8 Tố Chất Trí Tuệ Quyết Định Cuộc Đời Người Đàn Ông

11. QUẢN LÝ THÀNH CÔNG CHÍNH LÀ BIẾT KHÍCH LỆ MỌI NGƯỜI



Nếu bạn là người giỏi giang, tháo vát, bạn có thể làm được công việc của hai người, nhưng bạn không thể biến thành hai người, vậy thì tốt nhất là hãy cố gắng khích lệ động viên mọi người dốc sức dốc lòng cùng phấn đấu với bạn, sau đó những người được bạn khích lệ lại tiếp tục khích lệ nhiều người khác nữa.

Nhà quản lý bậc thầy, nhà doanh nghiệp lừng danh Ekcar từng nói: “Một vị giám đốc biết cách khích lệ người khác, là đã giành được thành tích rất lớn rồi, muốn làm cho đơn vị bừng bừng khí thế, thì tất cả mọi việc cần làm chính là khích lệ mọi người. Nếu bạn là người giỏi giang tháo vát, bạn có thể làm được công việc của hai người, nhưng bạn không thể biến thành hai người, vậy thì tốt nhất là hãy cố gắng khích lệ động viên mọi người dốc sức dốc lòng cùng phấn đấu với bạn, sau đó những người được bạn khích lệ lại tiếp tục khích lệ nhiều người khác nữa.

Ekcar đã khái quát được toàn bộ nội dung công tác quản lý trong quá trình khởi nghiệp, như phần trước đã trình bày, dựa vào sức lực tài năng cá nhân, chỉ có thể lập được thành tích nho nhỏ, nếu muốn làm nên sự nghiệp lớn, thì đơn thương độc mã không thể mang lại kết quả như mong muốn, vì vậy cần học cách ứng xử để thu phục được nhân tâm, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhiều người, điều này vô cùng hệ trọng.

Dưới đây xin nêu ra những nội dung cụ thể cần tiến hành để khích lệ mọi người.

Đầu tiên phải khẳng định vai trò to lớn của người khác, ca ngợi thành tích của họ, khi cấp dưới hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, thế mà nhà quản lý lại dửng dưng không hề chú ý tới, cấp dưới sẽ nghĩ rằng sự cố gắng nỗ lực của mình cũng chỉ phí công vô ích mà thôi, nếu công việc làm tốt hay làm dở cũng chẳng khác gì nhau, mình chẳng được gì chẳng mất gì, lâu dần chất lượng công tác của cấp dưới giảm sút, đáng buồn hơn nữa là họ cho rằng mọi công sức của họ đều bị lãnh đạo tranh phần để mưu hiển vinh cho riêng mình, chắc cũng chẳng bao giờ báo cáo thành tích của họ lên cấp trên cao hơn nữa.

Tóm lại nếu bạn là người đứng đầu một công ty, thì cần thiết và có nghĩa vụ làm cho cấp dưới hiểu rõ rằng, bạn là người công minh, chính trực, ai làm tốt được khen thưởng, ai làm dở sẽ bị xử lý kỷ luật, cách xử lý này mang lại hiệu quả khích lệ lớn nhất.

Hãy phân công cho cấp dưới những công việc mang tính thử thách cao, vì tâm lý mọi người đều thích thể hiện bản thân, vượt qua chính mình, muốn hôm nay gặt hái được gì hơn hẳn ngày hôm qua. Khi nhận nhiệm vụ, cấp dưới thấy được tầm quan trọng của công việc mình đang gánh vác đó là một thử thách to lớn, cũng là cơ hội chứng tỏ tài năng, bản lĩnh của mình, nếu ý thức được tinh thần trách nhiệm, thì người đó nhất định sẽ trưởng thành, giao việc mang tính thử thách cao là một biện pháp khích lệ quan trọng, thông qua đó động viên được lòng hăng say, sáng tạo chủ động năng nổ trong công việc. Ngoài ra còn định hướng con đường phấn đấu và tăng thêm lòng tự tin để tiến tới thành công.

Vấn đề này áp dụng với tất cả nhân viên dù là mới hay cũ, cấp trung gian hay cấp cơ sở.

