8 Tố Chất Trí Tuệ Quyết Định Cuộc Đời Người Đàn Ông
CHƯƠNG 8 TÀI TỔ CHỨC LÃNH ĐẠO NĂNG LỰC THỨ TÁM QUYẾT ĐỊNH CUỘC ĐỜI ĐÀN ÔNG-1. TÀI NĂNG LÃNH ĐẠO LÀ GÌ
Trời sinh ra đàn ông thành đạt tất nhiên phải có tài lãnh đạo, biết tác động ảnh hưởng đến mọi người xung quanh, biết cách thu hút họ tham gia vào sự nghiệp của mình, biết động viên cổ vũ người khác hỗ trợ mình làm nên việc sự nghiệp lớn thực hiện lý tưởng cao đẹp, mang lại cho họ niềm tin và sức mạnh, cuối cùng không những tạo dựng thành công cho bản thân mà còn tạo dựng thành công cho người đã ủng hộ mình.
Đàn ông nắm vai trò lãnh đạo, đương nhiên phải có tài năng vượt trội hơn người, thì người dưới quyền mới tâm phục khẩu phục, tổ chức lãnh đạo mới mang lại hiệu quả.
Hàm ý của tài năng lãnh đạo là: Một con người đơn thương độc mã, chỉ có thể giành được thành tựu bé nhỏ, nhưng muốn giành được thắng lợi vĩ đại thì phải tập hợp sức mạnh trí tuệ của nhiều người để hành động một cách có tổ chức có kế hoạch. Sự nghiệp to lớn đòi hỏi nhân vật có khả năng tập hợp động viên quần chúng cùng đồng lòng hiệp sức để cùng nhau phấn đấu thực hiện mục tiêu chung. Sự nghiệp thành công hay thất bại một phần rất lớn được quyết định bởi tài năng của người lãnh đạo, cũng là thước đo tài năng của người lãnh đạo.
Nói một cách ngắn gọn dễ hiểu, tài năng lãnh đạo chính là khả năng biến lý tưởng thành hiện thực không chỉ bằng sức lực của cá nhân mình, còn biết cách huy động sức mạnh của cộng đồng, nếu tự coi mình là nhân vật lãnh đạo nhưng không thu hút được ai ủng hộ mình, thì cũng chỉ là chuyện viển vông.
Rất nhiều người nhầm tưởng rằng quyền lực lãnh đạo được xác nhận bởi địa vị ngạch bậc của người đó trong thực tế cũng có người được sắp xếp ngồi trên chiếc ghế lãnh đạo, nhưng chỉ biết dùng phạm vi chức trách nhỏ hẹp của mình để chỉ huy kẻ dưới quyền một cách máy móc, mà không mang lại hiệu quả thiết thực, người đó không xứng đáng là nhà lãnh đạo chân chính. Nhân viên dưới quyền không phải làm theo kế hoạch đã vạch sẵn, mà phải hăng hái, nỗ lực làm việc nhờ uy tín ảnh hưởng và sự động viên khích lệ của người lãnh đạo.
Nói cho cùng tài lãnh đạo chính là khả năng ảnh hưởng tới người khác, thông qua uy tín của mình để lôi cuốn, tập hợp mọi người chung quanh nghe theo sự chỉ đạo và thực hiện mục tiêu do mình đề ra, biết cách động viên khích lệ mọi người tham gia vào sự nghiệp chung, hô hào thúc đẩy mọi người tiến lên theo đuổi lý tưởng cao đẹp, mang lại cho họ niềm tin và sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn trở ngại trên chặng đường tiến lên phía trước.
Tố chất cần có của nhà lãnh đạo là: Trước hết là cá tính hấp dẫn và tài quan sát nhạy bén, đó chính là nhân tố quan trọng nhất của nhà lãnh đạo. Vì người lãnh đạo bao giờ cũng đi tiên phong, đứng mũi chịu sào để lôi kéo mọi người làm theo, người lãnh đạo phải tự đề ra tiêu chuẩn để đánh giá bản thân, đồng thời cũng hy vọng mọi người dùng tiêu chuẩn đó để xem xét mình, người lãnh đạo xuất sắc phải không ngừng học hỏi vươn lên, chấp nhận cái giá phải trả cho vai trò lãnh đạo, để nâng cao trình độ, mở mang tầm nhìn, rèn luyện kỹ xảo, trau dồi nghệ thuật lãnh đạo, phát huy tối đa tiềm năng, thì nhà lãnh đạo phải âm thầm hy sinh cống hiến nhiều hơn người khác, vì nói chung nhà lãnh đạo kiệt xuất cũng trưởng thành đi lên từ nhân viên thường, cho nên trước đây họ đã từng là nhân viên xuất sắc, biết cách ủng hộ người lãnh đạo, thể hiện tài năng bản lĩnh của nhân viên đắc lực, nếu không từng là nhân viên nổi trội, thì cũng không thể trở thành người lãnh đạo tài ba, có thể nói không hề có trường hợp ngoại lệ. Nhân viên giỏi cũng là người có cặp mắt tinh tường phát hiện ra tài năng lãnh đạo của cấp trên, và cũng học hỏi được rất nhiều điều bổ ích từ sếp của mình.
