Khổng Minh Gia Cát Lượng Đại Truyện

8. Bộ ba xe pháo mã.



Cuối đời Đông Hán nhân tài xuất hiện nhiều ỏ Dĩnh Châu và Nhữ Nam (đều ở tỉnh Hà Nam), đặc biệt đại bản doanh của phái Thanh lưu cũng ở đấy; Phạm Bàng, Hứa Nhữ xuất thân ở Nhữ Nam, Lý Ưng thì nổi tiếng ở Dĩnh Châu. Trong thư của Tào Tháo viết cho Tuân Úc, có đề cập rằng: Nhữ Nam, Dĩnh Châu vôn nhiều danh sĩ, muốn Tuân Úc lưu ý nhiều về việc ấy, để đề bạt nhân tài. Tuân Úc và Quách Gia là tay trái, tay phải của Tào Tháo đều xuất thân ở Dĩnh Châu.

Cuối đời Hán, các quân khu cát cứ, các nhân sĩ Dĩnh Châu đều dạt về phương nam hoặc phương đông tị nạn, đặc biệt Lưu Biểu trụ ở Kinh Châu bởi vận dụng sách lược bế quan tự thủ, không bị cuốn vào cuộc đấu đá, trở thành nhân vật rất được ái mộ của phái Thanh lưu. Những người bạn vong niên của Gia Cát Lượng như Từ Nguyên Trực, Thạch Quảng Nguyên đều xuất thân ở Dĩnh Châu, còn Mạnh Công Uy thì xuất thân ở Nhữ Nam, song có ảnh hưởng lớn đến cuộc đời Gia Cát Lượng lại là “Thủy kính tiên sinh Tư Mã Huy.

Tư Mã Huy tên chữ là Đức Tháo là một học giả rất nổi tiếng ở Dĩnh Xuyên, thời loạn lạc ông không muốn rời quê nhà, song lúc đó danh sĩ Kinh Tương là Bàng Thống chẳng ngại đường xa nghìn dặm đến Dĩnh Xuyên thăm Tư Mã Huy khuyên ông hãy đến Kinh Châu tạm lánh, sau lại bởi người đồng hương là Từ Thứ nói mãi, đặc biệt là bởi lời của Bàng Đức Công, lãnh tụ phái danh sĩ Kinh Tương. Tư Mã Huy đã rời Dĩnh Xuyên đến Kinh Tương lập trường Tư Thục ở gần nhà Bàng Đức Công, chiêu tập các đệ tử xa gần.
Có thể thấy là cùng với những người khác, Tư Mã Huy rất thích Gia Cát Lượng, ngoài việc giúp đỡ về học thuật còn xếp đặt để Gia Cát Lượng đến Nhữ Nam bái kiến đại sư. Nghe nói đại sư Phong cửu thông hiểu thao lược, khắp cả bách gia Chư tử môn phái, hơn nữa lại nghiên cứu sâu rộng vê binh pháp nổi tiêng là một danh sỉ ở Nhữ Dĩnh. Sau khi Tư Mã Huy đã đến bái kiến ông, ví mình như quả bầu với biển rộng để khen ngợi tài học của Phong Cửu. Bởi Phong Cửu vẫn ẩn cư ỏ Linh Son Nhữ Nam, Tư Mã Huy tự mình dẫn theo Gia Cát Lượng, tiến cử với ông ta, mới được nhập học. Nghe nói Gia Cát Lương thụ giáo được một năm rưỡi, đặc biệt về binh pháp học và đạo học, đã nhận được không ít chất truyền của Phong Cửu.
Tư Mã Huy giỏi ở quan sát con người mà nổi tiếng, bởi vậy được gọi là “Thủy kính tiên sinh”, trở thành một lãnh tụ của những phần tử tri thức ở Kinh Tương. Trong số đàn em, ông rất thích Gia Cát Lượng và Bàng Thống. Gia Cát Lượng ẩn cư ở Long Trung chịu ân tri ngộ của Bàng Đức Công, được người đời gọi là “Ngọa Long”, còn Bàng Thống là hậu duệ của một dòng họ nổi tiếng, được gọi là “Phượng Sồ”. Sau này Tư Mã Huy đã đề cử với Lưu Bị cả hai người thanh niên anh tuấn, bởi họ có mưu lược, có tầm nhìn xa, lại thức thời đáng mặt tuấn kiệt, nổi trội hơn nhũng phần tử khác trong phái Thanh Lưu.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.