8 Tố Chất Trí Tuệ Quyết Định Cuộc Đời Người Đàn Ông

4. CƠ MAY ẨN HIỆN TRONG KHOẢNH KHẮC LINH CẢM



Rất nhiều phát kiến vĩ đại đã nảy nở trong linh cảm chợt đến, đôi khi xảy ra trong giấc mơ, nếu bạn chợt có linh cảm, thì bạn đừng bỏ qua, hãy ghi chép lại cẩn thận, để biến nó thành cơ hội gặt hái thành công.

Rất nhiều phát kiến vĩ đại chỉ nhờ vào linh cảm hết sức ngẫu nhiên, người đàn ông thành đạt không bao giờ bỏ qua những linh cảm chợt thoáng qua trong đầu như một tia chớp, sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu những người thành đạt đã xử trí ra sao nhé:

(1) Gợi ý của trò ảo thuật

Ngày nay điện báo đã trở thành một phương tiện thông tin phổ biến phục vụ cho con người, nhưng nó đã được Morse phát minh ra trong một trường hợp hết sức tình cờ.

Morse vốn là một họa sĩ, vào một ngày thu năm 1832, ông ngồi trên con tàu mang tên Sari đi từ nước Pháp trở về nước Mỹ, có một hành khách trẻ cùng đi tàu là bác sĩ Jakson biểu diễn trò ảo thuật cho hành khách xem, anh ta đặt lên mặt bàn một miếng sắt hình móng ngựa xung quanh quấn dây đồng cách điện, sau đó anh ta cho thông điện vào dây đồng, thì nhận thấy chiếc móng nhựa bằng sắt đó sinh ra một lực hút vô hình có khả năng hút đinh và những mẫu sắt vụn khác, anh ta ngắt điện, thì lực hút không còn, đinh và các mẫu sắt vụn rơi ra. Trò ảo thuật này khiến Morse rất hứng thú, ông xin được tự tay làm thử vài lần, ông rút ra kết luận, khi có dòng điện đi qua cuộn dây thì sẽ sinh ra cảm ứng điện từ, sản sinh từ tính, từ tính sinh ra lực hút đối với sắt vụn.

Trên cơ sở thử nghiệm đã khơi gợi trí tưởng tượng phong phú của Morse, ông nghĩ rằng có thể vận dụng hiện tượng này vào lĩnh vực chuyển tải tin tức, sau đó ông bỏ luôn nghề họa sĩ để chuyên tâm nghiên cứu về thông tin, năm đó ông đã 41 tuổi, có người chê ông rồ dại, có người chân tình khuyên ông đừng hành động ngớ ngẩn như thế, nhưng ông phớt lờ tất cả. Năm 1835, ông hoàn thành thiết kế mô hình máy điện báo đầu tiên, năm 1838 lại cho ra đời hệ thống tuyến và điểm, đó chính là hệ thống phát báo tín hiệu Morse thông dụng trên toàn thế giới ngày nay. Thông qua các loại xung điện có độ dài khác nhau hoặc ánh sáng đèn để truyền tin. Với sự nỗ lực phi thường Morse đã phát minh ra chiếc máy điện báo, ông xây dựng tuyến đường dây phát báo đầu tiên, được sự tài trợ của Ủy ban tài chính trong Quốc hội Mỹ, đường dây nối liền Baltimo đến Wasington liên lạc thông suốt, đến năm 1854, ông nhận bằng phát minh sáng chế về điện báo, cơ hội này đã giúp ông chen chân vào hàng ngũ tiệu phú ở nước Mỹ, vào những năm tháng cuối đời, ông rất nhiệt tình làm từ thiện.

Ngày nay sự phân công chuyên ngành càng đi vào chiều sâu, câu chuyện một họa sĩ xem ảo thuật chuyển ngành sang lĩnh vực thông tin và giành được bằng phát minh sáng chế như thuở trước đã trở thành viễn vông hoang tưởng, nhưng câu chuyện về Morse lại có thật một trăm phần trăm, và nó gần như trở thành huyền thoại trong lịch sử.

