Khổng Minh Gia Cát Lượng Đại Truyện
1. Loạn thế anh hùng: tranh xuất đầu
Tai hoạ bè đảng lần thứ hai sau khởi nghĩa Hoàng Cân, đã dẫn vương triều Đông Hán đến chỗ suy vong. Song năm thứ 6 Trung Bình (năm 189 sau Công Nguyên) Hán Ninh Đế đang khi trai tráng đột ngột ngã bệnh, từ trần ở cung Vĩnh An. Thiếu Đế mới mười bốn tuổi lên kế vị, Hà Tiến là anh Hà thái hậu, là người phái Thanh lưu kết hợp phái ngoại thích, có ý diệt hoạn quan lại một lần nữa mắc sai lầm, dẫn đến sự kiện dẫn quân đốt phá cung Lạc Dương, dìm hoàng cung vào trong biển lửa và thảm kịch chém giết. Cùng với quân Hoàng Phủ Tung bao vây phía ngoài, quân Viên Thiệu và Tào Tháo tràn vào nội cung, hoạn quan bị tóm gọn, song kết quả cuối cùng là cò và trai tranh giành nhau mà ngư ông thì được lợi. Lãnh tụ quân Tây Lương là Đổng Trác, một thế lực rất lớn ở ngoài biên chớp thòi cơ dẫn quân vào Lạc Dương, mau chóng độc chiếm chính quyền nhà Hán, phế trừ Thiếu Đế, lập Hiến Đế làm tượng gỗ, dẫn vương triều Đại Hán đã có hơn 400 năm đến chỗ hữu danh vô thực.
Trong thời kỳ Hán Vũ đế trị vì bởi muốn đế quốc Đại Hán cai trị được hữu hiệu đã chia toàn quốc thành 13 châu, đặt ra chức thứ sử, thay hoàng đế giám sát các quận huyện, bởi không có binh quyền nữa, các châu này không tách được ra khỏi cơ cấu chung. Song theo diễn biến thời gian lực lượng của các thứ sử ngày mỗi lớn, chẳng những nắm chính quyền còn nắm binh quyền địa phương. Đặc biệt là sau khởi nghĩa Hoàng Cân, ở các nơi dân không ngừng sinh biến, để tăng thêm phương tiện chiêu dụ và trừng phạt, năm thứ 5 Trung Bình, chính quyền Đông Hán lần đầu phong các thứ sử ở châu trọng yếu chức Mục, chính thức giao cho quân quyền và quyền hành chính. Không lâu những thứ sử chưa được phong chức Mục cũng tự mình bắt chước nắm lấy quân quyền và hành chính, khiến châu trở thành một cơ cấu địa phương có quyền hành rất lớn, hơn nữa trong tình thế trung ương dần dần không đủ sức khống chế, Châu mục và Thứ sử trở thành “hoàng đế địa phương độc chiếm một vùng”.
Đổng Trác vốn là Thứ sử Ung Châu, là người đứng đầu trong số những Châu Mục rất hùng mạnh, ông ta cầm đầu quân Tây Lương (gồm quân Ung Châu, Lương Châu) bởi nhu cầu phòng ngự dị tộc tây bắc, cho nên rất có thế lực, thành ra một đại quân lớn. Song các đại quân khác lắm bè phái, không mạnh bằng quân Tây Lương đã được rèn giũa, bởi vậy Đổng Trác rất lộng hành, có ý tiếm quyền. Tuy có người nói với Hoàng Phủ Tung về dã tâm của Đổng Trác, song với Hoàng Phủ Tung rất có thanh thế, có thể nhắc nhở các quân khu, việc này cũng thật nan giải. Sau sự biến ở cấm cung, Đổng Trác ỷ thế binh hùng tướng mạnh, nhân lúc loạn mà nắm lấy quyền chánh, hơn nữa lại phế bỏ Thiếu Đế, lập ra Hiến Đế, tự nhiên dẫn đến sự tức tối của các Châu Mục có uy quyền ở các địa phương, được sự thúc đẩy của Viên Thiệu, Viên Thuật và Tào Tháo, các thứ sử châu và thái thú quận huyện, tại Hàm Cốc quân cùng liên minh chống Đổng Trác, tuy họ nêu lá cờ Cần Vương, thực ra chẳng ưa gì chính quyền Trung ương ở Lạc Dương. Quân đoàn này bao gồm Thái thú Bột Hải là Viện Thiệu, tướng quân Viên Thuật là em khác mẹ với Viên Thiệu, Thái thú Hà Bắc là Vương Khuông, Thái thú Trần Lưu là Trương Hùng, Thái thú Đông Quận là Kiều Mạo, Thái thú Sơn Dương là Viên Đại, tướng Tế Bắc là Bào Tín, Thứ sử Dự Châu là Khổng Dữu, Thứ sử Cổn Châu là Lưu Đại. Sau khi Kiêu kỵ Hiệu uý Tào Tháo trốn chạy cũng lập ra đạo quân riêng, tự xưng là Phấn vũ tướng quân, cũng tham dự liên minh quân sự này.