Giáo sư Lawrens ở Trường Đại học Harvard nước Mỹ đã dày công nghiên cứu về chuyên đề những yếu tố tác động đến thành tích công tác, đã đi đến nhận định, những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến thành tích công tác là: mức độ vừa ý với công việc, lòng tự tin, năng lực. Làm thế nào để xây dựng lòng tự tin cho cấp dưới khi thi hành nhiệm vụ? Vấn đề này được nhà tâm lý học nổi tiếng thế giới Erikson giải thích như sau: Lòng tự tin của mỗi người được hình thành và xác định bởi hai điều kiện cuối cùng đó là, hoàn cảnh bức xúc và khát vọng chuyển bại thành thắng, vượt qua hiểm hoạ. Nói cách khác, khi con người lần lượt vượt qua hết thử thách này đến thử thách khác, thì lòng tự tin cũng được hình thành và củng cố, đi đôi với quá trình nâng cao năng lực trình độ, thì niềm tin vào chiến thắng càng được tăng cường, tự đánh giá bản thân ngày càng cao hơn, trên cơ sở đó tiến hành công việc càng hiệu quả hơn, như vậy con người sẽ phát triển một cách lành mạnh, trong một tập thể tập hợp nhiều thành viên như thế thì tập thể sẽ vững mạnh và không ngừng phát triển.

Nhà quản lý cần nhìn nhận con người một cách tổng thể, nếu ai mặt tốt nhiều mặt xấu ít, thì không nên xử sự theo cách bắt khoan bắt nhặt, vạch lá tìm sâu, bới bèo ra bọ, mà nên đối xử bằng thái độ khoan dung, độ lượng, ngay cả trong trường hợp cấp dưới mắc lỗi lầm, thì cần làm cho họ nhận thức được sai lầm đồng thời tạo cơ hội cho họ chuộc lỗi, nhất là không làm cho họ mất hết tự tin.

Đừng bao giờ gây khó, dễ cho cấp dưới, tuy nhiên nếu trong công tác quản lý mà bỏ qua không xem xét nhắc nhở các lỗi lầm của cấp dưới, không xử phạt đúng mức, thì không cảnh tỉnh được đương sự và nhân viên khác, lỗi lầm vẫn có cơ tiếp diễn. Một người có thể bị vấp ngã hai lần chỉ với một hòn đá, thì nhà quản lý cần nghiên cứu phát hiện nguyên nhân sâu xa dẫn đến lỗi lầm, rồi giảng giải cho đương sự hiểu rõ, thấm thía và tỉnh ngộ, như vậy khiển trách xử phạt những người phạm sai lầm là cần thiết và đúng đắn, nhưng không nên đánh đồng khiển trách với gây khó dễ, sự phân biệt này khá rõ rệt, nếu xem xét từ góc độ tâm lý của đương sự, thì gây khó dễ mang sắc thái trấn áp, cố ý đẩy người ta vào bước đường cùng, hiển nhiên trong lòng đối tượng sẽ nảy sinh tâm lý chống đối, làm cho hiệu quả phê bình chỉ trích chỉ bằng con số không, còn xử phạt thể hiện tấm lòng thông cảm của lãnh đạo, quan tâm đến đương sự, người bị xử phạt không vì thế mà sinh lòng căm giận, vì họ không bị bài xích, vẫn còn cơ hội sửa chữa lỗi lầm. Do vậy vận dụng thoả đáng phương pháp thưởng phạt là một biện pháp khích lệ hữu hiệu.

Xây dựng tinh thần làm chủ cho mọi thành viên, tài tổ chức lãnh đạo còn thể hiện về mặt, làm cho công ty đơn vị có sức hút với mọi người, ai cũng cảm thấy thân thiết như đó chính là gia đình của mình, ai cũng say mê công việc và thích thú với bầu không khí chan hoà đầm ấm trong đơn vị, sẵn sàng tự nguyện hiến dâng tất cả trí tuệ và sức lực cho sự nghiệp chung, nếu xét vấn đề từ khía cạnh nhân viên, ý thức làm chủ chính là nhận thức được quyền tham gia góp ý kiến đề xuất về công tác của mình vào tất cả các vấn đề có liên quan khác, có tinh thần làm chủ thì trong khi thực thi nhiệm vụ mới có sáng tạo chủ động, mới vận dụng trí lực và nêu cao trách nhiệm, mới xử lý tốt các tình huống đột xuất, vượt qua mọi khó khăn thử thách, nếu ai cũng cảm thấy tự hào về đơn vị mình, thì nhiệt tình công tác sẽ được nhân lên nhiều lần, khát khao xây dựng hình tượng đơn vị càng tươi đẹp hơn nữa.

Theo đà phát triển của xã hội, nhịp sống của con người ngày càng sôi động hối hả, sức ép cạnh tranh cũng ngày càng gia tăng, đó là một hiện thực không thể né tránh, trong cùng một công ty thì cạnh tranh giữa các đồng sự vẫn là chuyện thường nhật, do vậy ở cương vị quản lý, bạn phải hướng diễn biến cạnh tranh nội bộ phát triển theo xu thế lành mạnh, tích cực.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.