Con đường phát triển sự nghiệp chính là quá trình cạnh tranh gay gắt, vì vậy đòi hỏi nhà lãnh đạo phải biết tiến thoái linh hoạt, dũng cảm quyết đoán, bạo dạn nhưng tinh tế, biết người biết mình, nắm được luật chơi trên thương trường, có thể nêu tóm tắt những tố chất cần có của người lãnh đạo gồm:
Khả năng kiểm soát tình hình: Trước hết không biết làm chủ bản thân, thì không thể tấm gương sáng cho người dưới quyền để họ phải biết làm chủ bản thân, ai chỉ huy người khác, không thể nêu hành động như mình.
Công minh chính trực: Người lãnh đạo không xứng đáng là con người công minh chính trực, thì người dưới quyền không tôn trọng tin tưởng, không thu phục được lòng người thì chỉ huy mất hiệu lực.
Lập trường kiên định quyết đoán: Người lãnh đạo mà do dự, chần chừ, không kiên định lập trường, thì không động viên được tinh thần hăng hái phấn đấu của mọi người.
Tác phong làm việc có kế hoạch cụ thể, chu đáo cẩn trọng: Lãnh đạo thành công nhất thiết phải làm việc có kế hoạch có bài bản, không hành động theo cảm nghĩ nhất thời, làm việc không kế hoạch chẳng khác chi con thuyền không có bánh lái, thế nào cũng bị mắc cạn.
Tinh thần cống hiến vô tư trong sáng: Cống hiến của nhà lãnh đạo bao giờ cũng cao hơn bất kỳ nhân viên dưới quyền nào, người lãnh đạo phải làm được nhiều hơn những gì mình yêu cầu người khác làm.
Cá tính hấp dẫn: Phong cách đối nhân xử thế của nhà lãnh đạo phải xứng đáng là mẫu mực cho mọi người noi theo, một kẻ nông nổi, cục cằn thô lỗ không thể trở thành nhà lãnh đạo thành công. Vì yêu cầu cơ bản nhất của nhà lãnh đạo là được mọi người kính trọng nể phục, lãnh đạo kém nhân cách thì nhân viên chỉ phục tùng bề ngoài mà thôi.
Nắm vững chức trách nhiệm vụ: nhà lãnh đạo cần nắm vững chức trách, phận sự trên cương vị của mình một cách cụ thể chi tiết.
Hiểu rõ cấp dưới: Nhà lãnh đạo phải hiểu rõ năng lực, hoàn cảnh và tâm tư nguyện vọng của người dưới quyền, biết khen thưởng khi họ lập được thành tích, biết động viên chia sẻ khi họ gặp khó khăn.
Dám chịu trách nhiệm: Người lãnh đạo xuất sắc biết gánh vác trách nhiệm trước lỗi lầm của cấp dưới, nếu lãnh đạo tranh công đổ lỗi, trốn tránh trách nhiệm, thì không thể tiếp tục đảm đương vai trò lãnh đạo. Người lãnh đạo luôn luôn tâm niệm rằng mọi thành tựu hoặc lỗi lầm của cấp dưới, thành công hay thất bại của đơn vị, đều gắn liền với trách nhiệm của mình.
Tinh thần hiệp đồng: Người lãnh đạo thành công cần biết tổ chức hiệp đồng tác chiến, biết hô hào động viên cấp dưới thực hiện ý tưởng của mình, tạo nên sức mạnh tập thể.
Năng lực hoạch định sách lược: Điều kiện tiên quyết để nắm cương vị lãnh đạo chính là năng lực hoạch định sách lược, đường hướng trước mắt và lâu dài, sau đó biết cách tổ chức thực hiện.
Một chương trình trắc nghiệm đối với hơn 16000 nhà lãnh đạo cho thấy, nhà lãnh đạo kiệt xuất bao giờ cũng tỏ ra quyết đoán mau lẹ trong những thời điểm quan trọng, những chuyện vụn vặt đời thường họ cũng giải quyết rất dứt khoát. Đây là điểm khác biệt giữa lãnh đạo và nhân viên.
Người làm thuê cho dù theo đuổi ngành nghề gì, nói chung đều không xác định được mình cần gì mong muốn gì, khi gặp khó khăn thì tỏ ra lưỡng lự băn khoăn không biết nên xử lý thế nào, kể cả những chuyện không đâu cũng chỉ thích đùn đẩy cho người khác quyết định, hoặc chỉ biết rập khuôn theo mô thức của người khác.
Người lãnh đạo khi đã xác định mục tiêu thì kiên quyết xử lý công việc theo nguyên tắc kế hoạch đã vạch sẵn, với lòng tự tin rất kiên định, cho dù đứng trước tình hình khó khăn bất lợi, vẫn đưa ra các quyết định sáng suốt.
GỢI MỞ NĂNG LỰC
Nhà lãnh đạo chân chính là người biết gây ảnh hưởng tới người khác, biết lôi cuốn, tập hợp quần chúng xung quanh mình, động viên khích lệ họ tham gia thực hiện mục tiêu, lý tưởng chung, mang lại cho họ niềm tin và sức mạnh cùng kề vai sát cánh xốc tới thành công.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.