8 Tố Chất Trí Tuệ Quyết Định Cuộc Đời Người Đàn Ông
12. KHOE MẼ BỐC ĐỒNG MỘT TÝ CŨNG KHÔNG SAO
Khiêm tốn là một nét đẹp đạo đức, nhưng khi tiếp thị, thì đòi hỏi phải thể hiện mình một cách ấn tượng nổi bật, có vẻ như ở đây có điều mâu thuẫn, thực ra không hẳn như vậy, khiêm tốn ở chừng mực nhất định cũng là một cách tiếp thị con người mình, nhưng nếu khiêm tốn quá mức cần thiết thì sẽ giảm hiệu quả tiếp thị.
Phải biết thể hiện bản lĩnh tài nghệ và đạo đức tư cách của mình, thì mới tiếp thị thành công, điều này hết sức quan trọng đối với người Trung Quốc. Trong nền văn hóa truyền thống của Trung Quốc, luôn luôn coi khiêm tốn là một nét đẹp tâm hồn, tuy nhiên trong xã hội hiện đại, phẩm cách tốt đẹp cũng cần phải thay đổi một phần nội dung, chẳng hạn bạn tin chắc mình thừa khả năng hoàn thành một công việc gì đó, nhưng do khiêm tốn, bạn lại nói: E rằng tôi không thể làm tốt việc này, người nghe sẽ cảm nhận rằng bạn kém năng lực, nói cách khác bạn đã tự đánh mất cơ hội lập công.
Tiếp thị bản thân là cách tạo ra cơ hội việc làm cho mình, từ lời nói đến cử chỉ, hành động đều quán triệt nội dung này, những biểu hiện ngoài lời nói như thái độ biểu cảm, chất giọng âm sắc, ánh mắt nhìn, đều góp phần thể hiện năng lực và tư cách của bạn, là sự bảo đảm của mình trước người khác để được khẳng định, để được chấp nhận. Tuy nhiên chớ có lý tưởng hóa hình tượng của mình, đúng như lời nói của Carolin: “Tự đề cao mình, trước hết cần có lòng tự tin, nhưng cần phải có độ dừng”.
Nhiều người phải chịu sức ép công việc vượt quá khả năng của mình, họ đều nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề tự biểu hiện mình, Kesylin nói về vấn đề này rõ ràng nhất: “Khi bạn làm tốt 20 việc, chẳng ai nhớ đến bạn, nhưng chỉ cần bạn làm hỏng một việc, là người ta nhớ kỹ về bạn ngay”. Do vậy, làm tốt công việc cũng quan trọng như làm cho người khác nhận thấy mình làm tốt, ngay cả những người tính tình trầm lắng, hoặc hay e thẹn cũng vẫn phải biết cách biểu hiện bản thân mình.
Khi nói đến chuyện này thì nẩy sinh ra một vấn đề, trong quan niệm truyền thống của người Trung Quốc, có vẻ không thể dung túng cho cách tự khen mình, vì như vậy tức là tự cao tự đại, thiếu khiêm tốn, không tự biết mình.
Một dẫn chứng hùng hồn nhất thể hiện sự khác biệt giữa quan niệm phương Đông với phương Tây, là trong bầu cử, không ai dám tự bỏ phiếu cho mình, vì vậy ngay cả trường hợp tổng kết 100% số phiếu cũng không bao gồm phiếu bầu của người được bầu, ví dụ có tất cả 30 người tham gia bỏ phiếu, thì 100% được
hiểu là được 29 phiếu tán thành, 1 phiếu không tán thành chính là của đương sự. Kết quả này sẽ nâng cao uy tín của người trúng cử, nhưng nếu được 30 phiếu tán thành, mọi người hiểu ngay rằng đương sự bỏ phiếu cho mình, thiên hạ sẽ dị nghị rằng người đó thiếu khiêm tốn, uy tín sẽ bị giảm sút. Thế mà ở phương Tây, bỏ phiếu cho mình là chuyện hiển nhiên, người ta lập luận rằng, trước hết phải tự tin vào chính mình, thì người khác mới tin vào mình chứ, là một cách tuyên bố với thiên hạ rằng, tôi đủ năng lực đảm đương công việc, tôi tin chắc rằng mình sẽ trúng cử.
Một vị giáo sư Trung Quốc đi giảng bài ở nước ngoài, sau khi kết thúc một học kỳ, nhà trường quyết định tất cả giáo sư trong khoa đó bỏ phiếu tín nhiệm, xem vị giáo sư Trung Quốc có xứng đáng giảng dạy tiếp học kỳ hai hay không, vị giáo sư này đương nhiên có quyền tham gia bỏ phiếu, nhưng do quan niệm truyền thống, ông không dám tự bỏ phiếu cho mình, trước vấn đề khó xử như vậy, ông đành đi xin ý kiến của chủ nhiệm khoa.
“Thưa chủ nhiệm, nếu ngài rơi vào trường hợp tôi, ngài sẽ xử lý ra sao?.
“Nếu tôi ở địa vị của giáo sư, tôi rất tự tin vào năng lực của mình, thì tôi sẽ bỏ phiếu tán thành!”
“Tự bỏ phiếu cho mình ư?”
