Chiêu Bài Quản Lý Vàng Của Bill Gates

CHƯƠNG II: CHÚ TRỌNG CÔNG NGHỆ CAO THÌ MỚI CÓ TƯƠNG LAI – 1. TỰ MÌNH NGHIÊN CỨU MỚI CHẮC



“Là một công ty phần mềm lúc nào cũng phải ghi nhớ đến tính quan trọng của khoa học kỹ thuật. Chỉ có dựa vào sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật thì công ty mới không ngừng lớn mạnh và phát triển. Đặc biệt, đối với những công ty chuyên về công nghệ cao, phải chú trọng đến khoa học kỹ thuật thì mới có tương lai”.

Muốn cho công ty công nghệ cao phát triển ngày càng lớn mạnh thì cần phải có bản quyền tri thức của mình. Một bản quyền tri thức tốt là chiêu bài của công ty. Muốn có bản quyền tri thức của mình thì công ty cần độc lập khai thác, đồng thời phải biết bảo vệ tốt bản quyền tri thức của mình.

Công ty muốn phát triển lớn mạnh cần phải tự mình nghiên cứu, khai thác. Bill Gates vô cùng thấm thía câu nói này, nhất là sau khi hợp tác với IBM. Ông hiểu rằng không được dựa vào những công ty khác mà cần phải làm sản phẩm của chính mình. Sau này Microsoft đã thoát khỏi cái bóng của công ty IBM để phát triển độc lập. Nguyên nhân chính là vì Microsoft đã kiên trì đi theo con đường tự mình nghiên cứu và khai thác.

Trong những năm đầu mới thành lập công ty Microsoft thì IBM là một đại gia của làng máy tính thế giới. Phương hướng xê dịch của IBM đã ảnh hưởng đến kế hoạch hành động của những công ty khác, thậm chí làm thay đổi cả thị trường máy tính. Lợi nhuận ròng trong năm 1985 của IBM đã đạt 8,6 tỷ USD. Đây là khoản lợi nhuận khổng lồ mà không công ty máy tính nào dám mơ. Không lâu sau, công ty IBM quyết định đưa ra một loại máy tính cá nhân đời mới. Máy tính thế hệ mới này đã cài đặt bộ xử lý Intel 80286 rất mạnh trước kia còn có tên gọi 286. Loại máy tính này tương đương với PC cá nhân ngày nay. Sau khi máy tính này ra đời đã được thị trường đánh giá rất cao.

Khi lãnh đạo công ty IBM đưa ra quyết định nghiên cứu, sản xuất máy tính cá nhân, họ cũng không hy vọng là loại máy tính này sẽ mang lại nhiều lợi nhuận, vì công ty IBM kinh doanh máy tính dành cho doanh nghiệp là chính. Tuy nhiên, máy tính cá nhân thế hệ mới này lại được rất nhiều khách hàng thân thiết tiêu thụ. Đó cũng là vì họ đã quen và chấp nhận với hiệu IBM. Sau đó, lãnh đạo công ty IBM cho rằng tương lai của máy tính cá nhân sẽ không sáng sủa nên dừng ngay việc nghiên cứu, khai thác máy tính cá nhân.

Tuy nhiên, trong đội ngũ nhân viên của IBM có một số kỹ sư cho rằng máy tính cá nhân sẽ phát triển tốt, có thị trường tiềm tàng. Họ đã xin nghỉ việc tại IBM và cùng nhau thành lập một công ty mới chuyên sản xuất máy tính cá nhân. Họ tự sản xuất phần cứng của máy tính, ứng dụng hệ thống vận hành của Microsoft. Như vậy, những máy tính họ sản xuất không có gì khác với máy tính cá nhân của công ty IBM. Sau khi những máy tính cá nhân này được tung ra thị trường, họ đã giành được thành công ngoài mong đợi. Đó chính là công ty máy tính Compaq.

Năm đầu tiên máy tính của Compaq đưa ra thị trường, công ty đã thu được 100 triệu USD. Chức năng máy tính của công ty Compaq hoàn toàn giống với máy tính của IBM, phần mềm cài đặt như nhau, nhưng máy tính của công ty Compaq nhỏ gọn hơn, vì vậy Compaq nhanh chóng trở thành đối thủ cạnh tranh mạnh nhất của công ty IBM.

Để đánh bại Compaq, lấy lại vị trí hàng đầu trong lĩnh vực máy tính, lãnh đạo IBM quyết định hợp tác với Microsoft. IBM muốn chặn đứng sự phát triển của công ty Compaq bằng cách mua bản quyền phần mềm. IBM muốn san sẻ thị trường với Microsoft bằng cách IBM sản xuất ổ cứng còn Microsoft chuyên sản xuất phần mềm. Sau đó IBM sẽ mua lại phần mềm của Microsoft với giá cao với điều kiện phần mềm Microsoft bán ra sẽ được IBM độc quyền sử dụng. Phương án này có vẻ rất hoàn hảo nhưng khi thực hiện Microsoft mới thấy rằng mình bị trói buộc quá nhiều. Theo quy định hợp đồng, IBM ở các khu vực, các phòng ban đều có quyền nêu ý kiến về hệ thống thao tác. Mà nhân viên của IBM có đến hàng chục ngàn người, muốn đáp ứng được toàn bộ ý kiến của họ thật khó khăn. Ý kiến của các nhân viên IBM trên toàn cầu sẽ tập hợp về công ty mẹ, sau đó người phụ trách IBM sẽ bàn bạc cụ thể với kỹ sư nghiên cứu của Microsoft để xét duyệt từng ý kiến một. Mỗi lần như vậy phải mất vài ngày, thậm chí là mười mấy ngày.

