Chiêu Bài Quản Lý Vàng Của Bill Gates

3. CHẠY ĐUA VỚI THỜI GIAN



Trên thương trường, các doanh nghiệp đều phải vắt óc tìm kiếm kế sách để áp chế đối thủ của mình, thực ra, điểm quan trọng nhất, tranh giành từng giây từng phút, thì họ lại bỏ qua. Từng giây từng phút, thậm chí là từng giờ chẳng có ý nghĩa gì đối với người bình thường, nhưng đối với người kinh doanh thì lại vô cùng quan trọng. Từng giây từng phút đó có thể quyết định sự sinh tồn của doanh nghiệp, hoặc đem lại cho người kinh doanh hàng triệu, hàng chục triệu thậm chí là hàng trăm triệu lợi nhuận.

Thời gian chính là cơ hội, là tiền bạc. Drucker nói: “Nắm được thời gian, đó là việc mà mỗi người chỉ cần muốn thì đều làm được, đồng thời đó chính là con đường tự do và có hiệu quả để tiến đến thành công”. Bởi vậy, người kinh doanh không được coi nhẹ tầm quan trọng của thời gian.

Cùng với sự tiến bộ của thời đại và xã hội, sự phát triển của doanh nghiệp đã in dấu ấn rất sâu sắc lên thời gian, việc sử dụng một cách có hiệu quả thời gian dần đã trở thành thước đo đối với sự lành mạnh của một doanh nghiệp. Bill Gates đã cố gắng đợi thị trường Trung Quốc 10 năm, nhưng đối với các cơ hội khác, ông không bao giờ bỏ lỡ một giây một phút nào. Bill Gates ý thức được rất rõ tầm quan trọng của thời gian, hơn nữa, ông biết cách để giành ưu thế với các đối thủ cạnh tranh, như về giá thành, chất lượng, kỹ thuật, bí quyết… Thêm vào đó, ưu thế duy trì cạnh tranh và sách lược thị trường không ngừng biến đổi – tận dụng triệt để chiến lược thời gian có thể giúp doanh nghiệp nhanh chóng đưa ra phản ứng đối với thị trường trong quá trình cạnh tranh.

Bill Gates cho rằng, vấn đề then chốt trong thành công của doanh nghiệp chính là tốc độ. Trọng điểm cạnh tranh của doanh nghiệp không phải là kỹ thuật của ai tiên tiến hơn mà là ai có thể tìm thấy khách hàng trước, ai có thể thực hiện một cách thuận lợi quá trình chuyển hóa từ tư bản hàng hóa sang tư bản tiền tệ. Bởi vậy, cạnh tranh trong tương lai là cạnh tranh về thời gian, cạnh tranh về tốc độ. Thực tiễn cũng chứng minh: trong cuộc cạnh tranh thị trường khốc liệt, dù là doanh nghiệp nào thì nguyên tắc để giành thắng lợi và để sinh tồn là phải tham gia cuộc chiến thời gian, chỉ có doanh nghiệp nào nhanh chóng thay đổi sao cho phù hợp với hoàn cảnh thị trường, giành lấy thời cơ đầu tiên, đưa ra sản phẩm hoàn toàn mới theo nhu cầu của người sử dụng thì doanh nghiệp đó sẽ chiếm được tỉ lệ cao về thị phần, đứng vững trên thị trường, giành được thắng lợi cuối cùng trước đối thủ cạnh tranh.

Bill Gates bày tỏ: Bất kỳ thị trường nào chúng tôi tham gia đều tồn tại sự cạnh tranh. Dù chiếm đến 90% thị phần trên thị trường Browser nhưng Microsoft cũng không thể ngăn được sự xuất hiện của Firefox. Tuy dư luận rất khen ngợi sự sáng tạo của Firefox nhưng nguyên tắc của chúng tôi vẫn là làm sao để Browser của chúng tôi vượt trội hơn Firefox cả về phương diện tính năng và an toàn. Ở đâu cũng có cạnh tranh, tuy nhiên đó không phải là một việc xấu. Cạnh tranh khích lệ con người không ngừng đổi mới kỹ thuật và sản phẩm, Bill Gates bày tỏ, Microsoft đang đẩy nhanh tốc độ sáng tạo, lời hứa của Microsoft là phải làm sao cho sản phẩm của mình là tốt nhất.