Song thanh thế của liên minh chống Đổng Trác tuy rất lớn, mà không cùng một bụng, không gắn bó với nhau; lại ngần ngừ chờ đợi, bởi vậy tuy họ có mặt ở khắp nơi, có thể thấy ngoài quân của Tào Tháo và quân của Tôn Kiên thái thú Trường Sa từng đã giao chiến với quân của Đổng Trác, liên quân Quan Đông cơ hồ chỉ là tiếng sấm của một cơn mưa bóng mây mà thôi.
Đổng Trác thấy các Châu Mục công khai phản loạn, lại thêm việc Hoàng Phủ Tung, Chu Tuất bất mãn ra mặt, trong ngoài gây áp lực, khiến ông ta có một quyết sách sai lầm nghiêm trọng, vứt bỏ Lạc Dương, rời đô về Tràng An. Nói cách khác ông ấy đã chủ động vứt bỏ nửa phần giang san.
Song đạo quân Quan Đông liên minh chống Đổng Trác cũng chẳng truy đuổi mà lại tranh nhau chiếm đất dẫn đến đấu đá nội bộ, Tôn Kiên là người có công lớn trong việc chống Đổng Trác thậm chí chết trong cuộc giao tranh với Lưu Biểu thứ sử Kinh Châu, dẫn đến mối quan hệ thù địch sâu sắc giữa hai bên sau này.
Đổng Trác ẩn thân ở Tràng An hưởng thụ cuộc sống một hoàng đế không ngai vàng, lại gặp phải họa chẳng ngờ bị Vương Tư Đồ và người con nuôi là Lã Bô liên hợp mưu sát. Song dư đảng của quân Tây Lương lại tràn vào Tràng An, sát hại Vương Tư Đồ đánh đuổi Lã Bố. Khiến cho Hán Ninh đế, hoàng đế cuối triềuĐông Hán cũng chịu cảnh lưu ly điên đảo.
Quyền lực vương triều chính thức không còn nữa, các đạo quân cát cứ từng vùng sớm quên mất khẩu hiệu cần vương năm nào lại công nhiên lấy lớn nạt bé, lấy mạnh nuốt yếu khắp nơi, đặc biệt là hai thế lực lớn của anh em Viên Thiệu, Viên Thuật tranh giành rất dữ.
Hán Hiến đế cải niên hiệu thành Kiến An (năm 196 sau Công Nguyên), lúc đó, các châu quận thôn tính lẫn nhau, kết quả là suốt từ bắc đến nam, Trung Quốc bị phân thành mười mấy quân khu, các thủ lĩnh quan trọng gồm có:
Công Tôn Độ chiếm cứ Lưu Đông (nay là Lưu Ninh).
Lưu Ngu, Công Tôn Toản chiếm cứ U Châu (nay là Hà Bắc).
Viên Thiệu chiếm cứ Kí Châu, Thanh Châu, Tinh Châu (nay thuộc các tỉnh Hà Bắc, Sơn Đông, Sơn Tây).
Tào Tháo, chiếm cứ Cổn Châu (nay thuộc Sơn Đông).
Viên Thuật, chiếm cứ Dương Châu (nay thuộc hạ du sông Hoàng Hà)
Trương Tú, chiếm cứ Nam Dương (nay thuộc tỉnh Hà Nam).
Đào Khiêm, Lưu Bị, Lã Bố trước sau chiếm cứ Từ Châu (nay là tỉnh Giang Tô).
Tôn Sách, chiếm cứ Giang Đông (nay thuộc hạ du sông Trường Giang).
Lưu Biểu, chiếm cứ Kinh Châu (nay là các tỉnh Hồ Bắc, Hồ Nam).
Trương Lỗ, chiếm cứ Hán Trung (nay thuộc Thiểm Tây).
Đổng Trác, Lý Xác, Quách Phạm trước sau chiếm cứ Tư lệ quân khu (nay thuộc tỉnh Thiểm Tây).
Mã Đằng, Hàn Toại chiếm cứ Lương Châu (nay thuộc Cam Túc, Linh Hạ, Thanh Hải).
Bởi những cuộc đao binh tranh giành đất đai, dân cư và tài vật liên tiếp xảy ra, thiên hạ không lúc nào được yên những cuộc sát phạt này khiến những người dân gắn liền với ruộng đất, bị chết hoặc lưu lạc không ít, ruộng vườn hoang phế, sức sản xuất cũng bởi vậy mà bị phá hoại nghiêm trọng. Đúng như Vương Sán, một trong 7 người được gọi là thất hiền có miêu tả trong “Thất ai thi”: “Ra đường nào biết về đâu, quạ kêu, xương trắng dãi dầu bình nguyên”, thật đúng với tình cảnh bi thảm chẳng khác gì địa ngục nhân gian.
Bá chủ Hoa Bắc là Viên Thiệu; trong đám quần hùng cát cứ, thấy nổi trội lên ở hàng đầu là Viên Thiệu và Tào Tháo.