(2) Linh cảm đến trong cơn say

Nhà khoa học gốc Hoa của nước Mỹ là giáo sư Chu Đệ Văn đã phát minh ra kỹ thuật “Làm nguội nguyên tử bằng Laser” và giành được giải thưởng Nobel về lĩnh vực vật lý năm 1997. Trong một cuộc hội thảo khoa học diễn ra sau đó, ông kể lại rằng linh cảm phát minh đến trong đầu ông do nhớ lại khi ông học tại Trường đại học Manchester ở phía bắc thành phố NewYork vô tình quan sát người say rượu bước đi lảo đảo.

Thế giới đang biến đổi không ngừng, mọi vật thể đều nằm trong trạng thái vận động với tốc độ khác nhau, trong đó nguyên tử là hạt vật chất nhỏ nhất cấu tạo nên các đơn chất cũng như các hợp chất, tốc độ chuyển động của nó đạt 500m/s, vì nó vận động nhanh như thế, nên từ trước tới nay, các nhà khoa học đành bó tay, không có cách gì quan sát và nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này. Ngay từ thập kỷ 60, các nhà khoa học đã nhận thấy rằng, khi nhiệt độ của vật thể giảm đột ngột từ nhiệt độ phòng xuống đến nhiệt độ tuyệt đối (Tức là – 273oC) thì tốc độ của nguyên tử sẽ giảm xuống ngang với tốc độ dưới 1km/giờ. Thế nhưng mấy chục năm nay người ta vẫn chưa tìm ra cách hạ nhiệt độ nguyên tử xuống đến nhiệt độ tuyệt đối trong phòng thực nghiệm. Năm 1975 một số nhà vật lý tại Trường đại học Stanford đã đưa ra một ý tưởng, là cung cấp cho nguyên tử một nguồn động lượng quang tử Laser, để tạo ra áp lực bức xạ ngăn chặn chuyển động nhiệt của nguyên tử, nhằm giảm thiểu tốc độ của nguyên tử. Vào đầu thập kỷ 80 thế kỷ 20, sau khi giật được bằng tiến sĩ, Chu Đệ Văn tìm phương pháp chiếu xạ bằng sáu chùm tia laser từ sáu hướng vào nguyên tử, với mục đích làm nguội nguyên tử để giảm tốc độ của nó, vì ông biết rõ rằng khi bị chiếu xạ thì nguyên tử hấp thụ quang tử bao gồm năng lượng và khối lượng của quang tử, do đó nhiệt độ của nó hạ xuống, tốc độ chuyển động giảm thiểu, nhưng thời gian giảm tốc độ rất ngắn chỉ bằng 30 x10-7 giây. Khi nguyên tử bị chiếu bằng tia Laser, trong vòng 1 giây, nó hấp thụ một khối lượng rất lớn quang tử, nghĩa là theo hướng chuyền tải của nguyên tử, áp lực của quang tử sẽ gây tác động lớn gấp 10 lần so với trọng lực, dưới áp lực lớn như vậy, tốc độ của nguyên tử chỉ còn bằng tốc độ bò của con côn trùng mà thôi, còn nhiệt độ của nó cũng hạ xuống rất nhiều, người ta có đủ điều kiện để quan sát và nghiên cứu trạng thái của nguyên tử.

Năm 1985, Chu Đệ Văn cùng với các đồng sự trong phòng thực nghiệm đã thiết kế rất nhiều cách thí nghiệm nhưng vẫn chưa đạt được kết quả làm lạnh nguyên tử, không tạo ra được bước đột phá nào. Một hôm, Chu Đệ Văn chợt liên tưởng đến hình ảnh người say rượu bước đi lảo đảo mà ông từng chứng kiến hồi đang theo học ở Trường đại học Manchester, ở vùng ấy nhiệt độ khí trời rất lạnh nên mọi người hay uống rượu, thường chứng kiến cảnh người say rượu bước đi lảo đảo trên đường phố, họ chỉ đi xuống phía dưới dốc, không thể bước lên xe, có lẽ là do sự thôi thúc của thói quen. Ông chợt liên tưởng rằng, khi nguyên tử bị chiếu xạ, thì theo quán tính, nó cũng sẽ đi về hướng có mức năng lượng thấp, như vậy mấu chốt của vấn đề chính là cách lợi dụng tác động