Bill Gates nói, sự cạnh tranh về thời gian không chỉ là một thú vui độc đáo mà còn là một cuộc thi. Chỉ có người nào không tham gia vào cuộc đua cạnh tranh thì mới là kẻ thất bại sau cùng. Chỉ cần tham gia cạnh tranh, ai cũng có khả năng trở thành người thắng cuộc. Microsoft trong quá trình tham gia vào cuộc cạnh tranh đã đặt ra một sách lược về cạnh tranh thời gian. Chỉ cần cơ hội thị trường xuất hiện là Microsoft có thể nhanh chóng đưa ra được quyết sách trên cơ sở điều tra thị trường một cách khoa học và những dự đoán thị trường chính xác. Không những thế, Microsoft còn có thể nhờ vào ưu thế của Viện nghiên cứu Microsoft và đội ngũ nhân viên khai thác phần mềm đông đảo để rút ngắn thời gian khai thác, như vậy có thể giảm bớt được rủi ro và số vốn bị chiếm dụng.

Microsoft có thể dựa vào sự thay đổi của thị trường, dựa vào ưu thế của sự hợp tác và sự kết hợp giữa bên kinh doanh và bán hàng để mở cuộc tấn công với tiết tấu nhanh, cường độ cao. Ví dụ: phối hợp chặt chẽ giữa các công tác khai thác và sản xuất, kịp thời trả lời các câu hỏi và các nhu cầu của khách hàng, nhanh chóng xử lí đơn hàng… Tốc độ sáng tạo của Microsoft cũng là một nhân tố quan trọng để duy trì ưu thế cạnh tranh. Microsoft luôn duy trì sự sáng tạo tiến bộ dần trong các phương diện như thị trường, sản phẩm, kỹ thuật…, khiến sản phẩm không ngừng được cải tiến, hình thành nên một nhu cầu thị trường không bao giờ cạn, cuối cùng dẫn đến sản phẩm được thay thế bởi một sản phẩm khác hoàn toàn mới, hình thành nên một cơ chế kiểu trao đổi chất không ngừng, khiến đối thủ cạnh tranh cảm thấy bị đe dọa đối với địa vị đứng đầu của mình ở thị trường đó.

Năm 1990, sau khi Microsoft và IBM hợp tác cho ra đời sản phẩm OS/2, công ty 3C đã khai thác một phần mềm mạng có tên là “Người quản lí”, sau khi Bill Gates nghe được thông tin này, liền lập tức tìm đến đề nghị được hợp tác, điều kiện mà Bill Gates đưa ra là một khoản đầu tư khổng lồ. Hai bên đã nhanh chóng đạt được thỏa thuận, Microsoft chi ra một khoản tiền lớn như vậy chính là để điều khiển 3C, tránh việc sản phẩm của 3C cướp mất thị trường Windows của mình.

Bill Gates được tin công ty GO Mỹ khai thác một phần mềm máy tính nhập chữ viết, một tuần sau đó, ông liền mở một cuộc họp báo, công bố Microsoft đã khai thác ra phần mềm có thể nhận biết được chữ viết và khẳng định phần mềm này sẽ được sớm đưa ra thị trường. Sau đó 1 tháng, Bill Gates lại tuyên bố với giới truyền thông rằng, Microsoft đang thảo luận với hơn 20 nhà sản xuất máy tính để khai thác thiết bị phần cứng đồng bộ, để có thể tương thích với phần mềm.

Thực ra, Microsoft lúc đó ngoài việc thành lập một nhóm thiết kế thì ngay đến ý tưởng khung cũng còn chưa có, Bill Gates công bố với báo chí như vậy mục đích là để giành lấy cơ hội đầu tiên, từ đó tạo ra cho mình một địa bàn nhất định. Sách lược cạnh tranh về thời gian này của Bill Gates rất có tác dụng, hơn nữa mỗi lần đều thu được kết quả khả quan, khiến cho một số công ty có thực lực yếu trở tay không kịp. Bởi vậy, mỗi khi công ty khai thác một sản phẩm mới, Bill Gates đều đứng ra tuyên bố rằng, phần mềm của mình trong lĩnh vực liên quan đã chín muồi, còn khách hàng, vì sự tín nhiệm với Microsoft liền từ bỏ ngay những phần mềm của các nhà sản xuất nhỏ.

“Lợi ích kinh doanh cao hơn tình cảm cá nhân”, đó là cách nhìn của Bill Gates, để giành được thắng lợi trong cuộc cạnh tranh về thời gian, từ đó giành được cơ hội đầu tiên khiến Microsoft có được chiến thắng, ông gần như đã vận dụng toàn bộ kế sách kinh doanh, thể hiện được sự mưu lược của mình, Bill Gates và Microsoft vẫn tiếp tục lớn mạnh trong cuộc đấu tranh đầy quyết liệt này.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.