Viên Thiệu tên chữ là Bản Sơ, người vùng Nhữ Nam thuộc Dự Châu, tổ phụ là Viên An từng giữ chức Tư Đồ, thứ tử Viên Sưởng của Viên An cũng làm quan đến Tư không. Con cả Viên An là Viên Kinh làm Thái thú Thục quận, con của Viên Kinh là Viên Thang từng giữ chức Thái úy. Viên Thang có 4 người con là Viên Bình, Viên Thành, Viên Phùng, Viên Khôi. Viên Bình và Viên Thành sớm mất, song Viên Phùng và Viên Khôi đều làm đến chức Tam công, người đời gọi là “bốn đời Tam công” để hình dung quyền thế gia tộc họ Viên. Thân thích, môn sinh của họ Viên đầy cả triều đình, có ảnh hưởng lớn với quyết sách chính trị.
Viên Thiệu là con thứ của Viên Bình, do hình vóc cao lớn tuấn kiệt, khoẻ mạnh lại có uy vũ, trong xã hội thượng lưu vốn trọng hình thức, nên rất được trọng thị. Lại nữa bản thân Viên Thiệu cũng xem trọng kẻ sĩ, bởi vậy nhiều phần tử tri thức về hùa với ông ta, danh tiếng vượt hẳn. Danh tiếng còn vượt hơn cả người em khác mẹ là Viên Thuật, khiến Viên Thuật có vẻ rất tấm tức. Sau loạn Đổng Trác, hai anh em họ Viên xích mích nghiêm trọng, thậm chí hình thành nam bắc đối kháng, kéo dài thù oán chất chứa, nguyên nhân chủ yếu cũng bởi ở đấy.
Do xuất thân từ một gia tộc như thế, con đường công danh của Viên Thiệu rất thuận lợi, mới bước chân vào quan lộ, đã làm bí thư phủ đại tướng, sau khi đã quen với việc quan trường lại được cử làm thị ngự sử (quan kiểm sát). Cuộc đời Hán Ninh đế, để ứng phó với cục diện ngày mỗi không ổn định, đã phải lập ra tám đại quân mới để bảo vệ kinh do bản thân Viên Thiệu và giới quân sự có quan hệ tốt, được bổ nhiệm làm Trung quân hiệu uý, địa vị gần được như đại hoạn quan Kiển Thạc nổi tiếng võ dũng.
Sau khi Ninh đế tạ thế, các quan viên phái “Thanh lưu” lại đối kháng với nhóm Kiển Thạc ngày mỗi lớn, đại tướng quân Hà Tiến dâng thư đề nghị, đề cử Viên Thiệu làm Tư lệ hiệu úy (tư lệnh quân cấm vệ kinh thành); là một tướng lĩnh có thực lực rất lớn trong thành Lạc Dương, lúc đó Viên Thiệu mới có 35 tuổi mà thôi.
Đêm trước chánh biến ở cung đình, đấu tranh với hoạn quan, Viên Thiệu là một viên tướng cứng rắn, muốn trừ diệt hoạn quan, thậm chí ông ta còn ủng hộ dẫn quân Đổng Trác vào thành. Tháng 8 năm thứ 6 Trung Bình, ngày 25 đã xảy ra sự biến ở cung đình, Hà Tiến bị hại, Viên Thiệu được sự giúp đỡ của Tào Tháo, trở thành người chỉ huy tối cao của đạo quân chống hoạn quan.
Trong hành động quân sự trừ diệt hoạn quan, anh em Viên Thiệu và Viên Thuật là những diễn viên chính của vở diễn. Song trong hành động quân sự lần này cũng bộc lộ những khiếm khuyết về kinh nghiệm chỉ huy thực tế, bị Tào Tháo cực lực phản đối, anh em họ Viên vẫn kéo quân vào nội cung, vô luận hoạn quan già trẻ chẳng phân biệt xanh, đỏ, trắng, đen thẩy đều giết cả, thậm chí còn giết nhầm nhiều người, có một số người trẻ tuổi, bất đắc dĩ phải lộ quần áo, mới thoát tội chết, khắp vùng giết choc đưa số người chết đến 2000 người.
Sau khi Đổng Trác đoạt quyền, Viên Thiệu công khai đối kháng đã chủ động bỏ quan chức chạy về Kí Châu, kết thành tập đoàn chống Đổng Trác, đã được tôn làm minh chủ. Hành động quân sự này đã không thành công. Song Viên Thiệu đã nhân cơ hội đoạt lấy Kí Châu của Hàn Phức, đã thu nạp được huyện trưởng các xứ ở Thanh Châu, chống lại Thứ sử Thanh Châu là Điền Khái, lại dẫn quân sang phía tây lấn chiếm Kinh Châu, đánh nhau ác liệt suốt mấy năm, đánh phá đạo quân của Công Tôn Toản hùng cứ bắc phương, bành trướng thế lực của mình dần dần ra khắp bôn châu Ký, U, Thanh, Tinh trở thành một bá chủ hàng đầu trong đám quần hùng cuối đời Hán.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.