8 Tố Chất Trí Tuệ Quyết Định Cuộc Đời Người Đàn Ông

6. ĐÁNG GIÁ NHẤT LÀ ĐỘC ĐÁO KHÁC NGƯỜI



Điểm khác biệt duy nhất giữa tôi với người điên, chính là tôi không điên.

Điểm khác biệt duy nhất giữa tôi với người điên, chính là tôi không điên.

Nghe câu nói này bạn có cảm giác hơi choáng váng phải không, nhưng đây lại là câu danh ngôn của họa sĩ thiên tài người Tây Ban Nha tên là Salvador Dali, câu nói như một lời tuyên ngôn đủ tạo ra sức cuốn hút khiến ta muốn được tìm hiểu thân thế sự nghiệp và chiêm ngưỡng tác phẩm bất hủ của ông.

Trong lĩnh vực nghệ thuật tạo hình. Quan hệ cấu trúc theo hình tháp ngà, người thành công nằm trên đỉnh tháp, người không thành công tạo thành chân tháp, nghĩa là giữa họ có khoảng cách rất lớn, khái niệm thành công trong lĩnh vực tạo hình cũng khác xa so với các lĩnh vực khác, cho dù trước đây chúng tôi có nói rằng trên rừng không thể có hai chiếc lá nào hoàn hoàn giống nhau, cũng như trên đời không thể có hai sự nghiệp hoàn toàn y hệt nhau. Tuy nhiên xét về vấn đề khởi nghiệp, vẫn bao hàm nhiều điểm tương đồng, mà chúng ta có thể tham khảo học hỏi người đi trước và người xung quanh. Riêng lĩnh vực nghệ thuật thì điều này lại không thể vận dụng, đối với một họa sĩ hay nhạc sĩ, thì giá trị của họ chính là tạo ra phong cách riêng độc đáo khác người.

Chúng ta có thể giả thiết rằng, nếu mọi bức tranh, mọi bản nhạc trên đời lại na ná như nhau, thủ pháp giống nhau, đề tài giống nhau, tình tiết giống nhau,

thì thiên hạ sẽ cảm thấy vô vị nhàm chán biết mấy, cuộc đời sẽ trở nên đơn điệu tẻ nhạt vô cùng, Vì vậy tiêu chí đánh giá thành công trong lĩnh vực nghệ thuật, trước hết là độc đáo khác biệt, không mô phỏng rập khuôn theo mô thức lối mòn của người khác, muốn được xếp trên đỉnh tháp ngà nghệ thuật, phải coi độc đáo khác biệt là mục tiêu theo đuổi suốt cả cuộc đời sáng tác, chỉ có như thế, nhà nghệ sĩ mới được người đời tôn vinh ngưỡng mộ.

Chúng ta hãy lật từng trang cuốn từ điển nghệ thuật phương Tây, chẳng mấy khó khăn phát hiện ra một chuyện lạ, đó là phần giới thiệu về họa sĩ Pablo Picasso chiếm nhiều trang, nhiều dòng nhất, vì sao Picasso lại được đánh giá cao như vậy, được công nhận là nhà nghệ thuật tiêu biểu của thế giới trong thế kỷ 20, là người đóng vai trò quan trọng nhất nhưng không hẳn là vĩ đại nhất, vì có người yêu, kẻ ghét, nhưng ai cũng có một nhận xét chung, đó là Picasso đã đóng góp to lớn vào nền mỹ thuật đương đại, vai trò của ông trong thế giới mỹ thuật phương Tây ở thế kỷ 20 không ai thay thế được.

Quả vậy, việc chọn lựa một nhân vật đại diện cho nền mỹ thuật không chỉ

của phương Tây mà còn là của toàn thế giới thật là một vấn đề nan giải, nhưng cuối cùng người ta đã bỏ phiếu cho Picasso.

Một số chuyên gia mỹ thuật hàng đầu ở Trung Quốc cũng rất am hiểu, quen thuộc với cái tên Picasso, nhưng chưa hẳn đã hiểu rõ thân thế và sáng tác của ông, nếu muốn nắm bắt đại thể về nền mỹ thuật phương Tây, không thể bỏ qua Picasso, con người đóng vai trò cột mốc phân chia thời đại, nhưng không dễ hiểu được bậc thầy trường phái hiện đại này.

Chúng tôi không kể dài dòng về bình sinh của Picasso, ở đây chỉ nêu dẫn chứng về bức tranh cô gái khỏa thân mang tựa đề “Những cô nàng quận Avignon” sáng tác năm 1907 được giới mỹ thuật đánh giá là tác phẩm đánh dấu thời đại.

Về mặt chọn thể tài “Những cô nàng quận Avignon” kế thừa lịch sử hội họa phương Tây, cô gái khỏa thân là một đề tài rất quan trọng và lâu đời, nhưng xét về thể chất thì sự miêu tả trong bức tranh này hoàn toàn đối lập với quan niệm truyền thống về cái đẹp, nhìn vào bức tranh ta thấy những hình thù kỳ quái hoang dại, thông qua đó lớn tiếng hô hào theo đuổi nghệ thuật kiểu mới, tiêu diệt vẻ thanh tao, cao thượng.

