Chiêu Bài Quản Lý Vàng Của Bill Gates
2. TÌM KIẾM ĐỐI TÁC HỢP TÁC TỐT NHẤT
Sự thành công của Bill Gates không thể tách rời những đối tác của ông. Những đối tác chính là cánh tay đắc lực của Bill Gates. Họ đã giúp Bill Gates vượt qua những lúc khó khăn nhất. Có thể nói rằng, tìm được đối tác tốt là điều vô cùng quan trọng.
Bill Gates gây dựng sự nghiệp, thành lập Microsoft từ hai bàn tay trắng. Không những thế, ông còn đưa Microsoft trở thành một trong 500 tập đoàn, doanh nghiệp mạnh nhất thế giới. Microsoft thành công cũng chính là Bill Gates thành công. Ông “làm mưa làm gió” trên thị trường phần mềm máy tính là nhờ có hai đối tác tuyệt vời nhất.
Tục ngữ nói quả không sai: “Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Trong thành công của Bill Gates có những đóng góp không nhỏ của những người bạn đối tác của ông. Việc Bill Gates có thể xưng bá trong ngành phần mềm tin học, không thể không kể đến công lao của hai người bạn đối tác trung thành của ông.
Bill Gates là một nhà quản lí tài ba, ông rất biết cách dùng người. Trong sự nghiệp của mình, ông cùng hợp tác với Paul Allen gây dựng nên một Microsoft lớn mạnh. Sau đó lại cùng hợp tác với bạn học của mình là Steve Balmer, khi đó, Microsoft đã trở thành ngọn cờ đầu trong ngành công nghiệp phần mềm máy tính
Tháng 1 năm 2000, Bill Gates nghỉ hưu, Steve Balmer trở thành Chủ tịch của Microsoft. Điều này cũng đánh dấu sự chuyển đổi của Microsoft từ thời đại của Bill Gates sang thời đại của Steve Balmer.
Đối với rất nhiều người, Steve Balmer còn khá xa lạ. Ông gia nhập Microsoft từ năm 1980, cũng là giám đốc kinh doanh đầu tiên mà Bill Gates tuyển dụng. Steve Balmer làm việc rất nhiệt tình. Ông đồng thời cũng là nhà diễn thuyết và một ngôi sao về lĩnh vực marketing với tài năng bẩm sinh. Steve Balmer giữ vai trò chỉ đạo từ phía sau tại Microsoft, là trợ thủ đắc lực của Bill Gates. Tài năng lãnh đạo và sự nhiệt tình với công việc của ông khiến Bill Gates vô cùng hài lòng.
Balmer sinh ra và lớn lên ở Detroit, bố ông là người Thụy Sỹ, từng làm giám đốc công ty ô tô Ford. Ông tốt nghiệp Đại học Harvard, có bằng toán học và kinh tế học. Steve Balmer và Bill Gates biết nhau từ năm 1974. Khi đó, rạp chiếu phim của trường chiếu phim vào cuối tuần, Steve Balmer và Bill Gates đều xem bộ phim đó, bộ phim rất hay, sau khi kết thúc, cả hai không ngờ đều cất tiếng hát bài hát trong bộ phim.
Sau khi tốt nghiệp Harvard, với thành tích xuất sắc, Steve Balmer trúng tuyển vào Học viện Stanford. Khi đó, công ty P&G đã mời ông về làm giám đốc sản phẩm cho công ty, ông đành lùi thời gian nhập học vào Stanford. Sau này, vào năm 1979, ông đã quay lại Stanford để hoàn thành việc học còn dang dở. Ngay năm đầu tiên quay trở lại Stanford, Steve Balmer đã nhận được 2 suất học bổng, mỗi suất trị giá 10.000 đô la, tin này nhanh chóng được truyền đi khắp Học viện Stanford. Đó cũng là lúc Microsoft đang chiêu mộ nhân tài, sau vài lần nói chuyện, Bill Gates đã thuyết phục được Steve Balmer lúc đó đang học tại Stanford về làm cho mình. Thế là Steve Balmer đã vào làm việc tại Microsoft với mức lương 50.000 đô la/năm. Từ đó, Steve Balmer bắt đầu sự nghiệp gần 30 năm tại Microsoft với tinh thần làm việc hết mình. Sự thành công của Microsoft cũng cho chúng ta thấy Steve Balmer quả là một nhà quản lí doanh nghiệp xuất sắc, ông đã mang lại sức sống vô tận cho Microsoft.
