8 Tố Chất Trí Tuệ Quyết Định Cuộc Đời Người Đàn Ông
4. NĂM THỦ THUẬT DÙNG NGƯỜI
Đàn ông hiển đạt đồng thời phải là cao thủ trong cách sử dụng nhân tài.
Dùng người là một nghệ thuật và mang tính thực dụng rất cao, biết dùng người không những bù đắp được khiếm khuyết thiếu hụt của mình, mà còn là giải pháp để tăng cường sức mạnh của mình lên nhiều lần, ai không giỏi dùng người, cho dù bản thân tài năng lỗi lạc đến mấy, cũng không thể làm nên nghiệp lớn.
(1) Tìm người tài giỏi nhất làm việc cho mình.
Tổng tài tập đoàn Microsoft Bill Gater cho rằng, nguyên tắc đầu tiên của một công ty ăn nên làm ra chính là, tuyển dụng được người giỏi hơn mình làm việc cho mình, người được Bill Gater sử dụng không chỉ giỏi máy vi tính, mà còn giỏi kinh doanh, nếu chỉ giỏi phần mềm và ổ cứng không thôi, thì sẽ không được tuyển dụng, ngay từ đầu tiêu chuẩn tuyển chọn đã là vừa giỏi kỹ thuật vừa giỏi kinh doanh, vì vậy công ty này quay vòng rất nhanh. Thông thường khi tăng thêm nhân sự, các ông chủ không suy tính cặn kẽ, chẳng hạn chọn người làm công việc hành chính thì chỉ cần giỏi nghiệp vụ hành chính là đủ, việc gì phải biết thêm nhiều lĩnh vực khác làm gì, sự thực là, mỗi người đều kiêm nhiệm hai ba công việc, do vậy khâu tuyển người hết sức quan trọng, hơn nữa nhân tài ta cần thường là người của đối thủ cạnh tranh, cần phải tìm cách lôi kéo anh ta về với mình, có người cho rằng hành động như vậy là thiếu đạo đức, thực tế chứng minh rằng nếu chỗ nào điều kiện làm việc tốt hơn, đãi ngộ cao hơn, thì nhân tài sẽ tụ hội về đó. Thời Tam Quốc có câu nói “Ai có được Phục Long, Phụng Sồ, thì sẽ thâu tóm được thiên hạ trong tay”. Gia Cát lượng được coi là nhân tài hạng nhất thời đó, vì thế mà Lưu Bị phải nhọc lòng ba lần lặn lội tìm đến túp lều tranh của ông ta để chào mời. Nhờ có được Gia Cát Lượng, Lưu Bị từ thế nhỏ bé bị cô lập đã vươn lên hùng mạnh, sánh vai ngang ngửa với Tào Tháo và Tôn Quyền tạo thành thế chân vạc Nguỵ, Thục, Ngô, ba họ chia nhau thiên hạ.
Hãy ghi nhớ, con đường thành công nhanh nhất là:
Thứ nhất: Làm việc cho người thành công.
Thứ hai: Hợp tác với người thành công.
Thứ ba: Tìm người thành công làm việc cho mình.
(2) Hợp tác cũng cần tài năng vượt trội
Ai có tài thu phục tập hợp quần chúng, người đó có tố chất lãnh tụ, cũng có tài thuyết phục người khác hợp tác với mình, thu hút họ quần tụ xung quanh mình, cùng hoàn thành một mục tiêu chung, biết cách khuyến khích động viên mọi người tích cực hoạt động, làm ăn sôi động, mang lại lợi ích cho tất cả cộng đồng. Nhờ hợp tác, nên không ai phải sống cảnh đơn thương độc mã một mình chèo chống như ngày trước, hợp tác là dựa vào sức người phục vụ cho mình và phục vụ cho toàn xã hội.