Ông chủ nhiệm nhìn vị giáo sư Trung Quốc với ánh mắt đầy vẻ ngạc nhiên, rồi ông ta chậm rãi nói dằn từng tiếng: “Nếu như bản thân giáo sư cũng không tín nhiệm mình, thì còn ai dám bỏ phiếu ủng hộ giáo sư nữa!”
Lời nói của ông chủ nhiệm rất đanh thép, không thể bắt bẻ vào đâu được. Nhưng ông có lẽ chưa hiểu nhiều về sự khác biệt giữa phương Đông và phương Tây, qua đó chúng ta cũng nhận ra một điều, quan niệm truyền thống nhiều khía cạnh không thể hòa nhập với thời đại mới, cuộc sống mới.
Một số nhân viên tích cực năng nổ làm việc một cách âm thầm lặng lẽ, chờ cho mọi người chấp nhận, thì luôn luôn phải chịu thua thiệt. Ở trường học, giáo viên không hề ủng hộ khuyến khích học sinh chơi trội, thích biểu hiện cá nhân, cho rằng đó là một thái độ có hại, nhưng trong công tác, nếu ai đó không biết tự phô bày thành tích của mình, thì sẽ không được người khác công nhận.
Người đang trong quá trình khởi nghiệp, nếu không biết tự quảng cáo tiếp
thị, thì rất khó thành công. Có thể ví tự tiếp thị như con dao hai lưỡi, chơi không khéo dễ bị đứt tay, cũng có phần giống như rán nem cuốn, phải vừa mức vừa độ, nếu khống chế ngọn lửa non quá hoặc già quá đều không ngon. Khi tiếp thị cho mình, nếu tỏ ra quá khiêm tốn, thì coi như tự đánh mất cơ hội, nhưng thổi phồng hình tượng của mình một cách quá đáng, thì người nghe sẽ cho rằng mình ba hoa bốc phét hoặc kiêu căng tự phụ, một cách tự bộc lộ cá nhân được mọi người tán đồng là: trình bày những ý tưởng, những chương trình đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Đã đành, người đời thường nói, hãy nhìn vào việc làm, không chỉ nên nghe lời nói, tuy nhiên, nếu chỉ biết làm mà không biết nói, thì vẫn không được mọi người thừa nhận và tôn trọng, nhiều khi phải chờ đợi rất lâu mới thấy rõ ràng kết quả việc làm, cho dù phải mạo hiểm với khả năng thất bại cho công việc chung, nhưng nếu bạn nhận thấy đây là cơ hội tốt để thể hiện mình, thì bạn hãy mạnh dạn nhận lấy công việc đó. Nhiều người bình luận về vấn đề này như sau: “Bây giờ tôi mới hiểu, làm thế nào để người ta hiểu mình là người tốt, có năng lực là một vấn đề vô cùng hệ trọng, có thể tôi chỉ cần tỏa sáng trong một khoảnh khắc, nhưng sẽ mang lại lợi ích cho tôi cả đời”.
Một số biện pháp thể hiện bản thân trong cộng đồng là:
Ủng hộ thể chế đã định hình, chấp nhận quan điểm mà ông chủ tỏ ra tâm dắc.
Hăng hái nhiệt tình giúp đỡ người khác, trong mọi lúc, mọi nơi đều thể hiện mình là nhân tố tích cực xây dựng.
Vượt trội, chọn thời cơ thích hợp thể hiện tài năng bản lĩnh hơn người của mình.
Tuyên truyền thành tích, làm cho mọi người biết rõ về thành tựu của mình.
Xây dựng lòng tin, thông qua giao tiếp ứng xử làm cho mọi người tin rằng mình là con người trung thực, đáng tin cậy.
Trau dồi năng lực, học tập nắm vững những kiến thức, kỹ thuật tiên tiến nhất của thời đại mới, những vấn đề nan giải chưa được giải quyết, ngoài ra so sánh giữa cái mới và cái cũ để tích lũy kinh nghiệm.
Phô diễn, biểu hiện tài năng bản lĩnh trước lãnh đạo và mọi người thưởng thức thán phục.
Khẳng định mình, bằng những sáng kiến cải tiến mang lại thành tích hiệu quả rõ nét, nhằm khẳng định vị thế của mình trước cộng đồng.
Nếu ai đó muốn tự tiếp thị thành công, thì phải nói lời chia tay với các quan điểm truyền thống đã tỏ ra lỗi thời, trước hết phải tự khẳng định, tự thừa nhận năng lực tư cách của mình, dám bỏ phiếu tín nhiệm cho bản thân, thể hiện tinh thần mạnh dạn tự tiến cử mình với thiên hạ.
GỢI MỞ NĂNG LỰC
Có thể ví tự tiếp thị như con dao hai lưỡi, chơi không khéo dễ bị đứt tay, cũng có phần giống như rán nem cuốn, phải vừa mức vừa độ, nếu khống chế ngọn lửa non quá hoặc già quá đều không ngon. Khi tiếp thị cho mình, nếu tỏ ra quá khiêm tốn, thì coi như tự đánh mất cơ hội, nhưng thổi phồng hình tượng của mình một cách quá đáng, thì người nghe sẽ cho rằng mình ba hoa, bốc phét hoặc kiêu căng, tự phụ.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.