của chùm tia Laser như thế nào cho thỏa đáng, ông đã thiết kế ra một cái bẫy gần đạt đến nhiệt độ tuyệt đối, để hạ mức năng lượng của nguyên tử khi đi qua cái bẫy này, nhằm mục đích bắt giữ nguyên tử. Tiếp đó ông cùng đồng sự tiến hành lại các thí nghiệm theo định hướng mới, và cuối cùng đã đạt được trạng thái lý tưởng. Trong báo cáo chuyên đề, ông đã gọi phương pháp làm nguội nguyên tử bằng chùm tia laser là “Keo dính quang học” ông giải trình rằng, trong trường hợp này, ví như nguyên tử bị sa vào một biển keo kết dính, nên không còn chạy đi đâu được nữa, vì nó vấp phải một lực cản rất lớn. Thành tựu xuất sắc của Chu Đệ Văn, giúp các nhà khoa học bắt giữ được nguyên tử không cho nó chạy lung tung như trước, thậm chí nó bị treo lơ lửng trong khoảng không để cho con người tha hồ nghiên cứu, các nhà khoa học đánh giá cống hiến của Chu Đệ Văn không những có ý nghĩa sâu sắc về mặt lý thuyết, mà cũng có giá trị rất cao về mặt thực nghiệm. Giáo sư Dương Chấn Ninh bình luận rằng: Kỹ thuật thí nghiệm mới này đã đặt nền móng cho công tác nghiên cứu hiện tượng kết hợp giữa Bosevà Einstein”. Các nhà quang học lượng tử ở Trung Quốc cho rằng xuất phát từ công việc nghiên cứu của nhóm Chu Đệ Văn, có thể suy diễn về hiện tương kết tụ Bose- Einstein trong bầu không khí loãng, cũng trên cơ sở này có thể sản sinh ra một ngành khoa học mới đó là thiết bị nguyên tử laser.

Trước khối lượng công việc quá lớn, nếu tập trung vào một việc nào đó, thì thường rơi vào tình huống bế tắc trong tư duy, chính lúc này linh cảm lại phát huy tác dụng một cách bất ngờ.

(3) Con rắn lởn vởn trong giấc mơ

Kekule là nhà hóa học người Đức, từ lâu chuyện nghiên cứu về kết cấu phân tử, được coi là người đặt nền móng cho bộ môn lý thuyết kết cấu hóa hữu cơ hiện đại, hồi trẻ ông từng theo học tại Trường đại học Giessen, vốn ôm mộng trở thành kiến trúc sư, sau đó được nghe bài giảng về thực nghiệm của nhà hóa học Liebig, ông đã bị lôi cuốn bởi tương lai rực sáng của ngành hóa học, và quyết định chuyển ngành sang nghiên cứu hóa học, cho dù quyết định này từng bị người nhà kịch liệt phản đối, nhưng không làm ông nản lòng, với nỗ lực phi thường, và được sự dìu dắt tận tình của người thầy Modenhawer người đã phát minh ra lửa lân tinh, ông đảm nhiệm công việc phân tích tại phòng thực nghiệm của Liebig, và lấy được bằng tiến sĩ, nhờ giai đoạn đầu theo học ngành kiến trúc, đã tạo điều kiện cho ông phát triển lý thuyết về kết cấu hữu cơ của Gerhardt thành hệ thống lý thuyết hoàn chỉnh về kết cấu hữu cơ rất độc đáo của ông.

Năm 1858, Kekule trở thành giáo sư môn hóa học tại Trường đại học Gangd nước Bỉ, chuyện kể rằng, một hôm ông đi ra ngoài, khi ông đang ngủ gật trên xe ngựa thì ý tưởng về kết cấu nguyên tố carbon chợt đến trong đầu, trên cơ sở đó xây dựng nên học thuyết về kết cấu dạng chuỗi mạch thẳng với hóa trị 4 của nguyên tử carbon trong học thuyết kết cấu hợp chất hữu cơ của ông. Thành tựu này đã mở ra con đường tìm hiểu khám phá nhóm hợp chất fatty group, luận điểm này được Couper công bố gần như ngay sau đó. Kelule đã vận dụng thành tựu này vào lĩnh vực nghiên cứu kết cấu mạch vòng của phân tử benzen thu được thành công mỹ mãn, thật khó tin, ý tưởng này cũng nảy sinh khi ông đang ngủ gật trong phòng đọc tại Trường đại học Gand vào năm 1865.