Trời sinh ra nhiều loại người, có người có tố chất làm ông chủ, có người chỉ biết phục tùng kẻ khác, vì họ không hiểu được mối quan hệ giữa các sự việc, phạm vi liên quan của từng sự việc và không biết xử lý những vấn đề bức xúc gay cấn, nhưng những người này vẫn có nguyện vọng hợp tác với người khác, cho dù trong hợp tác họ chỉ đóng vai trò tiêu cực, khi gặp nhau họ sẽ nói: “Ông xem tôi có thể làm được gì, thì ông sắp xếp cho tôi làm, tôi sẽ cố gắng hết sức mình”, ngay trong quá trình hợp tác chúng ta cũng có thể nhận biết ai có tố chất lãnh tụ.
Người xứng đáng tôn vinh lãnh tụ có khả năng tập hợp quần chúng rất cao, hơn nữa còn biết chỉ huy dẫn dắt mọi người đi đến thành công, làm cho mọi người cảm nhận nếu không được người đó hướng dẫn, một mình xoay xở đơn lẻ thì không thể thu được kết quả như vậy.
Khi hợp tác với người có tố chất lãnh tụ, bạn còn bị cảm hoá về mặt tư tưởng tình cảm, trong quá trình làm ăn, có khi người đó dùng phương pháp cưỡng chế, có khi dùng phương pháp thuyết phục, có khi áp dụng phương thức thưởng phạt, nhưng tốt nhất là cảm hoá một cách lặng lẽ tự nhiên không cần bất kỳ một hình thức cụ thể nào cả. Nhân vật lãnh tụ tạo dựng ra một bầu không khí, một phong trào khiến người trong cuộc tự biết nên làm những gì và không nên làm những gì, cái gì phù hợp và cái gì không phù hợp, nếu bạn có tính thích chơi trội, hoặc những ý tưởng quan niệm cố hữu của bạn đã thấm sâu vào máu thịt không dễ gột bỏ, nghĩa là không thể hoà nhập về mặt tư tưởng tình cảm, thì hợp tác rất khó thành công.
Khi bạn thành công về mặt xúc tiến hợp tác, coi như bạn đã đủ điều kiện cơ bản để đóng vai trò lãnh tụ.
(3) Không nên hợp tác với lợn và cũng chẳng nên bàn bạc gì với lợn cả
Trong một khu rừng rậm, có nhiều loài dã thú, một năm khu rừng đó bị ngập lụt, nước lên rất nhanh, các loài vật có nguy cơ không còn chỗ trú chân, chúng họp nhau bàn bạc, cuối cùng quyết định phải rời bỏ chỗ này để đi tìm một khu rừng khác cao hơn, chúng tìm ra một chiếc thuyền, tất cả tranh nhau lên thuyền, vì con thuyền không đủ trọng tải, tất cả hiểu rằng nếu cứ như vậy đi ra chỗ nước sâu thuyền sẽ bị chìm hết sức nguy hiểm đến tính mạng, rõ ràng là phải có ai đó xuống bớt, nhưng đây là sự chọn lựa giữa sống và chết nên chẳng ai chịu xuống thuyền, cuối cùng tất cả đành áp dụng một giải pháp công bằng: Con vật nào cũng phải kể một câu chuyện cười, khiến cho tất cả đều không nhịn được cười, chỉ cần có một ai đó không cười, thì con vật kể chuyện sẽ phải ở lại chờ chết.
Đầu tiên là bò trổ tài kể chuyện rất thú vị, kết quả là tất cả đều bị cù cười, ngoại trừ một con lợn, lợn nằm đó, nét mặt thản nhiên như chẳng nghe thấy gì. Theo quy định của luật chơi, bò đành ngậm ngùi xuống thuyền, cho dù bò khẩn khoản van nài quần thể hãy thương tình, nhưng cũng vô ích, vì luật chơi quá rõ ràng, không thể có ngoại lệ. Con vật thứ hai kể chuyện cười là dê, câu chuyện của dê tẻ nhạt quá mức chẳng có ai cảm thấy buồn cười cả, nhưng thật bất ngờ, lợn nghe xong lại cười hết cỡ, trông cung cách của lợn người ta ngỡ như câu chuyện đó hay nhất trần đời. Các con vật khác bị bất ngờ liền hỏi lợn: “Cậu cho rằng câu chuyện này thú vị hơn câu chuyện bò vừa kể hay sao? Vì sao nghe bò kể chuyện hay thế mà cậu không cười, bây giờ nghe dê kể câu chuyện nhạt thếch cậu lại cười, và lại cười rất xả láng là khác, cậu thử nói cho mọi người hiểu xem nào”. Lợn trả lời: ” Mình ngồi suy nghĩ mãi và chợt cảm nhận ra tính hài hước qua câu chuyện do bò kể nên mình mới cười đấy chứ!”
