8 Tố Chất Trí Tuệ Quyết Định Cuộc Đời Người Đàn Ông
2. NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
Ai có thể dễ dàng trở thành nhà lãnh đạo, ai không thể trở thành nhà lãnh đạo? Nghệ thuật lãnh đạo là gì? Nếu bạn đã là nhà lãnh đạo hoặc muốn trở thành nhà lãnh đạo, thì phải biết rõ những điều dưới đây.
(1) Nghệ thuật quan tâm người khác a) Phong cách quản lý
Nhà lãnh đạo không chỉ quan tâm đến công việc mà còn quan tâm đến con người một cách tế nhị, thấm đượm tình người, quan tâm công việc và quan tâm con người kết hợp một cách hài hoà, đó chính là nghệ thuật cao nhất trong công tác lãnh đạo, ai làm được điều đó sẽ trở thành nhà lãnh đạo kiệt xuất.
b) Xây dựng phong cách độc đáo
Người nắm cương vị lãnh đạo phải xây dựng hình tượng nhân vật công minh chính trực vì đại nghĩa, xử sự theo phong độ cao thượng, lịch lãm, luôn chú ý đến hành vi cá nhân, không có những biểu hiện nhỏ nhen, ti tiện trước mặt cấp dưới, không mắc thói tham ô vụ lợi, cửa quyền hách dịch, mắc phải những thói hư tật xấu thì uy tín của nhà lãnh đạo sẽ bị xuống cấp nghiêm trọng.
Nếu bạn đã từng đọc tác phẩm “Tam quốc diễn nghĩa” chắc chưa quên câu chuyện Lưu Bị ném A Đẩu, nhờ vậy mà thu phục được tấm lòng của các vị tướng dưới quyền như Triệu Tử Long, ngoài ra còn câu chuyện Lưu Bị trăng trối dặn dò Gia Cát Lượng và các vị đại thần trước lúc lâm chung: Nếu như Lưu Thiền (tức A Đẩu) tỏ ra hèn kém không có khí phách thì các người không nên phò tá nó lên làm vua, qua hai câu chuyện này ta thấy được tấm lòng nhân hậu, bao dung và tài năng lãnh đạo vượt trội của Lưu Bị. Chính nhờ nhân cách và cách ứng xử thấm đậm tình người mà các chư tướng tâm phục, khẩu phục, coi Lưu Bị như người cha của mình, không ai có bụng ăn ở hai lòng.
c) Quan tâm đến tâm tư nguyện vọng của nhân viên.
Là người lãnh đạo cần hiểu rõ cuộc sống, hoàn cảnh và tâm tư nguyện vọng của cấp dưới, đồng thời biểu hiện sự quan tâm rất tận tình, chu đáo đối với họ.
Một mặt yêu cầu rất nghiêm khắc nhưng mặt khác phải tỏ ra yêu quý, kính trọng cấp dưới thì mọi người mới có thể đoàn kết, nhất trí và hết lòng phấn đấu vì công việc, nhằm báo đáp lại tấm lòng của lãnh đạo.
(2) Nghệ thuật thưởng phạt. a) Thưởng phạt phân minh.
Là người nắm cương vị lãnh đạo trong một đơn vị cần phải toàn tâm, toàn ý xây dựng đơn vị vững mạnh, trong đó có cơ chế thưởng phạt để khuyến khích mọi người thi đua cạnh tranh một cách lành mạnh, huy động tối đa tinh thần tích cực hăng hái của nhân viên. Khi nhân viên lập được thành tích thì cần khen thưởng thoả đáng, tránh thái độ ghen ghét kèn cựa khi cấp dưới tỏ ra tài giỏi hơn mình (Tham khảo bức tranh châm biếm: Võ Đại Lang tuyển người tuyên bố không nhận những người tài cao hơn mình). Hãy nhớ câu nói của người xưa “Dưới trướng tướng tài không có binh lính nhu nhược”, thành tích của cấp dưới sẽ làm đẹp mặt cho cấp trên.
b) Khen ngợi và biểu dương.
