8 Tố Chất Trí Tuệ Quyết Định Cuộc Đời Người Đàn Ông

5. ĐẦU ÓC QUAN SÁT LÀ ĐIỀU KIỆN QUAN TRỌNG ĐỂ NẮM BẮT CƠ HỘI



Nắm bắt cơ hội gắn liền với năng lực quan sát nhanh nhạy sắc bén. Người ta nói, nhìn bằng mắt không phát hiện tốt bằng nhìn bằng đầu óc.

Muốn phát hiện được điều gí bí mật, không những phải nhìn bằng mắt, mà còn phải nhìn bằng đầu óc, nhìn bằng mắt chỉ thấy các biểu hiện bên ngoài, nhiều khi trái với bản chất của sự vật. Hàng ngày có biết bao nhiêu thông tin đến vói chúng ta, nhưng rất ít thông tin được bảo lưu trong đầu, chẳng để lại ấn tượng gì, như vậy thật khó phát hiện hoặc thu hoạch được điều gì. Nếu đi sâu phân tích, thì nhìn và quan sát khác nhau ở chỗ. Nhìn là dùng mắt để xem một cách không có mục đích, còn quan sát là dùng mắt để xem kết hợp bộ óc suy nghĩ một cách có mục đích rõ ràng, muốn quan sát có kết quả, phải chuẩn bị đầy đủ về mặt nhận thức, phải tìm tòi phát hiện, những thu nhận thông qua mắt nhìn không quan trọng bằng cảm nhận bằng trực giác, bằng cảm hứng, để nâng tầm cao nhận thức lên mức lý tính. Chính vì vậy, khi quan sát, sẽ để lại dấu ấn rất sâu đậm, còn khi xem xong thì sẽ quên ngay.

Đã đành quan sát phải dùng mắt nhìn, nhưng mắt nhìn có sự hạn chế rất lớn, tầm nhìn của con người không xa, đối với vật thể kích thước quá bé thì cũng không nhìn thấy được. Để khắc phục những hạn chế này, các nhà khoa học đã phát minh ra kính viễn vọng để nhìn xa hơn, và kính hiển vi để nhìn vật thể nhỏ hơn, ngày nay khoa học cho phép con người nhìn thấy cả những ngôi sao ở rất xa trái đất, đồng thời nhìn thấy cả những con vi khuẩn nhỏ bé. Với những dụng cụ quan sát hiện đại, thì tầm nhìn của con người đã mở rộng rất nhiều, số lượng vật thể nhìn thấy cũng tăng lên gấp bội.

Vậy nên quan sát thế nào cho đúng cách? Làm sao nâng cao được năng lực quan sát, và khi quan sát cần chú ý những vấn đề gì?

(1) Người quan sát phải có tấm lòng say mê công việc

Khi tiến hành quan sát sự vật cần có ý thức về mục đích, nhằm giải quyết vấn đề gì, tháo gỡ mắc míu ở khâu nào, như vậy mới để lại ấn tượng và có ghi nhận thu hoạch. Tục ngữ có câu, chỉ cần để tâm, thì ở đâu cũng học hỏi được, chúng ta để ý quan sát mọi sự vật hiện tượng diễn ra quanh mình rồi động não suy nghĩ, thì sẽ phát hiện nhiều điều thú vị, nói cách khác, xác định mục đích rõ ràng, thì thu hoạch càng khả quan.

(2) Vừa xem xét vừa suy nghĩ

Trong quá trình xem xét, phải kết hợp với phân tích, so sánh, tổng hợp và phán đoán, như vậy mới phát hiện được đặc điểm căn bản của đối tượng quan sát, mặt khác không ngừng nâng cao khả năng quan sát của mình. Một lần Gorki đi cùng hai nhà văn khác đến ăn cơm tại nhà hàng ở Naples. Sau khi họ ngồi vào chỗ, Gorki đề nghị cùng thi trò chơi quan sát, mục tiêu quan sát là người khách sắp sửa bước vào nhà hàng, sau đó mỗi người đưa ra nhận định của mình trong khoảng thời gian nhanh nhất, vừa chính xác, vừa chi tiết nhất.

