đội ngũ của Microsoft, chức càng cao, trình độ càng cao, tài năng lãnh đạo càng cao.

Bill Gates từng nói: “Có công ty sắp xếp người theo công việc, công ty thành lập một tổ hạng mục mới, rồi tuyển dụng người phụ trách tổ hạng mục này. Nhưng ở Microsoft thì không như thế, một người nhân viên bình thường nếu có thành tích xuất sắc thì Microsoft sẽ cấp cho anh ta một đội ngũ để anh ta tự làm”.

Một nhà doanh nghiệp thành công cũng là một nhà quản lí thành công, trước tiên phải làm một nhà quản lí chuyên nghiệp, như thế mới có thể phát triển doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.