Hồi đó, Kekule đang nghiên cứu về kết cấu benzen cùng các hợp chất diễn sinh của nó, coi đó là một phần nội dung trong bài giảng về chương nhóm hợp chất thơm (aromatic). Vào buổi tối, ông ngồi trong thư phòng soạn giáo án, vì quá mệt, ông ngồi ngủ gật ngay bên bếp lò, trong cơn mơ màng ông mơ thấy hình con rắn trên mặt chiếc nhẫn ngọc bích của phu nhân bá tước Helrik, chuyện này đã xảy ra từ lâu lắm rồi, hồi ấy, ngôi nhà của phu nhân bá tước bị hỏa hoạn, nhà ông ở ngay trước mặt đối diện với ngôi nhà này, ông chứng kiến nguyên nhân phát sinh hỏa hoạn nên bị gọi ra trước tòa để làm nhân chứng, trong cơn hoảng loạn, phu nhân bá tước đã đánh mất chiếc nhẫn mặt đá ngọc bích rất quý, trên mặt đá ngọc bích chạm hình hai con rắn quấn vào nhau, một con bằng vàng, một con bằng bạch kim, sau này người ta tìm ra chiếc nhẫn trong người ở cho nhà bá tước, nhưng người ở khẳng định rằng bà ta đã có chiếc nhẫn này từ năm 1805. Để làm sáng tỏ vụ việc, tòa án phải đưa chiếc nhẫn đến phòng hóa nghiệm của giáo sư Liebig để phân tích, kết quả phân tích cho biết bạch kim được dùng làm đồ trang sức đầu tiên từ năm 1819, đưa đến kết luận người ở nói sai sự thật. Trong giờ nghỉ giữa phiên tòa, Liebig đã đưa cho Kekule xem chiếc nhẫn này, Kekule ngắm mãi không biết chán, tạo dáng rất đẹp của hai con rắn màu vàng và màu trắng quấn vào nhau đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm khảm ông. Nhưng trong giấc mơ hôm đó, hai con rắn lại không nằm bất động, mà biết động đậy sau đó biến thành nguyên tử Carbon, nó tỏa sáng lấp lánh như đốm lửa than trong lò sưởi, quấn quýt đan xen vào nhau, sau đó một con rắn cắn chặt vào đuôi nó, bức tranh này lởn vởn chập chờn rất lâu trước mắt ông, có vẻ như muốn trêu đùa chọc ghẹo ông.

Kekule bừng tỉnh cơn mê, ông thấy bàng hoàng cảm kích, vì nắm bắt được ý tưởng do giấc mơ gợi ra, ông thức suốt đêm để hoàn chỉnh sơ đồ kết cấu mới của benzen mạch vòng với carbon mạch thẳng, đây chính là mạch vòng thứ nhất của benzen, ông viết bản báo cáo khoa học và cho công bố trên tờ tạp chí

“Thông tin Viện khoa học” số tháng 1 năm 1865. Nền hóa học cận đại đã sử dụng phương pháp chiếu xạ tia X để nghiên cứu kết cấu hợp chất aromatic, đã nghiệm chứng dạng kết cấu mạch lục lăng mặt phẳng này, thành quả nghiên cứu đó đã góp phần quan trọng đối với bước phát triển của ngành hóa hữu cơ, cách phát minh kỳ lạ này khiến cho người đời ngạc nhiên và thán phục.

Giấc mơ là sự hiển hiện về những điều mà con người suốt ngày suy ngẫm, linh cảm không xuất hiện ban ngày có thể tìm thấy trong giấc mơ.