Chẳng phải chờ lâu, một người khách đã xuất hiện ngoài cửa, Gorki chăm chú quan sát người đó, và nhanh chóng nắm bắt được đặc điểm nổi bật nhất của ông ta là nét mặt trắng bệch, mặc quần áo màu tro, đôi tay dài ngoẵng và tấy đỏ, trong khi nhà văn Andreb, thì chỉ nhìn qua loa đại khái, đến màu quần áo cũng nói sai, nhà văn khác là Bunin còn quan sát kỹ hơn Gorki, ông còn nhận ra người đó đeo ca vát in hoa, và móng tay của ông ta không bình thường, thông qua biểu cảm, tâm trạng của người đó, ông ta phán đoán đó là một kẻ lừa đảo, sau đó ba người điều tra qua ông chủ nhà hàng, quả nhiên được biết về thân thế của người đó đúng như phán đoán của Bunin. Gorki rất khâm phục tài quan sát của Bunin, không những ông nhận thấy tất cả các biểu hiện bên ngoài, mà còn đánh giá đúng về bản chất bên trong.

(3) Khi quan sát không được bỏ qua bất kỳ biểu hiện nào của sự vật

Điều cơ bản nhất là phát hiện ra sự vật đó có điểm nào khác với trạng thái bình thường không, có điểm nào không giống sự vật cùng loại không. Nhà văn nổi tiếng người Pháp là Maupassant trong thời kỳ đầu sáng tác văn học đã đến học hỏi nhà văn lớp trước Flaubert, nhưng Flaubert không hề giảng giải điều gì cụ thể, mà chỉ ra cho Maupassant hai đề luyện tập quan sát: Một là “Hãy miêu tả người khách đang ngồi trước cửa hàng, về dáng vẻ bên ngoài, phải mô tả được như một họa sĩ, từ dáng dấp, tư thế, biểu cảm, lột tả được bộ mặt tinh thần của người đó, và đi sâu phân tích phán đoán bản chất, để người đọc không thể nhầm tưởng người đó với ai khác. Hai là: “Chỉ gói gọn trong một câu, làm cho tôi nhận ra những nét khác biệt giữa con ngựa đang đóng vào cỗ xe ngựa với 50 con ngựa khác đứng quanh đó”. Mục đích làm bài luyện tập này nhằm nắm bắt được cái hồn của sự vật, muốn vậy quan sát phải tinh tế, cụ thể kết hợp chặt chẽ với phân tích so sánh và phán đoán, loại bỏ những đặc điểm chung chung, không có tính điển hình, không đi vào bản chất, cần thường xuyên rèn luyện quan sát như vậy, thì mới đạt đến trình độ nhạy cảm tinh tế và chính xác.

(4) Quan sát cần tiến hành từ nhiều góc độ và bằng nhiều phương thức

Nhìn nhận sự vật từ nhiều khía cạnh bằng nhiều phương thức thì sẽ không sa vào sai lầm phiến diện, chỉ thấy cục bộ không thấy toàn cục, thậm chí chỉ thấy hiện tượng mà không thấy bản chất.

(5) Tạo thành thói quen quan sát ở mọi lúc mọi nơi.

Sự hình thành của bất kỳ loại hình năng lực nào cũng phải thông qua kiên trì luyện tập, không những nắm được yếu lĩnh mà phải nâng lên thành kỹ năng kỹ xảo. Ở nhà trường, người thầy giáo giàu kinh nghiệm, rất chú ý ra cho học sinh các bài tập rèn luyện khả năng quan sát. Ví dụ tả cảnh mùa đông, mà không được sử dụng các tính từ như “lạnh giá”, “tê cóng” v.v… thầy còn dẫn học sinh ra công viên vào những ngày đầu xuân để các em nắm bắt những biểu hiện của thời tiết, cũng có thể ra bài tập mô tả người thân trong gia đình, những phương pháp dạy học này đạt hiệu quả rất cao, một nhà giáo dục đã phát biểu: “Quan sát là nguồn bổ sung kiến thức rất quan trọng”, thực tế cho thấy mắt tinh không bằng lòng sáng, tâm hồn nhạy cảm, trí tuệ vượt trội.

GỢI MỞ NĂNG LỰC

Năng lực quan sát nhậy bén là điều kiện quan trọng để phát hiện thời cơ, đàn ông muốn làm nên sự nghiệp, thì ngay từ nhỏ đã phải trau dồi khả năng quan sát.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.