Qua bức tranh này, nhìn từ góc độ chính diện tác giả vẽ năm cô gái lõa thể lớn hơn kích thước người thật, họ chen nhau xuất hiện trước bối cảnh, nếu nói

một cách nghiêm khắc thì bức tranh này không hề có chiều sâu, gây cho người xem cảm tưởng, các cô sắp sửa nhảy ra ngoài khung tranh, hình thể của các cô được phác họa bởi những hình kỷ hà, các tỷ lệ số đo không hề hài hòa cân đối, hai cô gái bên trái bức tranh có khuôn mặt thật kỳ quái gần như không phải là mặt người, gây cảm giác đáng sợ, khiến ta liên tưởng đến các mặt nạ của người châu Phi. Xử lý toàn bộ tác phẩm từ cấu tứ đến không gian, đều thách thức với những khuôn mẫu cổ điển, giống như đàn voi xông vào lò gốm, phá phách bừa bãi làm đảo lộn tất cả, nói cách khác đây là một hành động thách thức đả kích không thương tiếc đối với những chuẩn mực thiêng liêng trong nền hội họa. Chúng ta đều thừa nhận Picasso được học hành đến nơi đến chốn về mỹ thuật hội họa, nhưng ở đây là một sự cố ý xử lý khác lệ thường, đó chính là thành quả học tập và tìm tòi nghiên cứu, bộc lộ trình độ nghệ thuật siêu đẳng và chân chính.

Chúng ta đều cho rằng, không ngừng sáng tạo cải tiến, không ngừng phát triển chính là điều kiện không thể thiếu của nền văn minh phương Tây, con đường đi lên của nghệ thuật phương Tây cũng thể hiện quan điểm này. Cuối thế kỷ 19, xuất hiện trào lưu chống sao chép tái hiện và khuôn sáo cổ điển, những nghệ sĩ theo trào lưu cải cách từ lâu bị chèn ép bởi mô thức truyền thống, có dịp vùng lên lật đổ phá tung cái cũ, họ được hoan nghênh nhiệt liệt, đó là nguồn động viên tinh thần rất to lớn cũng là sự gợi mở về mặt hình thức.

Khi “Các cô nàng quận Avignon” vừa mới chào đời, ngay cả những người bạn thân thiết với Picasso cũng cảm thấy khó chấp nhận, nhưng theo dòng thời gian, ảnh hưởng của nó ngày càng sâu rộng. Ngày nay, bức tranh phù hợp với yêu cầu thẩm mỹ mới này đã được trường phái hiện đại mặc nhiên công nhận là một trong rất ít những tác phẩm kinh điển. Trong lịch sử mỹ thuật, người ta coi thời điểm sáng tác bức tranh này là tiêu chí đánh dấu sự ra đời của phái lập thể. Một nhà văn chuyên sáng tác về thân thế sự nghiệp Picasso, đã sử dụng cụm từ “Vinh quang và đơn độc” để hình dung quãng thời gian cuối đời của ông, cách nói này không phải là không có lý, vì sự độc đáo khác người của ông đã nâng tầm cỡ ông lên hàng đầu trong giới mỹ thuật được kính nể suốt từ những năm 50 đến những năm 70 của thế kỷ 20, có người sùng kính ông như thần thánh, mặt khác ông ngày càng thu mình vào trong thế giới riêng tư, chìm đắm trong niềm say mê sáng tác, không thể giao lưu đồng cảm với những người hâm mộ. Ngoài ra nhiều chuyện rắc rối trong gia đình gây phiền hà đảo lộn cuộc sống của ông, tình trạng sức khỏe của ông ngày càng sút kém. Tuy vậy tốc độ và hứng thú sáng tác của ông không hề bị giảm sút, mà ngày càng phong phú đa dạng hơn, các tác phẩm mới ngày càng mang nhiều sắc thái hài

hước, và vẫn duy trì phong cách độc đáo như ngày nào.

Trong suốt cuộc đời Picasso còn xảy ra một câu chuyện được người đời tốn nhiều giấy bút bình luận. Thời đại mà Picasso sống những ngày cuối đời, vừa trùng hợp với cuộc đối đầu giữa hai phe chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, nhưng Picasso đã vượt lên trên cuộc phân tranh Xô-Mỹ, ông giành được sự ưu ái của toàn thể nhân loại. Năm 1962 chính phủ Liên Xô quyết định tặng ông “Giải thưởng hòa bình Lênin” (Lần tặng giải thưởng thứ nhất vào năm 1950) còn Viện bảo tàng mỹ thuật hiện đại Newyork đã tổ chức cuộc triển lãm nhân dịp mừng thọ Picasso 80 tuổi, hai sự kiện này diễn ra trong cùng một năm. Có thể nhận thấy hai phe đối địch trong cuộc chiến tranh lạnh đều chìa bàn tay chào đón bậc thầy nghệ thuật của thế kỷ 20 này. Mùa thu năm 1971, một buổi lễ mừng thọ Picasso 90 tuổi được nước Pháp tổ chức rất trọng thể, tổng thống Pompidou đích thân đến cung điện Louvre để cắt băng khai mạc phòng trưng bày 8 bức tranh của nhà danh họa này.

Qua sự kiện những năm tháng cuối đời Picasso đồng thời nhận được sự tôn vinh của cả hai phe đối lập về quan điểm chính trị, chúng ta nhận thức được rằng, nếu một nhà nghệ thuật giành được thành tựu to lớn, tỏ ra xuất chúng vượt trội, sẽ đạt đến đỉnh cao vinh quang ở mọi lúc mọi nơi.

GỢI MỞ NĂNG LỰC

Nếu ai đó muốn chen chân vào chóp tháp ngà nghệ thuật, thì phải tạo dựng phong cách độc đáo khác người, coi đó là mục tiêu theo đuổi suốt đời, và chỉ khi làm được điều này, mới hy vọng giành được thành tựu rực rỡ.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.