Trong nghệ thuật dùng người, lãnh đạo phải đặt hết niềm tin vào cấp dưới, ngay cả trong trường hợp cấp dưới bị vấp váp, thất bại, vì nguyên nhân thắng bại rất nhiều bao gồm nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong nguyên nhân khách quan thì có thiên thời, địa lợi, nhân hoà, nguyên nhân chủ quan là sức mạnh, kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý. Nhà lãnh đạo nên quán triệt nguyên tắc: “5 phần giáo dục, 3 phần biểu dương, 2 phần phê bình khiển trách, dám chịu trách nhiệm thay cho cấp dưới”, đó chính là cách thu phục lòng người.
c) Nghệ thuật phê bình khiển trách.
Khi cấp dưới mắc lỗi lầm, gây ra tổn thất cho đơn vị, thì tất nhiên phải phê bình khiển trách, tuy nhiên việc phê bình khiển trách phải chú ý vận dụng một cách khéo léo, hiệu quả. Khi phê bình khiển trách phải có tình có lý và tránh xúc phạm đến lòng tự trọng của đối tượng, không làm cho họ bi quan thất vọng, trước khi phê bình hãy biểu dương, sau khi phê bình lại biểu dương, như vậy cấp dưới mới tin phục và không sinh ra tâm trạng thất vọng, gợi mở cho họ hy vọng chuộc lại lỗi lầm, như vậy sẽ có lợi cho cả đơn vị và cá nhân đối tượng.
a) Ngay từ đầu không nên đả kích gay gắt, mà nên uyển chuyển đi vào câu chuyện một cách tế nhị.
b) Ăn nói nhẹ nhàng: Cho dù cấp dưới mắc lỗi rõ ràng có chứng cứ không thể biện minh, thì sếp vẫn cư xử với thái độ mềm dẻo cảm thông, không giống như kiểu mẹ chồng con dâu, cáu gắt thô bạo.
c) Chú ý nghệ thuật ngôn ngữ: Một nhà lãnh đạo cao tay phải đồng thời là một nhà diễn thuyết, khi phê bình càng nên vận dụng từ ngữ thật chọn lọc và có sức thuyết phục. Người xưa đã dạy: Lời hay ý đẹp có thể sưởi ấm giữa mùa đông, lời nói cay nghiệt có thể gây buốt giá giữa ngày hè. Khi tiếp xúc cần theo dõi diễn biến tình cảm của đối phương. Ví dụ đáng lẽ nói: “Chuyện này anh đã sai rõ ràng” nên chuyển thành câu nói: “Trong chuyện này cậu xử lý có chỗ chưa thoả đáng, mình gặp cậu để tìm cách giúp đỡ cậu điều chỉnh lại” có thể rút ra trình tự phê bình từ thấp đến cao như sau:
Nhắc khéo – gợi ý – khuyên răn – cảnh cáo – phê bình công khai – xử lý kỷ luật, như vậy sẽ thực hiện được nguyên tắc: “Phê bình nên nặng, xử lý nên nhẹ”, có lợi cho sự nghiệp chung.
(3) Nghệ thuật phân công nhiệm vụ
a) Trong thời kỳ đầu dựng nước, nước cộng hoà non trẻ của chúng ta đã chống đỡ được với sức ép của thế lực phản động bên trong và bên ngoài, trong đó có một sự kiện là giúp Triều chống Mỹ, việc lớn thứ hai là triển khai phong trào xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng. Nghe nói, đồng chí Mao Trạch Đông đã vận dụng một cách tài tình nghệ thuật phân công phân nhiệm.