Ngoài ra, phần mềm của Microsoft chỉ được bán cho IBM nên về mức độ nào đó đã hạn chế sự phát triển của Microsoft. Đặc biệt, Microsoft sẽ bị bó buộc quá nhiều vào IBM, nếu máy tính của IBM bán chạy thì phần mềm của Microsoft sẽ bán chạy theo, ngược lại, phần mềm của Microsoft sẽ không thể bán được.

Để thay đổi tình trạng này, Bill Gates đã vất vả bao ngày tìm ra đáp án. Sau này ông hiểu ra, chính IBM đã trói buộc mình quá nhiều. Không lâu sau, Microsoft chấm dứt hợp tác với IBM, độc lập khai thác thị trường. Sau khi đã nghiên cứu ra những phần mềm ứng dụng, Microsoft liền bán cho các công ty máy tính như IBM… Hệ thống phần mềm thao tác bán chạy nên các phần mềm do Microsoft tự nghiên cứu, sản xuất đã được thị trường ưa chuộng và cuối cùng, cánh cửa thị trường đã mở rộng chào đón Microsoft.

Chính vào lúc Bill Gates đang kinh doanh thuận lợi thì vấn đề bản quyền sở hữu trí tuệ đã khiến ông vô cùng đau đầu.

Bill Gates có được khoản tài sản kếch xù như ngày hôm nay không phải là do đã bán được nhiều phần mềm mà là ông đã truyền thụ được kỹ thuật phần mềm của máy tính. Phần mềm máy tính phải có bản quyền sở hữu trí tuệ thì Gates mới thu được khoản lợi nhuận lớn. Mỗi bộ phần mềm có nghĩa là một bản quyền sở hữu trí tuệ độc lập, Bill Gates khai thác càng nhiều phần mềm thì ông có trong tay càng nhiều bản quyền sở hữu trí tuệ, lợi nhuận sẽ tỷ lệ thuận với bản quyền này.

Bill Gates là người tiên phong ứng dụng bản quyền sở hữu trí tuệ vào phần mềm máy tính. Khi mới thành lập, công ty Microsoft của Bill Gates đã ủy quyền cho công ty của ông Ade Roberts ở New Mexico sử dụng trình ngôn ngữ Basic do ông lập ra. Ông đã thu tiền bản quyền tính theo lượng tiêu thụ của công ty Ade Roberts. Tuy công ty của Ade Roberts có đủ sức thanh toán tiền bản quyền cho Microsoft, nhưng những người mê máy tính thì không làm được điều đó. Họ liên tục sao chép các phần mềm của Microsoft mà không trả một xu bản quyền nào cho Microsoft. Với họ, dường như phần mềm máy tính là hàng khuyến mại miễn phí.

Sau này Microsoft cho ra đời phần mềm ngôn ngữ Basic mới. Loại ngôn ngữ này đơn giản, thông dụng nên được ưa chuộng, gây chấn động cho thị trường máy tính. Song song với đó là vấn đề bản quyền cũng làm cho Gates vô cùng mệt mỏi. Người sử dụng chỉ thích dùng ngôn ngữ Basic do Microsoft viết ra nên dẫn đến hiện tượng làn sóng copy phần mềm tràn lan mọi nơi, họ không muốn trả tiền phần mềm cho Microsoft. Vì vậy, thu nhập từ bản quyền của Microsoft giảm đi khá nhiều. Thời ấy, cả người sử dụng và người sản xuất phần mềm đều ít hiểu biết về bản quyền sở hữu trí tuệ, có thể nói là không có chút hiểu biết pháp luật nào trong lĩnh vực này. Lúc ấy chính Bill Gates đã đứng ra chuẩn bị cho công cuộc thách thức với cái cũ và quyết tâm làm người bảo vệ cho bản quyền sở hữu trí tuệ của phần mềm máy tính.

Năm 1976, ông đã lên tiếng nhắc nhở những nhà sản xuất phần mềm cũng như những người đam mê máy tính bằng bức thư công khai “Gửi cho những người đam mê máy tính”. Trong bức thư này ông đã viết: “Các bạn đam mê máy tính thân mến, cuộc sống của chúng ta trở nên đẹp đẽ biết bao từ khi có máy tính. Các bạn cũng biết rằng, chúng ta phải bỏ tiền ra thì mới mua được ổ cứng máy tính, còn phần mềm thì có thể sao chép tùy thích. Đó là sự san sẻ ư? Bạn đã bao giờ nghĩ hộ cho những nhà sản xuất phần mềm? Họ đã phải cật lực làm lụng nhiều ngày quên ăn quên ngủ chỉ để cho ra một chương trình hay. Lẽ nào những vất vả của họ lại không được đền đáp xứng đáng? Bạn sẽ thấy thế nào nếu như bạn là người viết phần mềm, trải qua bao vất vả mới có được thành quả, rồi bỗng nhiên vài ngày sau thấy trên mạng đầy rẫy phần mềm mình vừa viết xong? Lẽ nào bạn không thấy mình bị cướp mất thành quả?”.

Ngày nay, Bill Gates luôn đi đầu trong lĩnh vực bản quyền sở hữu trí tuệ, chính vì thế ông đã tạo ra con đường làm giàu cho chính mình.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.