Người lãnh đạo thuờng xuyên phải đưa ra quyết sách, nên nhớ rằng đừng làm thân phận con lợn, hơn nữa trong đơn vị của mình, cũng không nên tồn tại những thành viên như kiểu con lợn, chỉ nên liên kết với người hiểu biết thôi, đừng để cho lợn tham gia hoạch định sách lược.
(4) Chỉ sử dụng người mình hiểu rõ về họ
Nguyên Tổng thống Mỹ Roosevelt nói: “Một nhà lãnh đạo giỏi là người biết rõ cấp dưới của mình có đảm đương được chức trách hay không”.
Trong cuốn sách “Tư trị thông giám” do Tư Mã Quang sáng tác có câu: “Dùng người phải đúng với tài năng sở trường của họ, nếu không thì ngay cả bộ sách Chu Lễ cũng chẳng giúp ích gì được cho ai, hoá ra chẳng uổng phí lắm sao” Câu nói này rất đúng, rất hay, trên đời không có người tuyệt đối hoàn hảo, nói cách khác ai cũng có mặt mạnh mặt yếu, là người lãnh đạo nên chú trọng mặt mạnh, không nên quá thành kiến với mặt yếu của nhân viên, nhằm phát huy tối đa sở trường của từng người, nếu không sẽ uổng phí, mai một tài năng của họ.
Nếu nhà quản lý chỉ để tâm xoi mói khuyết nhược điểm, mà không chú ý khai thác thế mạnh của cấp dưới, thì đó là nhà quản lý tồi, người này thường thấp thỏm lo sợ cấp dưới tài năng sẽ lấn át vai trò địa vị lãnh đạo của mình, theo sử sách, trên thế giới chưa từng xảy ra trường hợp tài năng của cấp dưới làm hại cấp trên.
Nhà quản lý giỏi không hỏi: “Người đó có hợp với tôi không?” mà phải hỏi:” Người đó có thể cống hiến được gì cho công ty?” Hoặc không nên hỏi: “Anh không làm được việc gì?”, mà phải hỏi:” Anh có thể làm được việc gì?” Vì vậy khi tuyển dụng nên chú trọng tìm hiểu sở trường, không nên đi sâu vào khiếm khuyết của người dự tuyển.
Biết mặt mạnh và sử dụng mặt mạnh của con người cũng là cách ứng xử phù hợp với tình người, ngày nay khái niệm con người toàn năng, con người chín chắn từng trải, thực ra đã xem nhẹ tài năng trời phú cho người đó về một lĩnh vực nào đó, anh ta có thể làm rất xuất sắc một công việc cụ thể nào đó, hoàn toàn có khả năng giành được thành tựu trong lĩnh vực hoạt động này, nói cách khác là bỏ qua tính ưu việt của từng cá thể, thực tế ở đời con người giỏi giang nhất cũng chỉ có thể vượt trội trong hai ba lĩnh vực là cùng, trong thời đại chuyên môn hoá cao độ, thì mỗi người chỉ nên trau dồi một chuyên ngành cho thật tinh thông, không nên phấn đấu theo phương hướng vạn năng, thế giới từng chứng kiến nhiều nhân vật đa tài, nhưng trong đó vẫn có những mặt nổi trội hơn cả. Chẳng hạn Leonardo de Vinci được thiên hạ tôn vinh là nghệ sĩ đa tài, nhưng thành tựu xuất sắc nhất chỉ là hội hoạ, ngày nay người đời biết đến Goethe nhờ những vần thơ bất hủ của ông mà thôi, thể nhưng sử sách đã ghi chép ông còn có tài năng xuất chúng về các lĩnh vực như quang học, triết học v.v., có điều trong bách khoa toàn thư chúng ta không tìm thấy tên tuổi của ông. Những nhân vật tiếng tăm lừng lẫy trên toàn thế giới còn thế, huống hồ chúng ta chỉ là người bình thường, bạn chớ có tham vọng trở thành con người đa tài đa nghệ nhé! Các nhà quản lý cũng ngày càng hiểu rằng dùng người đúng chỗ là chọn đúng thế mạnh của từng người để khai thác phát huy, nếu không thì chính nhà quản lý cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi khuyết nhược điểm của cấp dưới bị lép vế so với người khác, sử dụng không đúng tài năng của người ta, nếu không nói là sự bạc đãi thì cũng làm lỡ mất cơ hội tiến thân của người đó.