(4) Phát minh trong bồn tắm

Vào thế kỷ thứ 3 trước công nguyên, tại thành phố Syracuse nước Hy Lạp xảy ra một câu chuyện lạ lùng, một người đàn ông trần truồng chạy ra khỏi buồng tắm, ra ngoài phố miệng hô lớn: “Tôi phát hiện thấy rồi!” đó chính là nhà bác học lừng danh Archimedes.

Đầu đuôi câu chuyện như sau: Nhà vua Hero ra lệnh cho thợ làm một chiếc vương miện bằng vàng, sau khi làm xong, nhà vua nghi ngờ thợ đã trộn bạc vào trong đó, nên giao chiếc mũ cho Archimedes kiểm nghiệm, trước nhiệm vụ này Archimedes suy nghĩ nát óc, suốt ngày đi thơ thẩn như người bị ma ám, đến nỗi thường quên ăn cơm, khi đi tắm cứ ngồi lỳ trong bồn. Một hôm ông đi tắm, khi ngâm mình vào trong bồn tắm, thấy nước từ trong bồn trào ra ngoài, ông nhìn hiện tượng này và chợt vỡ nhẽ, khối lượng nước trào ra có mối liên quan đến thể tích cơ thể ông, ông lại liên tưởng đến so sánh tỷ trọng giữa vàng nguyên chất với vàng hợp kim pha thêm bạc, tỷ trọng vàng nguyên chất sẽ cao hơn, như vậy, nếu như hai vật thể cùng một trọng lượng, thì vật thể làm bằng vàng hợp kim sẽ lớn hơn vật thể làm bằng vàng nguyên chất, nếu thả hai vật này vào trong nước, thì vật thể lớn hơn sẽ làm nước tràn ra nhiều hơn. Sau khi tìm ra quy luật, ông mừng đến phát điên, quên cả mặc quần áo, trần truồng chạy ra ngoài phố, diễn ra pha giật gân nói trên. Sau này ông công bố định luật về sức đẩy của nước, còn gọi là “định luật Archimedes” và trình bày một cách tường tận trong cuốn sách “Bàn về vật thể nổi”.

Archimedes là nhà toán học, vật lý học, nhà phát minh nổi tiếng thời Hy Lạp cổ đại, được coi là người đặt nền móng cho bộ môn lực học, ông sinh năm 287 trước công nguyên tại thành phố Syracuse thuộc vùng đảo Sicilia, bố là nhà thiên văn, ngoài định luật sức đẩy của nước, ông còn phát minh ra định luật đòn bẩy, với câu nói bất hủ: “Chỉ cần cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ bẩy cả trái đất này lên”. Ông cũng là tác giả của kính lồi, có tác dụng tập trung ánh nắng phản chiếu vào một điểm, vận dụng vào trận đánh đốt cháy chiến thuyền của người La Mã, khi quân La Mã công phá thành phố Syracuse, khi ông đang ngồi giữa sa mạc chìm đắm suy tư về những hình vẽ toán học trên mặt cát, người La Mã lôi ông đi, thì ông kêu to: “Hãy để ta vẽ xong hình đã!” nhưng cái đầu thông thái của nhà bác học đã phải rơi xuống dưới lưỡi đao oan nghiệt của thần chiến tranh.

Trong con mắt thiên hạ, các nhà bác học lỗi lạc được nhìn nhận như kẻ dị đời rất khó hiểu, hành vi của Archimedes thật quái dị đến mức không thể tưởng tượng nổi, ai đời vừa kêu “Ơ rê ca!” vừa trần truồng chạy ra ngoài phố bao giờ, khi dao kề cổ vẫn còn nói: “Hãy để ta vẽ xong hình đã, thật ra, những biểu hiện có vẽ quái đản đó chính là sự tập trung tư tưởng cao độ, tư duy đang diễn ra với tốc độ cực nhanh, đến mức không còn biết đến thứ gì khác, con người rơi vào tình trạng mê đắm, đó cũng là thời điểm gần đạt tới phát minh, cuộc đời của Archimedes đã gợi mở cho chúng ta nhiều điều bổ ích.

GỢI MỞ NĂNG LỰC

Muốn tìm tòi linh cảm, thì khi làm việc gì phải tập trung tinh lực cao độ, đồng thời còn đòi hỏi một tâm hồn nhạy cảm.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.