Sau khi cân nhắc thật thận trọng, đồng chí Mao Trạch Đông căn cứ vào nhận thức của mình, mới đưa ra chủ trương giúp Triều chống Mỹ, tuy nhiên đồng chí vẫn triệu tập hội nghị để lắng nghe ý kiến của mọi người. Trong hội nghị đồng chí Bành Đức Hoài cũng ủng hộ chủ trương này, Mao Trạch Đông rất phấn khởi nói với Bành Đức Hoài: “Vậy thì hai hôm nữa đồng chí đưa cho tôi xem bản đề án nhé!” Như vậy nguyên soái Bành Đức Hoài có cảm giác như đây chính là chủ trương của mình, phương án của mình, không coi đây là nhiệm vụ giao thêm ngoài chức trách phận sự, nên tâm trạng rất phấn chấn.
Chúng ta chưa vội bình phẩm câu chuyện này có thật hay không, chỉ cần rút ra một nhận xét, trong trường hợp này Mao Trạch Đông không sử dụng biện pháp trực tiếp ra mệnh lệnh một cách cứng nhắc, mà vận dụng phương pháp gợi ý. Hãy xem phép dùng binh của Tống Nhạc Phi: “Quân tử chỉ gợi mở mà không nói, thì lòng quân sôi sục hăng hái” đúng là phong độ của một vị đại tướng. Nhà lãnh đạo thông minh khi giao nhiệm vụ cho thuộc hạ, phải gợi mở cho cấp dưới nhận thức được rằng, đây vừa là lợi ích, vừa là cơ hội giành cho mình.
Ngoài ra khi giao nhiệm vụ còn cần giúp cấp dưới hiểu rõ những điều sau đây:
b) Nhiệm vụ này rất thú vị.
c) Đây là dịp may để mình thể hiện tài năng.
d) Nhiệm vụ này rất có ý nghĩa.
e) Nhiệm vụ này có liên quan mật thiết đến quyền lợi của bản thân (Như tăng lương, đề bạt, điều động công tác v.v…).
g) Hoàn thành nhiệm vụ là vấn đề danh dự của cá nhân.
(5) Tự mình nêu gương
a) Tác dụng của gương mẫu
Là người phụ trách đứng đầu trong một đơn vị, phải luôn luôn nêu cao vai trò đầu tàu gương mẫu cho mọi người noi theo, sự thực đã chứng minh rằng, người lãnh đạo nêu gương sáng, sẽ có tác dụng làm hạt nhân đoàn kết quần chúng cùng đồng tâm hiệp lực phấn đấu cho mục tiêu chung. Cho dù trong thời kỳ chiến tranh trước đây hay giai đoạn khó khăn nhất trong công cuộc xây dựng hoà bình xã hội chủ nghĩa, Thủ tướng Chu Ân Lai cũng như nhiều đảng viên cộng sản khác là cán bộ cao cấp của Đảng và nhà nước đều đồng cam cộng khổ với quần chúng nhân dân, họ ăn uống đạm bạc, mặc quần áo còn nhiều mảnh vá, chính vì vậy mà họ được nhân dân tin yêu, kính phục và ủng hộ.
b) Đầu tầu tiên phong
Việc gì khó mình xung phong đi trước, trong công tác và đời sống luôn quan tâm đến cấp dưới
c) Đối xử bình đẳng
Là người lãnh đạo, không nên tự mà nên đối xử thân mật, bình đẳng đề cao mình coi mình hơn hẳn người khác, với mọi người
d) Đồng cam cộng khổ, chia ngọt, sẻ bùi.
Cho dù khi công ty ăn nên làm ra, hay khi thất bát thua lỗ. Cho dù thời gian khởi nghiệp hay đã ổn định, lãnh đạo vẫn luôn luôn gắn bó đoàn kết với nhân viên, cùng nhau phấn đấu hết mình cho công ty.
GỢI MỞ NĂNG LỰC
Đàn ông muốn trở thành lãnh đạo, thì phải nắn vững nghệ thuật và kỹ năng lãnh đạo, mới có thể thắng tiến trên con đường sự nghiệp.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.