Từ sau khi trở thành Chủ tịch của Microsoft vào năm 1998, Steve Balmer chịu trách nhiệm quản lí toàn bộ Microsoft, ông bắt đầu tạo dựng lại công ty theo cách của mình, bao gồm cả việc thực hiện ước mơ của Microsoft, giấc mơ về một phần mềm ưu việt có thể cho phép con người có được khả năng giao lưu và sáng tạo bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu và thông qua bất cứ thiết bị nào. Đồng thời, ông còn có một kế hoạch vĩ đại hơn: kế hoạch kinh doanh lớn hơn, thu nhập nhiều hơn và giành nhiều sự ủng hộ về kỹ thuật hơn cho các khách hàng…
Bộ phận khai thác của Microsoft trước đây đã có một hướng đi sai lầm, đó là các nhân viên khai thác khi khai thác sản phẩm mới đã khai thác theo nhu cầu của sản phẩm mà xa rời nhu cầu của khách hàng.
Steve Balmer đã làm thay đổi tình hình, đó cũng là sự khởi đầu cho nguyên tắc kinh doanh lấy khách hàng làm trung tâm của Microsoft. Bởi vậy, phương pháp làm việc của nhân viên Microsoft cũng có sự thay đổi, không còn theo phương pháp truyền thống ngồi làm việc trong văn phòng mà ra khỏi văn phòng đến gặp khách hàng, tìm hiểu nhu cầu thực tế của khách hàng. Steve Balmer thậm chí còn quy định số lần đến gặp khách hàng mỗi tháng của nhân viên.
Ngoài ra, để thể hiện được khái niệm lấy khách hàng làm trung tâm, phòng khai thác sản phẩm của Microsoft đã thực sự thay đổi, phí điện thoại khách hàng gọi tới được đưa vào báo cáo lỗ của phòng khai thác sản phẩm. Chính vì sản phẩm có vấn đề nên khách hàng mới gọi điện đến. Như vậy, phòng khai thác sản phẩm của Microsoft bắt buộc phải có sự thay đổi nhằm vào đối tượng khách hàng để đáp ứng nhu cầu của họ. Bởi vậy, bắt buộc phòng khai thác sản phẩm phải chịu trách nhiệm đối với sản phẩm của mình.
Microsoft trải qua mấy năm thực hiện kế hoạch đa nguyên, thu nhập hàng năm đã tăng lên rất nhiều. Điều này có liên quan đến việc tạo ra các sản phẩm mới và sự gia tăng các khách hàng đơn lẻ của Microsoft. Tuy nhiên cũng có một số kế hoạch ảnh hưởng đến sự phát triển chủ đạo của công ty.
Ngoài ra, trong mắt những nhân viên Microsoft, Steve Balmer là một nhà kinh doanh chịu được vất vả, ông thường xuyên đến thăm khách hàng, lắng nghe cách nghĩ và ý kiến của khách hàng. Là Chủ tịch, Steve Balmer còn giỏi hơn Bill Gates, đặc biệt là đối với phòng khai thác sản phẩm, vì sản phẩm trực tiếp quyết định vận mệnh của công ty. Ông luôn đưa ra những vấn đề rất khó cho phòng khai thác sản phẩm, khiến nhân viên phòng khai thác sản phẩm phải không ngừng nghiên cứu để giải quyết vấn đề.
Hiện nay Microsoft có văn phòng chi nhánh tại hơn 60 quốc gia, số nhân viên trên toàn thế giới gần 44.000 người, thu nhập hàng năm đạt 22,9 tỉ đô la Mỹ. Rõ ràng, Steve Balmer đang quản lí một công ty giàu có nhất, thành công nhất trên thế giới. Việc Bill Gates giao lại Microsoft vào tay Steve Balmer có thể cho thấy sự tín nhiệm cao độ của ông đối với Steve Balmer. Steve Balmer cũng không để Bill Gates thất vọng, dưới sự lãnh đạo của Steve Balmer, Microsoft đang phát triển hướng đến một mục tiêu cao hơn.
Steve Balmer không những là đối tác của Bill Gates mà ông còn là người tiếp nhiệm của Microsoft, ông đón lấy “chiếc gậy tiếp sức” từ tay Bill Gates, tiến về phía mục tiêu tiếp theo.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.