Theo quan điểm thông thường thì khiếm khuyết là khiếm khuyết không hơn không kém, nhưng trong con mắt người giỏi dùng người, thì trong khiếm khuyết có thể tiềm ẩn thế mạnh, chả thế mà người xưa có câu: “Thước có thể vẫn là ngắn, tấc có thể đã là dài” đấy thôi.
(5) Khi dùng người không được hoài nghi
“Dùng người mà còn nghi ngờ chẳng khác chi con khỉ trèo cây gai, không thể leo cao, ông chủ và người làm công đồng tâm hiệp lực, thì công việc nhất định không thành”. Nói cách khác đã chọn người hợp tác thì phải đặt hết niềm tin vào họ, nếu không cho dù chọn được người tài giỏi trung thực thì cũng không thể khai thác hết tài năng sở trường của họ, cụ thể hơn là phải trao đủ quyền hạn, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho họ chủ động sáng tạo thực thi công việc, nếu đã trao quyền mà vẫn chưa thật sự yên tâm, việc gì cũng theo dõi chỉ đạo, hoặc can thiệp thô bạo, đặt thuộc hạ vào tình thế có chức mà không có quyền, không thể tự do phát huy năng lực, thì sẽ tiêu tan hết tính năng động tích cực, ảnh hưởng tới hoàn thành nhiệm vụ.
Trong kỹ xảo dùng người điều quan trọng nhất là tín nhiệm và mạnh dạn trao quyền giao việc, khi đã được cấp trên tin dùng, thì nhân viên sẽ cố gắng hết mình, hoàn thành xuất sắc bất kỳ công việc gì được giao, ngược lại khi giao việc, còn chỉ thị thêm phải làm thế này thế nọ, thì cấp dưới cảm thấy gò bó bức xúc, nghĩ rằng mình bất quá chỉ là kẻ đầu sai chỉ đâu đánh đấy, thành bại mình không phải chịu trách nhiệm, tài năng hơn người cũng phí hoài mà thôi, tội gì phải gắng công gắng sức cho mệt xác.
Có thể nói các nhà lãnh đạo đều hiểu rõ, tin người thì công việc dễ dàng trôi chảy hơn, nhưng thực hiện được điều này không phải là chuyện dễ. Khi giao việc tâm lý của xếp rất mâu thuẫn và phức tạp, ví dụ lo rằng, công việc quan trọng như thế mà giao cho anh ta một mình đảm đương, liệu có trọn vẹn không, ngộ nhỡ sơ suất thì sao, hoặc là anh ta có tính ba hoa, bạ đâu nói đấy, liệu có giữ được bí mật không? v.v…
Người ta hay nói, người đa nghi nhìn ai cũng thành kẻ gian, ví như đeo chiếc kính màu đen, một hành vi rất bình thường của thuộc hạ cũng bị lật sang mặt trái để xét nét, ngược lại, đánh giá con người theo quan điểm rộng lượng và lạc quan, thì sẽ phát hiện ra đối phương có rất nhiều điểm mạnh, như vậy là giữa tin và không tin, sẽ dẫn đến hậu quả khác nhau rất lớn.
Trong thuật dùng người có một câu châm ngôn nên ghi nhớ, thà để người phụ ta, còn hơn ta phụ người, đừng bao giờ nghi ngờ lòng thành của người khác, xử thế như vậy sẽ được mọi người tin yêu quý mến, và được báo đáp ngoài sự mong đợi.
