Chiêu Bài Quản Lý Vàng Của Bill Gates

5. SÁCH LƯỢC THỊ TRƯỜNG CỦA BILL GATES



Mỗi ngành nghề đều phải có sách lược thị trường khác nhau, một người đã nhiều năm trong ngành máy tính như Bill Gates đương nhiên hiểu rất rõ điều đó. Tìm hiểu một chút về sách lược thị trường của ông sẽ có tác dụng tham khảo.

Từ khi bước chân vào ngành máy tính, Bill Gates đã dự đoán được chính xác tương lai của ngành máy tính, về thị trường phần mềm máy tính, ông cũng rất có con mắt trong kinh doanh, khiến công việc vô cùng phát đạt. Trong quá trình này, Bill Gates cho rằng, về phương diện sách lược thị trường, nên tuân thủ theo một số nguyên tắc sau:

(1) Trong những ngành nghề có liên quan đến sự sống của phần mềm máy tính, phải sớm xâm nhập, đồng thời đứng vững ở vị trí dẫn đầu.

Khi máy tính mới hưng thịnh, ngôn ngữ máy tính là thứ được người ta quan tâm nhất, bởi vì những ngôn ngữ này có thể lập ra những chương trình phần mềm khiến máy tính phát huy được tối đa hiệu quả của nó. Ngay từ lúc đầu, ngôn ngữ Basic mà Bill Gates coi trọng cũng thuộc loại này. Nhờ sự không ngừng cải tiến của bộ vi xử lí, tính năng của ngôn ngữ Basic cũng ngày càng mạnh hơn. Sự xuất hiện liên tục của các đời vi xử lí mới cũng làm thay đổi máy tính. Lúc này, hệ điều hành máy tính lại được coi trọng, trở thành đứa con cưng mới trong ngành phần mềm máy tính. Chính những phần mềm hệ điều hành này quyết định những thao tác cơ bản của máy tính. Ngay như hiện nay, thứ được quan tâm nhiều nhất chính là phần mềm xử lí chữ viết và phần mềm đa phương tiện. Xử lí chữ viết là phần mềm cần thiết cho văn phòng, phần mềm đa phương tiện cần thiết cho giải trí gia đình.

Cùng với sự phát triển của máy tính, phần mềm máy tính cá nhân cũng ngày càng phức tạp hơn. Một số công ty phần mềm máy tính lớn đã thêm vào các tính năng khác trên cơ sở phần mềm vốn có, điều này khiến cho các công ty máy tính quy mô nhỏ khác không có khả năng để cạnh tranh. Ví dụ, khi Microsoft đưa ra phần mềm Windows 95 thì có kèm theo chức năng thư điện tử. Windows 95 không những thao tác dễ dàng, chức năng mạnh lại kèm thêm chức năng mạng, khiến đối thủ không thể cạnh tranh.

Ngoài ra, có một số công ty máy tính để đáp ứng nhu cầu khác nhau của khách hàng đã khai thác và cho ra đời nhiều loại phần mềm. Microsoft chia sản phẩm của mình thành các mức khác nhau, đối với từng mức lại có các sách lược tương ứng. Microsoft chia sản phẩm mình có thành 9 mức, ở mỗi mức lại có sản phẩm đặc biệt của Microsoft, mỗi một mức lại có những khách hàng tương ứng.

(2) Tấn công bằng sản phẩm mới.

Để mở rộng hết mức thị phần, Microsoft không ngừng đưa ra các sản phẩm mới. Chức năng của các sản phẩm mới này hoàn hảo, được sản xuất dựa trên nhu cầu thực sự của khách hàng, bởi vậy, thị trường của Microsoft ngày càng được mở rộng.

Hàng năm, Microsoft cấp cho phòng khai thác mấy trăm triệu đô la để cải tiến các sản phẩm phần mềm, chưa bao gồm chi phí khai thác. Đối với từng khách hàng, Microsoft có những sản phẩm khác nhau để cung cấp. Ví dụ: trong lĩnh vực phần mềm ứng dụng, Microsoft cung cấp cho khách hàng hai sản phẩm là bản đơn giản và bản Full, bản dùng cho gia đình và dùng cho doanh nghiệp; về phương viện phần mềm văn phòng, Microsoft còn cung cấp cho khách hàng bản về tài chính, để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Về phần mềm hệ điều hành Windows, Microsoft cũng không ngừng cải tiến.

Đương nhiên, trong khi cải tiến sản phẩm, Microsoft cũng không quên các sản phẩm vốn có. Bởi vì các sản phẩm đời mới đều phải dựa trên các sản phẩm vốn có, đồng thời ở một mức độ nào đó, sản phẩm mới là sản phẩm vốn có được cải tiến, khi những sự cải tiến đạt đến một mức độ nhất định thì một sản phẩm mới được ra đời.

(3) Mở rộng hết mức thị phần, cố gắng để mình trở thành tiêu chuẩn trong ngành.

Bill Gates có những tiêu chuẩn ngành nghề riêng. Đầu tiên phải đảm bảo chất lượng sản phẩm của mình là ổn định, sau đó tìm mọi cách để mở rộng thị phần. Thông qua việc bán sản phẩm với số lượng lớn, Microsoft trở nên nổi bật lên trong số các công ty phần mềm máy tính khác. Sau khi bước đầu chiếm lĩnh thị trường, thông qua cải tiến, tuyên truyền sản phẩm, Microsoft giành được sự ủng hộ và tín nhiệm của khách hàng, từ đó xác lập vị trí vững chắc trên thị trường, cuối cùng trở thành người đưa ra các tiêu chuẩn cho ngành phần mềm.

(4) Tiến hành phân loại và tổng hợp, tạo ra “bộ mặt mới” để tiến vào thị trường.

Số lượng sản phẩm mới ngày càng tăng lên, chủng loại sản phẩm cũng ngày càng phức tạp, đôi khi khiến khách hàng cảm thấy rất khó để lựa chọn. Microsoft liền tổng hợp lại các sản phẩm vốn có một cách đơn giản, tập hợp 3 phần mềm Word, Excel và Power Point vào thành một gói phần mềm Office, về mặt giá cả, chỉ đắt hơn một chút so với giá của từng phần mềm trước đó. Điều này không những thuận tiện hơn cho khách hàng mà còn khiến khách hàng cảm thấy rất kinh tế. Ngoài ra, Microsoft cũng áp dụng cách đó ở lĩnh vực phần mềm hệ điều hành, sau này còn gắn thêm Browser mạng; để phục vụ khách hàng tốt hơn nữa, Microsoft luôn không ngừng cải thiện hệ điều hành Windows; để thuận tiện cho khách hàng gửi nhận thư, Microsoft còn đưa vào hệ điều hành Outlook Express…

Dựa vào sách lược thị trường của Bill Gates, công việc kinh doanh của Microsoft vô cùng phát đạt, khiến cho Bill Gates ngày càng kiên định trong niềm tin của mình.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.