Người ta có một nhận xét chung, xã hội hiện đại, đạo đức và lòng tin ngày càng bị xói mòn, con người có vẻ như không còn kính trọng thân ái với nhau như xưa kia, do vậy sinh ra nhiều xu thế đối lập về ý thức hệ, thậm chí tranh luận không ngã ngũ về hành vi đúng sai, đó là mầm mống hỗn loạn trật tự xã hội. Nhưng người nắm cương vị lãnh đạo vẫn cần xây dựng niềm tin vào con người, không những có thể nâng cao hiệu suất công tác, mà còn góp phần cải thiện thực trạng quan hệ giữa người với người ngày càng hờ hững lạnh nhạt trong xã hội thời nay.
(6) Đừng quá câu nệ vào quá khứ của đương sự
Nếu xét về mặt nghệ thuật lãnh đạo, người phụ trách không nên soi xét quá nhiều quá khứ của người ta, đây là một phẩm chất rất cần thiết của nhà lãnh đạo, thể hiện tấm lòng bao dung độ lượng với con người, cũng là một bí quyết trong thủ thuật dùng người. Những người có quá khứ không trong sáng thường mắc tâm lý mặc cảm, nếu được trọng dụng, thì vô cùng cảm kích, có thể dốc hết tâm huyết tài năng để phục vụ ông chủ, nếu tin dùng họ, không phải lo thất thoát nhân tài.
Rất có thể thái độ tin dùng không truy cứu quá khứ của ông chủ còn có tác dụng cảm hoá thay đổi đối tượng, lấy lễ nghĩa để đãi người kém lễ nghĩa, lấy nhân đức để ứng xử với người thiếu đức độ, phương pháp này rất hiệu lực khi muốn thu phục lòng người, trên cơ sở đó xây dựng mối quan hệ thân mật giữa ông chủ và nhân viên, ngoài việc công ra còn có tình riêng, hai bên hoàn toàn tin tưởng lẫn nhau, trong xã hội lấy lễ nghĩa trung tín làm nền tảng trước đây, cũng như trong xã hội pháp trị và mệnh lệnh hành chính ngày nay, thì cách cư xử không câu nệ quá khứ xấu xa, tiền án tiền sự, vẫn được coi là một thủ thuật dùng người có giá trị tồn tại.
(7) Tha thứ cho lỗi lầm của cấp dưới
Tha thứ lỗi lầm cũng là một bí quyết dùng người, suy cho cùng con người đâu phải thần thánh. Ai cũng có lúc phạm sai lầm, vì vậy muốn phát huy triệt để tài năng của cấp dưới, khi nhỡ ra khi cấp dưới phạm sai sót, lãnh đạo nên rộng lượng tha thứ, miễn là sự nhân nhượng chịu đựng đó không gây ra hậu quả tổn thất to lớn, hãy xử lý theo nguyên tắc giáo dục nâng đỡ là chính, những người từng cống hiến to lớn mà phạm sai lầm trong công việc hay biểu hiện tiêu cực trong đời sống, không nên nhân đó đẩy họ vào bước đường cùng, như câu tục ngữ dậu đổ bìm leo, hoặc là chuyện bé xé ra to, đao to búa lớn, mà chỉ nên nương nhẹ, để cho họ cơ hội làm lại từ đầu, lấy công chuộc tội, đương nhiên xử lý nhẹ vẫn phải tuân thủ khuôn khổ quy chế pháp luật. Nếu vụ việc không lấy gì làm nghiêm trọng thì nên giữ thể diện cho đương sự, và sau đó không nên để bụng sai trái trước đây của người ta. Khi cấp dưới được cứu vớt ra khỏi nghịch cảnh, thì họ chắc hẳn phải nghĩ cách báo đáp lại ơn nghĩa của sếp bằng sự cố gắng nỗ lực gấp nhiều lần trong công việc.
GỢI MỞ NĂNG LỰC
Dùng người là cả một nghệ thuật, nếu bạn nắm được nghệ thuật này, thì chắc chắn bạn sẽ trở thành một nhà lãnh đạo xuất sắc.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.